I. Yêu cầu
- Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy được kiểm tra đầy đủ và toàn diện.
- Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ:
+ Năng lực nhận thức ( biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo).
+ Năng lực tư duy ( tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo).
+ Phẩm chất nhân văn ( thể hiện được được chính kiến của bản thân, liên hệ với thực tiễn, cuộc sống).
- Đề kiểm tra được tăng cường câu hỏi mở nhằm chống hiện tượng học tủ, khuôn mẫu, ghi nhớ máy móc, đồng thời đánh giá kiến thức bộ môn của học sinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 _____________ Yêu cầu Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy được kiểm tra đầy đủ và toàn diện. Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ: + Năng lực nhận thức ( biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo). + Năng lực tư duy ( tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo). + Phẩm chất nhân văn ( thể hiện được được chính kiến của bản thân, liên hệ với thực tiễn, cuộc sống). Đề kiểm tra được tăng cường câu hỏi mở nhằm chống hiện tượng học tủ, khuôn mẫu, ghi nhớ máy móc, đồng thời đánh giá kiến thức bộ môn của học sinh. Nội dung kiểm tra Học kì 1: Yêu cầu kiến thức Yêu cầu kĩ năng Yêu cầu năng lực Yêu cầu phải biết, hiểu kiến thức về các chủ đề sau: Chủ đề 1: Địa lí dân cư Việt Nam: Đặc điểm chung: dân tộc, dân số, phân bố dân cư, các loại hình quần cư, lao động việc làm và chất lượng cuộc sống, Chủ đề 2: Địa lí kinh tế Việt Nam (các ngành kinh tế): - Vai trò, đặc điểm, sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế, ( lưu ý: không ra phần nội dung giảm tải) Chủ đề 3: Sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam (Trung du miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên): - Khái quát chung, đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của các vùng kinh tế Việt Nam. - Các thế mạnh và hạn chế về kinh tế xã hội của các vùng kinh tế Việt Nam. Yêu cầu học sinh phải biết các kĩ năng sau: - Đọc và phân tích bản đồ, tranh ảnh. - Phân tích bảng số liệu. -Vẽ các dạng biểu đồ, nhận xét và giải thích. Yêu cầu học sinh phải đạt được các năng lực sau: - Xác định, nêu và trình bày các hiện tượng địa lí đã học. -Hiểu,giải thích và chứng minh được các sự vật hiện tượng địa lí. - Phân tích, so sánh, đánh giá giá trị kinh tế các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng kinh tế xã hội. Học kì 2: Yêu cầu kiến thức Yêu cầu kĩ năng Yêu cầu năng lực Yêu cầu học sinh phải biết, hiểu kiến thức của các chủ đề sau: Chủ đề 1:Sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam (các vùng kinh tế còn lại) Khái quát chung, đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của các vùng kinh tế Việt Nam. - Các thế mạnh và hạn chế về kinh tế xã hội của các vùng kinh tế. Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Chủ đề 2: Địa lí địa phương tỉnh Tây Ninh Địa lí công nghiệp Địa lí giao thông vận tải Yêu cầu học sinh phải biết các kĩ năng sau: - Đọc và phân tích bản đồ. tranh ảnh địa lí. - Phân tích bảng số liệu - Vẽ các dạng biểu đồ, nhận xét và giải thích. - Vận dụng kiến thức thức vào thực tiễn. Yêu cầu học sinh phải đạt được các năng lực sau: - Xác định, nêu và trình bày các hiện tượng địa lí đã học. -Hiểu,giải thích và chứng minh được các sự vật hiện tượng địa lí. - Phân tích, so sánh, đánh giá giá trị kinh tế các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng kinh tế. Lưu ý: Đối với nội dung kiến thức từ 20/4/ 2015 trở về sau, giáo viên bộ môn của cơ sở sẽ tự đảm nhận kiểm tra. Cấu trúc Hình thức tự luận: Tự luận Thời lượng: 60 phút - Số lượng câu hỏi : 3 –4 câu (mỗi câu có thể có nhiều câu thành phần) gồm cả phần kiến thức và kỹ năng, thang điểm 10 Mẫu ma trận đề kiểm tra (do người ra đề trực tiếp thể hiện) Nội dung kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sáng tạo Phần A Câu Câu Phần B Câu Câu Cộng 30 30 30 10
Tài liệu đính kèm: