Câu hỏi thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi vòng thi ứng xử tình huống

Câu hỏi thi GVCN giỏi

VÒNG THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG

Câu 1: Học sinh mất tiền trong lớp.

Hồi trống báo hiệu bắt đầu tiết học thứ hai vang lên, tôi bước vào lớp. Nhưng bài học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một em học sinh đứng lên thất thanh: “Thưa ưa ưa cô em bị mất tiền. Em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi em vào thì đã không thấy đâu".

Cả lớp nhốn nháo, em học sinh không ngừng khóc. Vào hoàn cảnh của tôi lúc đó bạn sẽ làm gì?

1. Bạn yêu cầu học sinh đó ngồi xuống và nói: “Tiền em mang đi thì phải cất giữ cẩn thận, bây giờ trót mất rồi cô biết làm thế nào”, và khuyên em đó đành cho qua vì cũng không đáng là bao.

2. Bạn dừng ngay bài giảng của mình và tiến hành truy tìm thủ phạm.

3. Bạn ân cần nói với học sinh cứ bình tĩnh ngồi xuống tiếp tục học. Sau đó bạn cố gắng kết thúc bài sớm, dành ra 10 - 15 phút để giải quyết vấn đề của em. Bạn sẽ dùng lời lẽ nghiêm khắc nhưng ân cần để thuyết phục em học sinh nào đã trót lấy tự giác trả lại cho bạn.

 

doc 71 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 690Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi vòng thi ứng xử tình huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo nói gì, học sinh cũng phải cho đó là đúng “đã là thấy giáo thì sao có thể nói sai được”. Đó là những quan niệm quá cứng nhắc vì thầy cô giáo cũng là những con người bình thường, cũng có những lúc phạm sai lầm.
Tuy vậy nhân dân ta luôn giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo”, các trường đều có khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Mỗi em học sinh đi học, trước khi học kiến thức để mở mang sự hiểu biết, các em cần học lễ nghĩa, học cách để làm người. Thầy cô giáo là người trực tiếp dạy dỗ các em, cùng gia đình dìu dắt các em nên người. Chính vì vậy, thế hệ trước thường nhắc nhở thế hệ sau:
“Nhất tự vi sư bán tự vis ư” (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Thầy cô thường được ví dụ như cha mẹ, học sinh sao có thể gặp thầy cô mà lờ đi như không quen biết, không chào hỏi được?
Là giáo viên, bạn cũng không thể lờ đi như không có gì xảy ra. Đây không chỉ là vấn đề nhỏ nhặt, coi đó chỉ là một câu chào, mình cũng không cần, bỏ qua cho xong được. Đó còn là vấn đề về đạo đức, lễ nghĩa. Bạn là giáo viên, không chỉ phải dạy kiến thức cho các em mà còn phải dạy cách cư xử, giao tiếp, uốn nắn học sinh thành những con người đạo đứa tốt, có văn hoá, có trình độ. Vì coi nhẹ vấn đề này mà nhiều giáo viên lại cảm thấy rất bình thường khi học sinh không chào mình, hậu quả là ngày càng nhiều học sinh quên mất rằng chào thầy cô giáo là một quy tắc ứng xử tối thiểu trong giao tiếp. Cũng có học sinh khi thấy thầy cô giáo thì vẫn chạy huỳnh huỵch, nhai nhóp nhép, chào lấy lệ mà chẳng thèm nhìn xem thầy cô giáo phản ứng ra sao, có nghe thấy mình chào không.
Bạn hãy nhân dịp nào đó trong buổi học, khéo léo kể một câu chuyện tương tự để nhắc nhở, giáo dục chung cả lớp. Hãy nhắc cho các em hiểu đó là một việc nên làm, một việc thể hiện văn hoá, đạo đức của con người các em, và cũng là biểu hiện tình cảm của các em với thầy cô giáo. Bạn cũng nên nói với học sinh:
”Nếu cô gặp học sinh của mình ngoài đường mà các em không chào cô thì cô sẽ buồn lắm vì cô nghĩ điều đó là do mình đáng ghét và dữ dằn nên học sinh mới sợ và lẩn tránh không muốn gặp mình”. Câu nói đùa mà thật như vậy sẽ có thể nhắc nhở học sinh chú ý, quan tâm hơn đến thầy cô giáo.
