Giáo án Địa lý 9 - Tiết 48 đến tiết 52

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Giúp HS xác định được tỉnh Thanh Hóa nằm trong vùng kinh tế nào. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển KT-XH của địa phương.

- Hiểu và trình bày được đặc điểm ĐKTN và TNTN. Những thuận lợi và khó khăn để phát triển KT- XH, đồng thời có những giải pháp để khắc phục khó khăn.

2. Kĩ năng.

- Có kĩ năng phân tích , tổng hợp một vấn đề Địa lí thông qua kênh hình và kênh chữ.

B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên.

- Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam, Thanh Hóa.

- Tài liệu, tranh ảnh có liên quan.

2. Học sinh.

- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài.

 

doc 16 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2726Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý 9 - Tiết 48 đến tiết 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
TUẦN 32
Ngày soạn 05 – 04 - 2015
Tiết 48 - Bài 41 : ĐỊA LÍ TỈNH THANH HÓA
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Giúp HS xác định được tỉnh Thanh Hóa nằm trong vùng kinh tế nào. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển KT-XH của địa phương.
- Hiểu và trình bày được đặc điểm ĐKTN và TNTN. Những thuận lợi và khó khăn để phát triển KT- XH, đồng thời có những giải pháp để khắc phục khó khăn.
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng phân tích , tổng hợp một vấn đề Địa lí thông qua kênh hình và kênh chữ.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
- Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam, Thanh Hóa.
- Tài liệu, tranh ảnh có liên quan.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV- HS
 Nội dung
- GV treo bản đồ HC VN yêu cầu HS xác định vị trí của tỉnh Thanh Hóa trên bản đồ.
- GV treo bản đồ Thanh Hóa.
- Hỏi : Thanh Hóa nằm ở vị trí nào, của vùng nào ?
- Hỏi : Dựa vào bản đồ hãy xác định các tọa độ địa lí của Thanh Hóa ?
- GV thông tin :
+ Cực Bắc :X Trung Sơn - H Quan Hóa.
+ Cực Nam : X Hải Hà - H Tĩnh Gia
+ Cực Đông : X Nga Điền - H Nga Sơn.
+ Cực Tây : X Quang Chiểu - H Mường Lát.
- Hỏi : Lãnh thổ Thanh Hóa gồm những bộ phận nào ? 
- Hỏi : Nêu diện tích và vị trí tiếp giáp của Thanh Hóa ?
- GV TT về số liệu các đường biên : Bắc - 200 km, Nam - 175km, Tây - 175 km, Đông - 102 km.
- GV yêu cầu HS xác định vị trí các đường biên.
Hỏi: Biển Thanh Hóa nằm ở vị trí nào ? giáp những vùng nào ?
Hỏi : Vị trí địa lí có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - XH của Thanh Hóa ?
Hỏi: Em cho biết hiện nay Thanh Hóa có bao nhiêu đơn vị hành chính ? kể tên một số đơn vị mà em biết ?
- GV thông tin: Năm 1965 có thêm huyện Triệu Sơn tách ra từ huyện Nông Cống và huyện Thọ Xuân ( cắt một phần đất Tĩnh Gia cho Nông Cống). Năm 1977 lại diễn ra quá trình tách nhập các huyện. Năm 1981 tách Thị trấn Bỉm Sơn và một số xã của huyện Hà Trung thành lập Thị xã Bỉm Sơn. Thị xã Sầm Sơn cũng được tách ra từ Thị trấn Sầm Sơn và một số xã của huyện Quảng Xương. Ngày 01/05/1994 Thị xã Thanh Hóa được nâng cấp thành TP Thanh Hóa. Năm 1996 Chính Phủ quyết định tách huyện Quan Hóa thành 3 huyện : Quan Hóa, Quan Sơn và Mường Lát.
- GV treo lược đồ câm và yêu cầu HS điền vị trí TP Thanh Hóa, 2 Thị xã và huyện Thường Xuân.
- GV treo lược đồ tự nhiên Thanh Hóa.
- Hỏi : Dựa vào lược đồ hãy xác định hướng và độ cao của địa hình Thanh Hóa ? ( bao gồm cả hướng sông và hướng núi)
- GVTT: Độ cao ĐH từ trên 1000m xuống dưới 200m. Đỉnh cao nhất là đỉnh Phu pha Phong – Quan Hóa 1587m.
- Hỏi: Nhận xét về tỉ lệ diện tích đồng bằng và trung du miền núi ?
- GVTT: Trung du và miền núi Thanh Hóa có 2 cách phân chia:
+ Bắc và Nam Sông Mã.
+ Lấy KT 105020’ làm ranh giới chia thành: - Phía Tây: đồi cao, núi thấp; - Phía Đông: đồi thấp, đồng bằng.
- GV: Đồng bằng có dạng hình tam giác mở rộng về phía Bắc và thu hẹp về phía Nam, có độ dày phù sa không lớn khoảng 20-30m trong đó xen kẽ các đồi núi sót, có tổng diện tích 2900 km2 – là đồng bằng lớn nhất ở Duyên hải MT.
- Hỏi: Em cho biết khí hậu VN là kiểu khí hậu gì ? ( nhiệt đới gió mùa).
- Hỏi : Như vậy KH Thanh Hóa sẽ là kiểu KH gì ?
- GVTT: KH Thanh Hóa có tính chất chuyển tiếp giữa MB và BB với BTB nên về mùa hè có nhiệt độ cao, mưa nhiều, gió Lào; mùa đông lạnh, mưa ít.
- Hỏi : Qua quan sát tìm hiểu thực tế em hãy cho biết nhiệt độ của Thanh Hóa ? ( Tổng nhiệt độ : > 85000C, có 3 tháng nhiệt độ dưới 180C, số giờ nắng cao : > 1300 h/ năm).
- Hỏi : Thanh Hóa chịu tác động của loại gió nào ?
- GVTT: Vào mùa hè hình thành hạ áp cục bộ - hút gió, nên mùa hè ở Thanh Hóa cũng chịu tác động của gió ĐN.
- Hỏi: Thanh Hóa có lượng mưa hàng năm như thế nào ?
- Hỏi : Thanh Hóa có những hiện tượng thời tiết gì đặc biệt ?
- Hỏi : KH có ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất NN và đời sống của nhân dân trong vùng ?
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ TN Thanh Hóa.
- Hỏi : Nhận xét về mạng lưới sông ngòi Thanh Hóa ?
- Hỏi: Nhận xét về hướng chảy của sông ngòi Thanh Hóa ?
- Hỏi: Thanh Hóa có những hồ lớn nào, vai trò của hồ ?
- Hỏi : Thanh Hóa có trữ lượng nước ngầm như thế nào ? chất lượng nước đối với SX và đời sống ?
- Hỏi : Với điều kiện địa hình như vậy Thanh Hóa có những loại đất chính nào ?
- Hỏi: Hiện trạng sử dụng đất hiện nay ở Thanh Hóa như thế nào ?
- Hỏi: Với điều kiện tự nhiên như trên , em có nhận xét gì về nguồn tài nguyên SV của Thanh Hóa ?
- GVTT: Riêng hải sản có tới 120 loài.
- Hỏi : Thanh Hóa có những loại khoáng sản nào ?
- Hỏi: Khoáng sản trên có ý nghĩa như thế nào đối với các ngành kinh tế ?
- Hỏi : Nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên và ý nghĩa của hoàn cảnh tự nhiên đối với đời sống kinh tế - XH ?
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính.
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
a, Vị trí địa lí.
- Thanh Hóa nằm ở cực bắc của Bắc Trung Bộ.
- Tọa độ địa lí :
+ Vĩ độ : 19018!B - 20040!B
+ Kinh độ : 104022!Đ - 106005!Đ
b, Phạm vi lãnh thổ :
- Lãnh thổ Thanh Hóa gồm 2 bộ phận :
* Phần đất liền:
- Có S : 11.168 km2 . Giáp tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình ( phía Bắc), Nghệ An (phía Nam), tỉnh Hủa Phăn - Lào ( phía Tây), và vịnh Bắc Bộ ( phía Đông)
* Phần biển:
- Nằm ở phía Đông Bắc của đất liền. Giáp biển Ninh Bình ( phía Bắc), Nghệ An ( phía nam) và đảo Hải Nam - TQ (phía Đông).
c. Ý nghĩa của Vị trí địa lí.
- Thanh Hóa có vị trí là cửa ngõ của Miền Trung, thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - XH với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài.
2. Các đơn vị hành chính.
- Gồm 27 Huyện, Thị xã, Thành phố.
+ TP : Thanh Hóa.
+ Thị xã : Bỉm Sơn, Sầm Sơn.
+ Huyện : 24 huyện: Hoằng Hóa, Thạch Thành, Thường Xuân v.v
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1. Địa hình.
- Hướng và độ cao giảm dần theo hướng TB- ĐN.
- Có sự chênh lệch lớn giữa :
+ Đồng bằng : 27,75%
+ TDMN : 72,25%.
2. Khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ trung bình: > 230C
- Gió chính: gió ĐB, gió phơn TN.
- Lượng mưa trung bình năm : 1700- 2000 mm/năm, mưa nhiều vào mùa hè ( Tháng 5 - 10).
- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Bão lụt, gió Lào ( mùa hè); mưa phùn, rét đậm, sương muối ( mùa đông).
3. Thủy văn:
- Thanh Hóa có mạng lưới sông ngòi không lớn : Trung bình 0,1 – 1,06 km/km2.
- Gồm 4 hệ thống sông chính: Sông Hoạt, Sông Mã, Sông Yên, Sông Lạch Bạng.
- Hướng chảy: hướng chính TB- ĐN với chế độ nước theo mùa.
4. Thổ nhưỡng.
- Đất phù sa ở đồng bằng do phù sa các sông bồi đắp, thuận lợi phát triển cây lương thực thực phẩm.
- Đất feralit ở TDMN thuận lợi trồng cây CN, trồng rừng, chăn nuôi.
5. Tài nguyên Sinh vật.
- Thanh Hóa có nguồn tài nguyên Thực vật khá phong phú và đa dạng. VQG Bến En và Khu BTTN Pù Luông, Pù Hu là nơi bảo vệ nguồn thực vật đa dạng của Thanh Hóa.
- Hiện nay Thanh Hóa 38,2% S rừng che phủ.
- Thanh Hóa có nguồn tài nguyên Động vật trên cạn, dưới nước rất phong phú.
6. Khoáng sản.
- Thanh Hóa có nguồn khoáng sản rất phong phú: Đá vôi, đá xây dựng, Crôm, Secpentin, Chì, Kẽm, Vàng
=> Tóm lại: ĐKTN và TNTN cuat Thanh Hóa thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế cả trên biển và trên đất liền.
4. Củng cố.
D. DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ.
- Học bài và hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
E. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC.
 --------------------------------------------------- 
TUẦN 33
Ngày soạn 12 – 04 - 2015
Tiết 49 - Bài 42 : ĐỊA LÍ TỈNH THANH HÓA ( tiếp theo)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Giúp HS nắm được các đặc điểm chung của dân cư và lao động Thanh Hóa ( về gia tăng dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế ). Nắm được đặc đểm chung của kinh tế Thanh Hóa.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa dân cư và lao động, dân cư và sự phát triển kinh tế xã hội.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức về tác động của dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ dân cư, lao động Thanh Hóa, tháp dân số.
- Tài liệu, tranh ảnh có liên quan.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
- Hỏi : Bằng kiến thức và hiểu biết của mình em hãy cho biết tình hình dân số Thanh Hóa hiện nay ?
- GVTT: năm 1999: 3.519.841 người.
 Năm 2000: 3.566.000 người.
- Hỏi : Tỉ lệ gia tăng dân số của Thanh Hóa ?
- Hỏi : Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số? 
- Hỏi : Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuât của Thanh Hóa ?
- GV cung cấp TT :
- GV KL : 
Hỏi: Phân tích ảnh hưởng của kết cấu dân số trẻ đối với sự phát triển kinh tế - XH?
- GV cung cấp thêm TT về kết cấu dân số theo giới: Hiện nay đang tiến tới con số cân bằng. Tỉ lệ nữ cao đang đặt ra nhiều vấn đề: bình đẳng, việc làm, thu nhập, nhu cầu tham gia các hoạt động.
- GVTT: Thanh Hóa có tỉ lệ người biết chữ cao hơn và tỉ lệ người có trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp hơn cả nước ( 91,8 – 90,2%; 9,0 – 9,9%)
Hỏi : dựa vào diện tích và dân số em hãy tính mật độ dân số của Thanh Hóa ?
Hỏi: Nhận xét về sự phân bố dân cư của Thanh Hóa ?
- GV thông tin: Xã có dân số nhỏ nhất là Xuân Phú – Quan Hóa: 865 người, cao nhất là Xã Hải Thanh – Tĩnh Gia : 14.359 người.
- GVTT:
- Hỏi : Thanh Hóa có những loại hình cư trú nào ? ( Nông thôn và thành thị) 
- GV nhấn mạnh :
- Hỏi: Nhận xét về tỉ lệ diện tích đồng bằng và trung du miền núi ?
