Cấu trúc đề kiểm tra học kì môn Sinh học lớp 12

I. Yêu cầu:

- Đảm bảo việc kiểm tra đánh giá toàn bộ lượng kiến thức môn Sinh học lớp 12 đã được giảng dạy trong mỗi học kì được đầy đủ và toàn diện.

- Đánh giá được việc giảng dạy của giáo viên bộ môn Sinh học theo định hướng tiếp cận năng lực người học.

- Đánh giá được mức độ năng lực người học theo từng cấp độ:

+ Năng lực nhận thức (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo)

+ Năng lực tư duy (Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo)

+ Phẩm chất nhân văn (liên hệ với thực tiễn, cuộc sống xung quanh)

- Chống hiện tượng học tủ, làm theo đề mẫu trong kiểm tra, đánh giá. Đề tăng cường các câu hỏi liện hệ, vận dụng giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề kiểm tra học kì môn Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 
MÔN SINH HỌC LỚP 12
_________________
I. Yêu cầu:
Đảm bảo việc kiểm tra đánh giá toàn bộ lượng kiến thức môn Sinh học lớp 12 đã được giảng dạy trong mỗi học kì được đầy đủ và toàn diện. 
Đánh giá được việc giảng dạy của giáo viên bộ môn Sinh học theo định hướng tiếp cận năng lực người học.
Đánh giá được mức độ năng lực người học theo từng cấp độ:
Năng lực nhận thức (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo)
Năng lực tư duy (Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo)
Phẩm chất nhân văn (liên hệ với thực tiễn, cuộc sống xung quanh)
Chống hiện tượng học tủ, làm theo đề mẫu trong kiểm tra, đánh giá. Đề tăng cường các câu hỏi liện hệ, vận dụng giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống.
II. Nội dung kiểm tra:
1. Học kì 1
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kĩ năng
Yêu cầu năng lực
1. Cơ chế di truyền và biến dị
- Khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc và kể tên được một vài loại gen (gen điều hoà và gen cấu trúc).
- Khái niệm mã di truyền, đặc điểm của mã di truyền.
- Cơ chế sao chép ADN, cơ chế phiên mã và dịch mã.
- Điều hoà hoạt động của gen. 
- Đột biến gen.
- Hình thái và cấu trúc của NST. 
- Đột biến NST: độtbiến cấu trúc và đột biếnsố lượng NST.
- Trình bày được khái niệm và xác định các đặc điểm của gen, mã di truyền, cơ chế điều hòa hoạt động gen,.
- Phân biệt được các thành phần tham gia cơ chế di truyền và biến dị.
- Xác định được một số dạng đột biến qua thông tin cung cấp.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: giải bài toán về ADN, ARN và protein; giải thích hiện tượng thực tế.
- Phân biệt đúng các dạng đột biến.
- Đánh giá đúng hậu quả của các dạng đột biến gen, đột biến NST.
2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền 
- Quy luật phân li và quy luật phân li độc lập của Menđen.
- Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen.
- Di truyền liên kết hoàn toàn và di truyền liên kết không hoàn toàn.
- Di truyền liên kết với giới tính.
- Di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp). 
- Ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
- Mức phản ứng.
- Xác định đúng cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật di truyền.
- Viết được các sơ đồ lai từ P ® F1 ® F2.
- Có kĩ năng giải bài tập về quy luật di truyền.
- Phân biệt được di truyền trong nhân và di truyền qua tế bào chất (ti thể, lạp thể).
- Liên hệ đến vai trò của giống và kĩ thuật nuôi trồng đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng.
- Đánh giá vai trò của các quy luật di truyền.
- Phân tích mối quan hệ giữa môi trường và sự biểu hiện của tính trạng.
- Năng lực vận dụng toán xác suất thống kê.
- Năng lực tư duy: Có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau nếu biết được quy luật di truyền chi phối tính trạng.
- Xác định được quy luật di truyền liên quan đến tính trạng khi biết kết quả phân li kiểu hình ở đời con (F1, F2).
- Năng lực thu nhận và xử lý thông tin.
3. Di truyền học quần thể
- Các đặc trưng di truyền của quần thể.
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.
- Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối qua các thế hệ.
- HS biết xác định tần số của các alen, tần số kiểu gen và kiểu hình của quần thể.
- HS xác định một quần thể đang ở trạng thái cân bằng hay chưa.
- Xác định được cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền.
- Năng lực vận dụng toán xác suất thống kê.
- Dự đoán được sự thay đổi tần số tương đối của các alen, thành phần kiểu gen của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối.
4. Ứng dụng Di truyền học
- Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
- Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.
- Tạo giống bằng công nghệ gen.
- HS phân biệt từng bước qui trình tạo giống.
- Xác định được các thành tựu tạo giống mới trên thế giới và ở Việt Nam.
HS chỉ ra được phương pháp tạo giống mới áp dụng cho các nhóm sinh vật phù hợp
5. Di truyền học người
- Di truyền y học: Di truyền y học tư vấn, liệu pháp gen, một số tật và bệnh di truyền ở người.
- Di truyền học với ung thư và bệnh AIDS, di truyền trí năng.