Những học sinh nghịch ngợm, hay bị mắng thường lảng tránh không chào giáo viên cũng có thể do ngượng ngùng, xấu hổ, mặc cảm hoặc sợ hãi. Bạn cũng nên gần gũi hơn với những em này, nhẹ nhàng khuyên bảo các em chứ không nên quá gay gắt mỗi khi phê bình hay trách phạt. Khi đã yêu quý thầy cô giáo, có lẽ không có học sinh nào lại phải giả vờ như không trông thấy hoặc lảng tránh thầy cô giáo chỉ bởi vì ngại phải chào.
Câu 40: 
 Khi cô giáo đến lớp muộn.
Một lần vì có việc bận đột xuất nên bạn đã đến muộn 10 phút. Khi vừa bước đến cửa lớp bạn nghe rõ tiếng học sinh trong lớp đang reo hò vì tưởng cô giáo không đến dạy.
Gặp tình huống này bạn xử lý thế nào?
1. Bạn lờ đi coi như chưa nghe thấy và vẫn vào lớp bắt đầu bài giảng như bình thường.
2. Bạn bước vào lớp với thái độ bực bội và cho cả lớp nghe một bài giảng về thái độ thiếu tôn trọng thầy cô.
3. Bạn vào lớp, xin lỗi các em về việc mình đã đến muộn. Đồng thời cũng nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh về thái độ vừa rồi và nhanh chóng bắt đầu bài giảng.
**********
Ai đã từng trải qua thời học trò tinh nghịch chắc chắn đã có lần được hưởng cảm giác sung sướng,ạnh phúc khi được thông báo là hôm nay nghỉ học vì giáo viên có việc bận đột xuất. Là một giáo viên, bạn nên hiểu và thông cảm cho hành động này của các em vì cũng đã có một thời mình như thế. Xin đừng vội đánh giá đó là một biểu hiện của thái độ không tôn trọng thầy, cô giáo mà đó đơn giản chỉ là những cảm xúc bồng bột trẻ con của tuổi học trò.
Bạn sẽ trở thành một cô giáo cứng nhắc khi bước vào lớp với thái độ bực tức và gay gắt hơn lại cho cả lớp một “bài giảng” về đạo đức. Làm như thế bạn đã vô tình gây ra một không khí căng thẳng không có lợi cho buổi giảng bài của bạn. Làm như thế bạn cũng không thể chắc chắn rằng lần sau các em sẽ không reo hò khi bạn đến muộn (nhất là sau lưng bạn). Hơn nữa, bạn phải công nhận một điều rằng lỗi trước tiên phải thuộc về bạn, vì đến muộn nên mới để lớp có “cơ hội” như thế chứ!
Vậy bạn sẽ tỏ ra dễ dãi hơn và sẵn sàng bỏ qua, vẫn vào lớp bình thường như không có chuyện gì xảy ra? Thực tế có nhiều giáo viên ứng xư theo cách này vì đơn giản đó là chuyện “thường ở huyện” của tuổi học trò nghịch ngợm, không có gì đáng phải bận tâm cả. Và lúc này trong mắt học sinh, bạn là một cô giáo “cực kỳ dễ tính”. Nhưng dù sao cách bỏ qua “vô điều kiện” của bạn chưa phải là cách ứng xử hay.
Trong tình huống này, dù có tự ái hay không vừa lòng trước hành động đó của học sinh, bạn vẫn nên vào lớp như bình thường. Thay vì “lên lớp” học sinh, bạn thành thật xin lỗi vì việc đột xuất nên đã đến muộn. Đồng thời bạn cũng nên nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở học sinh về hành động bột phát khi thấy giáo viên đến muộn, khuyên các em lần sau không nên làm như thế. Và bạn cũng không nên để mất quá nhiều thời gian vào những chuyện “ngoài rìa” này bằng cách nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình với tâm lý thoải mái để buổi học được thành công.
Câu 41: 
Khi lớp vắng nhiều học sinh.
Bước vào giờ dạy, sau khi điểm danh, bạn biết lớp học vắng đến một nửa số học sinh. Khi hỏi nguyên nhân, bạn biết được là các em bỏ đi đưa đám ma mẹ của một bạn học sinh trong lớp từ tiết trước nên chưa kịp về. Trước tình huống đó, bạn xử lý thế nào?
1. Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, nên bạn tức giận và tuyên bố cho học sinh nghỉ luôn không tiến hành dạy giờ đó nữa.
2. Bạn vẫn tiến hành dạy bình thường để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các em còn lại, và nói sẽ phạt các em không có mặt trong buổi học hôm nay.
3. Bạn ghi tên những học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mới sang buổi sau, và sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc để trống giờ.
**********
Dù là một giáo viên dễ tính đến mức nào đi nữa cũng không thể “vui vẻ” trước tình trạng đã đến giờ vào học mà lớp vắng đến một nửa số học sinh. Bạn có thể tức giận, tự ái vì cho rằng học sinh đã không tôn trọng mình. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng vì phút tức giận ấy mà bạn sẵn sàng tuyên bố cho học sinh nghỉ học luôn một tiết là quá nóng vội. Thứ nhất, bạn đã vi phạm quy chế của nhà trường; thứ hai, bạn đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.
Trên thực tế có nhiều giáo viên sẽ xử lý theo cách thứ hai, vẫn tiến hành bài giảng như bình thường để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cách xử lý này có thể đảm bảo quyền lợi của các em học sinh đang có mặt ở lớp và bạn cũng không sợ mang tiếng là cho học sinh nghỉ tự do. Nhưng như vậy còn các em học sinh vắng mặt thì sao? Bởi vì, dù sao các em cũng vắng vì một lý do khá chính đáng. Bạn vẫn kiên quyết xử lý “rắn” trong khi biết rõ nguyên nhân đó e rằng không tránh khỏi việc “mang tiếng” là cứng nhắc, thậm chí “vô tình”.
Việc đảm bảo kỷ cương trong học đường, nhất là với các em học sinh phổ thông là hết sức cần thiết. Nhưng đôi khi các giáo viên cũng phải tính đến những trường hợp bất đắc dĩ  để có cách ứng xử linh hoạt. Ở đây các em đến muộn vì lý do là đi đám ma mẹ một bạn trong lớp nên giáo viên có thể thông cảm và không nên tức giận. Tốt nhất bạn không nên dạy ngay vào bài mới để ảnh hưởng đến quyền lợi của các em vắng mặt. Nhưng cũng không thể để trống giờ cho các em học sinh ngồi tán gẫu trong lớp được. Bạn nên cho học sinh ôn luyện một số bài tập trong khi chờ các em kia kịp về.
Nhưng khi các em đã có mặt đầy đủ, bạn cũng nên nhẹ nhàng nhắc nhở các em lần sau chú ý sắp xếp thời gian để không về quá muộn ảnh hưởng đến việc học tập. Với thái độ cảm thông và cách xử lý nghiệm khắc nhưng có tình, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của học sinh và khiến các em ngày càng tôn trọng và yêu quý bạn hơn.
Câu 42: 
Học sinh chê bài giảng của giáo viên.
Là một giáo viên mới ra trường, tình cờ bạn nghe được hai học sinh đi trước đang nói chuyện và có ý chê bai bài giảng của bạn vừa nông cạn, vừa kém hấp dẫn. Trong tình huống đó, bạn sẽ làm gì?
1. Lờ đi như không nghe thấy họ nói gì và đi tiếp.
2. Đi vượt lên trên và hỏi “Hai em trò chuyện gì mà vui thế?” nhằm chấp dứt câu chuyện “buôn dưa lê” lung tung, phê phán giáo viên không đúng chỗ và cũng là để “nhắc khéo” cho chúng biết bạn đã nghe thấy.
3. Không phản ứng gì vội mà chú ý lắng nghe hết câu chuyện xem hai học sinh đó phàn nàn về vấn đề gì. Khi biết được thông tin, bạn có thể xem lại cách dạy của mình cho phù hợp. Buổi lên lớp sau bạn gợi ý lại vấn đề bằng cách hỏi các em về cách dạy của mình và “vô tình” mời một trong hai em hôm qua lên phát biểu. Sau đó bạn hứa sẽ tiếp thu và nhắc nhở các em nên nói chuyện một cách trực tiếp, thẳng thắn với giáo viên, không nên biến nó thành những câu chuyện phiếm sau lưng các thầy cô.