- Hỏi: Em có nhận xét gì về quy mô trường lớp và những thành tích của GD Thanh 
Hóa ? 
- Hỏi : Em hãy cho biết quy mô ngành y tế của Thanh Hóa ?
- Hỏi : Em có nhận xét gì về sự phát triển kinh tế của Thanh Hóa trong những năm gần đây ? 
- GV nhấn mạnh:
- GV kết luận.
III. Dân cư và lao động.
1. Gia tăng dân số.
- Số dân: 3.800.000 người ( 2005)
- Tỉ lệ gia tăng dân số TN: 2,1%( 2001)
=> Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất.
2. Kết cấu dân số.
- Năm 1999 kết cấu dân số theo độ tuổi của Thanh Hóa là: 
+ Dưới tuổi lao động: 35,50 %.
+ Trong tuổi LĐ : 57,60 %.
+ Trên tuổi LĐ : 6,90 %.
 => Thanh Hóa có kết cấu dân số trẻ.
* Thuận lợi: Nguồn LĐ trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo.
* Khó khăn : Vấn đề việc làm và nhiều vấn đề phải giải quyết.
2. Phân bố dân cư.
- Mật độ dân số: 315 người/km2.
- Dân cư phân bố không đồng đều:
+ Cao nhất: 264.889 người ( H. Quảng Xương).
+ Thấp nhất: 28.242 người ( H. Mường Lát)
- Mật độ dân số của các huyện đồng bằng cũng khác nhau.
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
- Thanh Hóa có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng tạo nên tính đa dạng của văn hóa Xứ Thanh.
- Thanh Hóa là địa phương có hệ thống quy mô trường lớp lớn và hoàn chỉnh từ Mầm Non đến Đại Học.
(Trung bình : cứ 3 người dân có 1 người đi học) . Chất lượng GD có bước chuyển biến tích cực.
- Y tế: Năm 2002 có 4500 cán bộ, 33 bệnh viện các loại, 633 trạm y tế xã. Hoạt động y tế đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc.
 IV. Kinh tế .
* Đặc điểm chung:
- Thực hiện đường lối đổi mới, những năm qua kinh tế Thanh Hóa đã có sự chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tăng tỉ trọng các ngành Công nghiệp, Dịch vụ, nhưng Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng.
- Tuy nhiên trình độ phát triển kinh tế của Thanh Hóa vẫn còn thấp.
4. Củng cố.
D. DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ.
- Học bài và hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
E. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC.
 --------------------------------------------------- 
TUẦN 34
 Ngày soạn 19 – 04 - 2015
Tiết 50 - Bài 43 : ĐỊA LÍ TỈNH THANH HÓA (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được hiện trạng phát triển, những hạn chế và giải pháp phát triển các ngành kinh tế của Thanh Hóa.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế của địa phương.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức : Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ Tài nguyên, Môi trường.
B. CHUẨN BI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên.
- Lược đồ kinh tế Thanh Hóa.
- Biểu đồ phát triển các ngành kinh tế.
- Các số liệu kinh tế và tranh ảnh có liên quan.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài.
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
- Hỏi : Nêu vị trí của ngành Công nghiệp Thanh Hóa ?
- Hỏi : Công nghiệp Thanh Hóa bao gồm những hình thức sở hữu nào ? Cụ thể ?
 - Hỏi : Kể tên một số ngành sản xuất CN chính của Thanh Hóa ? 
- Hỏi : Nhận xét về sự phân bố của các ngành CN Thanh Hóa ?
Hỏi: Kể tên một số sản phẩm CN của Thanh Hóa mà em biết ?
Hỏi : Phương hướng phát triển CN Thanh Hóa trong thời gian tới là gì ?
 - Hỏi : Cho biết vị trí của ngành Nông nghiệp trong cơ cấu GDP ? Vì sao ?
 - Hỏi: Cho biết cơ cấu ngành Nông nghiệp của Thanh Hóa ?
- Hỏi: Kể tên các sản phẩm Nông nghiệp chính của Thanh Hóa ? 