*************
Việc bàn tán về các thầy cô giáo dường như đã là một “căn bệnh mãn tính” của học sinh. Nào là cô này xinh, cô kia xấu, cô này ăn mặc “model”, thầy kia có nụ cười duyên, đôi mắt đẹp, rồi cô kia có dáng đi “hãm tài” vô vàn những “đặc điểm” của các thầy cô trở thành đề tài cho các cuộc bàn luận sôi nổi ở mọi lúc mọi nơi. Là một giáo viên trẻ bạn nên “làm quen” dần với điều này và đôi khi cũng phải coi nó là “chuyện thường ngày ở huyện” nên không cần để ý.
Nhưng lần này bạn vô tình nghe thấy câu chuyện về cách giảng bài của bạn. Không thể bỏ ngoài tai được rồi. Là một giáo viên trẻ mới về trường, bạn luôn có tâm lý lo lắng, “nghe ngóng” xem có ai bàn tán gì về cách dạy của mình không? Phương pháp truyền đạt của mình đã thực sự phù hợp chưa?... Vì vậy khi nghe lời phàn nàn dù không trực tiếp và chưa chắc đã chính xác này cũng làm bạn giật mình. Bạn sẽ “hành động” ngay lập tức bằng cách đi vượt lên trên và ra tín hiệu cho chúng biết là bạn đã nghe thấy, và “liệu hồn” mà chấm dứt ngay. Điều đó cũng cần thiết để ngăn chặn việc nói năng về giáo viên không đúng chỗ, nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thôi. Biết đâu khi bạn đi qua rồi chúng còn bàn tán nhiệt tình hơn thì sao!
Hay bạn sẽ bỏ qua vì cho rằng đó chỉ là những câu chuyện thường ngày, chẳng có gì lạ của học sinh, không đáng phải bận tâm. Nếu nghĩ như vậy e rằng bạn đã quá chủ quan. Vì biết đâu những lời nói đó lại phản ánh đúng sự thật, một sự nhận xét rất cần thiết để bạn tiến bộ mà không bao giờ bạn có thể nghe một cách trực tiếp.
Vì thế hãy thận trọng và bình tĩnh hơn, cố gắng lắng nghe hết những điều mà hai học sinh đó đang “trò chuyện” về mình (mặc dù phải nói thẳng rằng “nghe trộm” câu chuyện của người khác là việc làm hơi xấu, bạn không nên vận dụng nó một cách thường xuyên). Sau đó bạn chắt lọc thông tin và xem lại cách dạy của mình xem có gì chưa ổn và tìm cách khắc phục. Nhưng điều này đòi hỏi sự điềm tĩnh, biết lắng nghe và thấu hiểu học sinh mà không phải giáo viên nào cũng có được. Thái độ luôn sẵn sàng tiếp thu để thay đổi rất cần thiết cho những giáo viên trẻ muốn cải thiện khả năng giảng dạy của mình.
Và trong buổi học hôm sau chắc chắn bạn phải dành ra một khoảng thời gian để thẩm định lại thông tin. Bạn có thể bắt đầu vấn đề một cách nhẹ nhàng cởi mở: “Như các em biết cô là một giáo viên trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm nghề nghiệp còn rất non nớt. Chính vì vậy cách giảng bài của cô chắc chắn sẽ còn những chỗ chưa sâu sắc, chưa phù hợp. Trước hết cô mong các em hiểu và thông cảm cho cô. Nhưng điều cô mong muốn hơn đó là các em sẽ góp ý, giúp đỡ cô để cô có thể thay đổi. Nếu các em không cho cô biết thì trước hết người thiệt thòi sẽ là các em. Các em hoàn toàn có quyền phát biểu thẳng thắn những suy nghĩ của mình vì mục đích xây dựng, cô rất cảm ơn và trân trọng những ý kiến đó”. Dừng một lát để học sinh có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, bạn có thể tiếp tục bằng cách mời các em phát biểu. Nhân cơ hội này bạn cũng nên “đánh tiếng” cho hai em học sinh hôm qua đã bàn tán sau lưng bạn là bạn đã biết các em “nói xấu” về bạn bằng cách “vô tình” gọi một trong hai lên trình bày ý kiến của mình. Kết thúc buổi thảo luận đó, bạn cần phải chốt lại vấn đề và không quên nhắc nhở các em: “Cô rất vui vì hôm nay các em đã nói lên những suy nghĩ của mình. Cô hứa sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với các em hơn. Cô trò chúng ta cùng phấn đấu vì một kết quả tốt đẹp nhất. Nhưng cô mong rằng lần sau có vấn đề gì các em hãy cứ trao đổi thẳng thắn với các thầy cô giáo, đừng e ngại điều gì cả. Đó là quyền lợi chính đáng của các em. Tuyệt đối không nên đem những vấn đề đó ra bàn tán, nếu “chẳng may” các thầy cô biết được sẽ nghĩ không hay về các em”.
Sau cuộc trò chuyện vừa chân tình vừa nghiêm khắc ấy, chắc chắn học sinh sẽ cảm phục bạn hơn không chỉ vì bản lĩnh của một cô giáo trẻ mà còn vì sự cởi mở, tinh thần cầu tiến, không tự ái cá nhân, luôn phấn đấu vì tương lai của học trò.
Câu 43: 
Khi học sinh đến muộn .
Bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn. Lúc này giờ học đã bắt đầu được 15 phút. Bạn bực mình vì bị mất hứng. Vậy bạn xử lý như thế nào?
1. Bạn hỏi “Tại sao bây giờ mới đến, có biết vào học từ mấy giờ không?” rồi mới nói với giọng bực tức: “Vào đi”
2. Nhất định không cho học sinh vào lớp, phạt đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp.
3. Nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường rồi hết tiết học mới gọi học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở.
**********
Học sinh đi học muộn là điều rất thường gặp, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, do đó cũng không nên làm to chuyện, xử lý quá nghiêm khắc và gay gắt. Ngay cả bạn, là giáo viên, chắc bạn cũng không thể cam đoan bạn sẽ không bao giờ đi muộn. Nếu ngày hôm trước bạn cương quyết không cho học sinh đi muộn được vào lớp mà ngay ngày hôm sau chính bạn lại có việc đột xuất phải đến muộn thì bạn phải làm thế nào? Đừng để học sinh cho rằng bạn cậy mình là giáo viên nên không ai dám phê bình bạn, bạn được quyền đi muộn còn học sinh thì không!
Do vậy, bạn không thể ứng xử như cách hai, khăng khăng không cho học sinh vào lớp hoặc phạt học sinh đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp. Làm như thế, học sinh sẽ không tiếp thu được bài giảng và bạn cũng không thể tập trung giảng bài được. Nếu để học sinh lang thang ở ngoài thì có điều gì xảy ra, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Còn nếu phạt em ấy đứng ở cửa lớp thì thật không hay, những giáo viên khác đi qua sẽ thắc mắc, còn học sinh trong lớp cũng sẽ bị phân tâm, để ý và cười em bị phạt ở ngoài chứ không chú ý vào bài giảng nữa.
Nếu bạn chọn cách thứ nhất, bạn sẽ làm mất thời gian vô ích, lại làm mất hứng giảng bài của chính bạn và làm mất sự tập trung chú ý của học sinh, làm không khí lớp học căng thẳng và em học sinh bị mắng cũng ấm ức.
Bạn chỉ nên nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp tục giảng bài bình thường. Như vậy, giờ giảng vẫn được tiếp tục, không bị gián đoạn và học sinh cũng không có gì để bàn tán, phân tán sự chú ý. Hết tiết học, bạn hãy gọi em học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ. Bạn cũng nên nhắc học sinh mượn vở các bạn khác để xem lại phần bài học em không được nghe vì đi muộn. Nếu em ấy thường xuyên đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn như báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc gặp gia đình để nhắc nhở em đi học cho nghiêm túc. Bạn cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi học cùng. Đối với cả lớp, cũng nên nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp hành kỷ luật của nhà trường. Phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng bạn sẽ không dễ dàng bỏ qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật.
Câu 44: 
Một tình huống khó xử trong phòng thi  .
Trong phòng thi có một em học sinh là con của vị giám đốc cơ quan chồng bạn đang công tác, bị bắt quả tang đang quay cóp bài và thậm chí còn có lời lẽ thiếu lễ phép với giám thị. Bạn cũng có mặt ở đó. Vậy bạn sẽ ứng xử sao đây?