- Hỏi : Hướng phát triển của Nông nghiệp Thanh Hóa là gì ?
- Hỏi : Nhận xét về vị trí của ngành Dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Thanh Hóa ?
- Hỏi : Kể tên một số hoạt động Dịch vụ ở Thanh Hóa mà em biết ?
- Hỏi: Kể tên các loại hình GTVT ở Thanh Hóa mà em biết ?
- Hỏi: Nhận xét về hoạt động của ngành Bưu chính viễn thông ? hoạt động Nội thương, Xuất nhập khẩu của Thanh Hóa ?
- Hỏi : Nhận xét về vị trí, vai trò của ngành Du lịch Thanh Hóa ?
- Hỏi : Kể tên một số điểm Du lịch nổi tiếng ở Thanh Hóa mà em biết ?
- Hỏi: Hướng phát triển của ngành Dịch vụ Thanh Hóa trong thời gian tới ?
 - Hỏi : Những dầu hiệu nào cho thấy sự suy giảm tài nguyên và Môi trường ở Thanh Hóa ?
- Hỏi: Từ thực tế trên đây, em hãy đề ra những biện pháp để bảo vệ TNMT ?
- Hỏi: Từ thực tế các ngành kinh tế trên em hãy đề ra phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa ?
- GV kết luận.
IV. Kinh tế.
1. Công nghiệp – xây dựng.
- Chiếm 33% trong cơ cấu GDP.
- Công nghiệp Thanh Hóa bao gồm đa dạng các hình thức sở hữu. 
- Các ngành sản xuất chính: Khai thác mỏ, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất..v.v
- Sự phân bố của các ngành CN Thanh Hóa phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu và sự lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, chủ yếu phân bố ở đồng bằng và trung du.
- Các sản phẩm CN chủ yếu: Xi măng, mía đường, phân bón
- Hướng phát triển: Sắp xếp, đổi mới cơ chế quản lí, khuyến khích CN dân doanh, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các Khu CN
2. Nông nghiệp.
- Giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
- Cơ cấu ngành Nông nghiệp Thanh Hóa bao gồm: ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành thủy sản, lâm nghiệp.
- Các sản phẩm nông nghiệp chính: Lúa gạo, mía, lạc, cao su, trâu, bò 
- Hướng phát triển: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng xuất khẩu hàng hóa. Xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất cao hướng tới xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến và đầu tư công nghiệp sau thu hoạch.
3. Dịch vụ.
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
- Bao gồm: GTVT, BCVT, Thương mại, Du lịch.
- Thanh Hóa là địa phương có nhiều tiềm năng du lịch, là vùng trọng điểm du lịch quốc gia.
- Hướng phát triển: Đa dạng hóa các hoạt động Dịch vụ, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các ngành DV. Đẩy mạnh hoạt động Xuất nhập khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
V. Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường.
 - Diện tích rừng ngày càng suy giảm, Tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt. Bầu không khí và nguồn nước đang bị ô nghiễm nặng nề.
- Hướng và độ cao giảm dần theo hướng TB- ĐN.
- Biện pháp:
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.
+ Khai thác đi đôi với bảo vệ TN.
+ Xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
VI. Phương hướng phát triển kinh tế.
- Đa dạng hóa các thành phần kinh tế.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành Nông nghiệp trong cơ cấu GDP.
- Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và hướng ra xuất khẩu.
4. Củng cố.
D. DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ.
- Học bài và hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
E. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC.
 --------------------------------------------------- 
TUẦN 35
Ngày soạn 26 – 04– 2015
 TiÕt 51 : «n tËp häc k× iI
 A. MỤC TIÊU
 Sau bài học các em cần nắm được : 
1. Kiến thức.
- Hệ thống hoá kiến thức đã học, phần phân hoá lãnh thổ. Hiểu rõ đặc điểm của từng vùng kinh tế. Hiểu được những nét chính về vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển. Hiểu được những nét chính về Địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa. 
- So sánh sự phát triển kinh tế của các vùng , thấy được thế mạnh kinh tế của mỗi vùng , và triển vọng phát triển kinh tế của mỗi vùng , 
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích các biểu đồ lược đồ . 
- Liên hệ với kinh tế của từng vùng . 
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức tự học và tìm tòi nghiên cứu kinh tế các vùng . 
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
- Chuẩn bị đề cương ôn tập , bằng hệ thống các câu hỏi ; 
2. Học sinh.
- Làm đề cương ôn tập ở nhà . 
- Lược kinh tế các vùng . 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định ( kiểm tra sĩ số ) 
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài ôn tập : 
 - Đề cương làm ở nhà . 
3. Câu hỏi ôn tập : 
 1) Ngành kinh tế biển bao gồm những ngành gì ? Nước ta có thuận lợi và khó khăn gì để phát triển ngành kinh tế biển ? 
 2) Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ ? CN chế biển thủy sản sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt nuôi trồng thủy sản ? 
 3) Sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Cửa Lò, Sầm Sơn, Trà Cổ, Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Nha Trang, Huế, Hội An, Đà Nẵng, Vũng Tàu ? 
 4) Vẽ sơ đồ hướng phát triển ngành dầu khí nước ta ?
 5) Xác định trên bản đồ các cảng biển và các tuyến giao thông đường biển ở nước ta ? Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển GTVT biển ? 
 6) Tại sao chúng ta phải bảo vệ TNMT biển đảo ? Các giải pháp bảo vệ TNMT biển đảo ?
 7) Những thuận lợi và khó khăn của Tỉnh Thanh Hóa để phát triển kinh tế xã hội ? Khó khăn nào là lớn nhất ? 
 8) Thế mạnh kinh tế của Tỉnh Thanh Hóa là ngành gì ? Dựa trên những điều kiện nào ?
 9) Tỉnh Thanh Hóa có những tiềm năng du lịch gì ? Các giải pháp ? 
 10) Dựa vào H.40.1 hãy chuyển thành bảng số liệu về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta ?
 11) Vẽ biểu đồ cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa ? 
 * Phương pháp ôn tập : 
 - Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ôn tập ở nhà : 
 - Gọi các em lên bảng trình bày các câu hỏi đã cho . 
 - Các em khác nhận xét và bổ xung câu hỏi . 
 - Giáo viên bổ xung và chữa hoàn chỉnh các câu hỏi đẫ cho . 
D. DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ.
- Làm xong đề cương ôn tập . 
- Học thuộc bài ,
- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ II .
E. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC.
 --------------------------------------------------- 
TUẦN 36
 Ngày soạn 03 – 05 - 2015
Tiết 52 : KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. MỤC TIÊU.
Thông qua bài kiểm tra góp phần:
- Đánh giá kết quả học tập của mỗi HS.	
- Rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của HS cách dạy của GV và rút kinh nghiệm về nội dung, chương trình môn học.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Kiểm tra học kì II
Đề bài và đáp án
 (Do Sở giáo dục ra)
C. TỔNG KẾT, THU BÀI
	- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về nhà xem lại bài kiểm tra, đối chiếu với bài làm của mình.
........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Dia_Li_9_Dia_Li_Tinh_Thanh_Hoa.doc