1. Quay đi chỗ khác coi như không biết hoặc vì không thuộc quyền hạn giải quyết của mình.
2. Bạn cố gắng xin giám thị tha cho em đó chỉ vì “đó là con của một nhân vật rất quan trọng ở cơ quan chồng bạn”.
3. Bạn kiên quyết để cho giám thị xử lý theo đúng nguyên tắc, đồng thời giải thích cho em đó biết mức độ vi phạm của mình và có hướng khắc phục. Nhưng để không gây căng thẳng trong mối quan hệ của bạn và em đó, đồng thời tránh tiếng “thấy người quen mà không giúp”, bạn có thể nói với em là bạn sẽ nói với Hội đồng kỷ luật nâng đỡ em nếu như em thực sự có quyết tâm khắc phục khuyết điểm.
**********
Trong mối quan hệ xã hội chồng chéo, phức tạp như hiện nay thì tình huống của người giáo viên này không phải là hiếm gặp. Nếu là người nhà ruột thịt của bạn thì còn dễ vì dù sao họ cũng có thể thông cảm được. Đằng này lại là con của một vị lãnh đạo trong cơ quan chồng bạn, có thể rất có ảnh hưởng đến con đường công danh của anh ấy. Có khi chỉ cần sự “quan tâm, tạo điều kiện” của bạn đối với học sinh thì biết đâu phụ huynh của em đó sẽ cho chồng bạn những cơ hội thuận lợi. Nhưng cũng vì thế mà chỉ cần thái độ không “thiện chí hợp tác” của bạn cũng có thể gây khó khăn cho anh ấy. Vậy bạn phải xử lý thật khéo léo để không phá vỡ nguyên tắc trong việc giáo dục học sinh nhưng cũng không làm tổn hại đến mối quan hệ của chồng mình.
Nhiều người sẽ chọn phương án 1. Đó là cách rút lui an toàn nhất để phụ huynh cũng không thể có gì trách cứ bạn. Nhưng bạn có tính đến trường hợp học sinh đó đã nhìn thấy bạn và biết rằng bạn đã cố tình làm ngơ? Lúc đó thì rắc rối to! Đôi khi lảng tránh để đỡ phiền hà cho bản thân lại không phải là cách xử lý hay.
Vậy theo bạn xử lý theo cách 2? Cũng không ít trường hợp giáo viên chọn cách này. Đơn giản đó là một cơ hội để bạn tỏ rõ sự quan tâm giúp đỡ của mình đối với học sinh đó, và hy vọng rằng việc làm đó sẽ có tác động tốt đến vị lãnh đạo ở cơ quan chồng bạn. Nhưng như vậy bạn sẽ đối mặt ra sao với học sinh của mình, chúng có còn kính trọng bạn không khi chỉ vì lợi ích cá nhân mà bạn đã sẵn sàng bỏ qua cho học sinh phạm lỗi. Bạn luôn nhắc nhở học sinh về sự công bằng, nghiêm khắc, nhưng chính hành động của bạn phản tác dụng mất rồi! Và chắc chắn sự bao che ấy cũng không có lợi gì cho học sinh đã vi phạm kỷ luật vì sẽ tạo cho chúng tâm lý “đã có người che chở rồi, muốn làm gì thì làm”. Như vậy bạn không thể tránh khỏi cảnh phải đứng ra xin xỏ vài lần sau nữa. Xử lý theo cách này lợi thì chưa thấy đâu nhưng cái hại thì đã bày ra trước mắt.
Trong tình huống này, cách tốt nhất là bạn luôn luôn giữ vững sự nghiêm khắc và công tâm của mình. Dù là con của một người có địa vị đi nữa nhưng đã vi phạm kỷ luật thì cần phải được xử lý. Bạn nhẹ nhàng giải thích cho em học sinh đó biết rằng em đã vi phạm vào nội quy của trường nên không thể xin các thầy tuyên bố “trắng án” trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người được. Bạn có thể nói: “Cô có thể giúp em xin với các thầy cô giám thị nhưng như thế thì các bạn sẽ nghĩ như thế nào về cô, về em? Chắc chắn là sự coi thường đúng không? Nhưng em yên tâm, em vi phạm lần đầu thì các thầy cô chỉ lập biên bản để nhắc nhở em thôi chứ không có gì nặng nề cả. Nếu em thực sự nhận thấy lỗi của mình và có ý thức sửa chữa thì thầy cô sẽ sẵn sàng giúp đỡ em”. Với những lời lẽ chí tình ấy của bạn chắc chắn rằng dù không nhận được “sự bào chữa hiệu quả” của bạn nhưng học sinh đó cũng không giữ tâm lý bất bình, tức giận với bạn.
Câu 45: 
Học sinh không học thêm ở lớp của thầy.
Hiền là một học sinh vào loại khá giỏi trong lớp. Em đã đi học tại lớp học thêm của thầy B (giáo viên dạy môn Toán ở lớp em) đã hai năm. Nhưng sang năm lớp 12 em không theo học thầy nữa mà chọn học thêm tại một thầy dạy Toán ở trường khác.
Biết được điều này, thầy B có vẻ không hài lòng, mỗi lần gọi Hiền lên bảng trả lời thầy thường đặt ra những câu hỏi rất khó, điểm bài kiểm tra của Hiền tự nhiên “sa sút” hẳn. Hiền đã gặp bạn để tâm sự. Với tư cách là cô giáo chủ nhiệm, bạn xử lý thế nào?
1. Phản đối ngay những lời em nói vì cho rằng không bao giờ một thầy giáo như thầy B lại có thái độ đó với học sinh.
2. Tỏ ra thông cảm với tâm sự của học sinh và hứa sẽ lựa lời nói giúp với thầy dạy Toán.
3. Bạn khuyên em học sinh trước hết cần xem lại nhận định của mình có chính xác hay không hay chỉ là “cảm giác” như thế. Sau đó em tìm một cơ hội nào đó để khéo léo tìm hiểu nguyên nhân cách cư xử của thầy với em. Và để em có thể yên tâm phần nào, bạn hứa sẽ có dịp chuyện trò với thầy giáo B để thầy hiểu và thông cảm cho em.
**********
Có thể nói hiện nay học sinh ít gặp phải vấn đề này và cũng không còn hiện tượng thầy giáo trù dập học sinh khi không tham gia học thêm ở lớp của thầy. Nhưng bạn có chắc rằng tình huống này không bao giờ xảy ra trong quá trình bạn tham gia công tác chủ nhiệm?
Đây là một tình huống hiếm gặp nhưng lại khá phức tạp vì nó động chạm đến vấn đề tế nhị, không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò mà còn là tình cảm giữa các đồng nghiệp với nhau. Chính vì thế đòi hỏi ở bạn sự sáng suốt và khéo léo.
Lựa chọn theo cách 1 bạn sẽ tránh được những rắc rối với đồng nghiệp. Bạn cũng thừa biết rằng học sinh bạn có thể dạy một, hai năm hoặc ba năm là cùng trong khi mối quan hệ với đồng nghiệp là mối quan hệ lâu dài, thường xuyên, hàng ngày “chạm mặt với nhau”, không “dại” gì vì chuyện nhỏ của học sinh mà ảnh hưởng đến mối quan hệ đó. Nhưng như vậy còn trách nhiệm là một giáo viên chủ nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của bạn thì sao? Và thái độ của bạn lúc đó rất dễ khiến em học sinh đó nghĩ rằng bạn “bao che” cho đồng nghiệp và không dám bênh vực quyền lợi của học sinh. Niềm tin của học sinh đối với bạn theo đó mà giảm dần.
Bạn sẽ lựa chọn cách 2? Và đương nhiên đối với học sinh lúc đó bạn trở nên vĩ đại vô cùng. Nhưng bạn sẽ nói như thế nào với thầy dạy Toán? Chả lẽ lại “kết luận” thầy không hài lòng về học sinh khi không tham gia vào lớp học thêm của thầy? Mà bạn thừa biết rằng đây mới chỉ là những lời tâm sự từ một phía của em học sinh và cũng chỉ là nhận định “thầy có vẻ không hài lòng”. Nếu đây chỉ là nhận định chủ quan của cá nhân em và không đúng sự thật thì quả là tai hại, bạn đã xúc phạm nghiêm trọng đến một đồng nghiệp đáng kính của mình rồi đấy.
Vậy lựa chọn hai cách trên đều thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI TAP UNG XU TINH HUONG SU PHAM_12190396.doc