- Bảo vệ vốn gen của loài người.
- Chỉ ra được bệnh nào ở người là do đột biến di truyền phân tử (bệnh di truyền phân tử), bệnh nào có liên quan đến đột biến NST.
- Biết phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền qui định tật, bệnh.
- Sưu tầm tư liệu về tật, bệnh di truyền và thành tựu trong việc hạn chế, điều trị bệnh hoặc tật di truyền.
- Năng lực vận dụng toán xác suất thống kê.
- Tính toán được xác suất xuất hiện một tính trạng, bệnh di truyền của bố mẹ cho con.
- Xác định khả năng mang gen bệnh của một cá nhân trong quần thể.
6. Bằng chứng tiến hoá
- Bằng chứng giải phẫu so sánh.
- Bằng chứng tế bào học.
- Bằng chứng sinh học phân tử.
- Xác định được cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá.
- Hiểu và chứng minh được ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào; sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài.
Năng lực tư duy: xác lập mối quan hệ giữa môi trường và bằng chứng tiến hóa; đánh giá được ý nghĩa của bằng chứng tiến hóa.
2. Học kì 2
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kĩ năng
Yêu cầu năng lực
1. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
- Học thuyết tiến hóa của Đacuyn.
- Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
- Khái niệm về loài sinh học, các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài.
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lí, sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
- Nêu được các chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí). 
- Chọn lựa đúng các kiến thức đúng liên quan đến nội dung học thuyết tiến hóa của Đacuyn, tiến hóa tổng hợp hiện đại.
- Chỉ ra được vai trò của các nhân tố tiến hóa.
- Biết vận dụng các kiến thức về vai trò của các nhân tố tiến hoá cơ bản (các quá trình: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên) để giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Giải thích được vai trò của các nhân tố của quá trình tiến hoá.
- Chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen của quần thể.
- Xác định được tiêu chuẩn chủ yếu được sử dụng để phân biệt các loài thân thuộc
2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
- Nguồn gốc sự sống: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.
- Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.
- Sự phát sinh loài người. 
- Biết được một số hoá thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới Thực vật và Động vật.
- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.
- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất 
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người.
3. Cá thể và môi trường
- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
- Giới hạn sinh thái.
- Khái niệm nơi ở và ổ sinh thái.
- Xác định ví dụ thực tế về việc vận dụng quy luật tác động tổng hợp và quy luật giới hạn của các nhân tố vô sinh trong chăn nuôi, trồng trọt.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: giải thích hiện tượng thực tế
- Năng lực tư duy: phân tích mối quan hệ giữa SV – môi trường.
4. Quần thể
- Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Các đặc trưng cơ bản của quần thể.
- Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật: các dạng biến động, nguyên nhân gây ra và cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
- Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể. Xác định ví dụ đúng về quần thể.
- Xếp loại đúng các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và sự biến đổi số lượng của quần thể.
- Phân biệt được các đặc trưng cơ bản của quần thể.
- Chỉ ra đúng các đặc trưng cơ bản của quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
- Chứng minh được sự biến động số lượng cá thể của quần thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường. 
5. Quần xã
- Khái niệm quần xã SV.
- Các đặc trưng cơ bản của quần xã: tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian.
- Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và hiện tượng khống chế sinh học.
- Diễn thế sinh thái: khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái.
- Xác định được tên gọi các mối quan hệ giữa các loài cụ thể trong quần xã.
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái đối với một số quần xã sinh vật.
- Năng lực tư duy: 
+ Giải thích được ứng dụng các mối quan hệ giữa các loài trong thực tiễn.
+ Phân tích mối quan hệ giữa môi trường-quần xã SV gây ra diễn thế sinh thái.
6. Hệ sinh thái - sinh quyển và bảo vệ môi trường
- Định nghĩa hệ sinh thái; các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo).
- Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái: Mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.
- Biết được các tháp sinh thái.
- Hiểu khái niệm chu trình sinh địa hóa các chất.
- Biết đường vận chuyển của chu trình : nước, cacbon, nitơ.
- Khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất (trên cạn và dưới nước).
- Cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên. 
- Biết và hiểu khái niệm dòng năng lượng; đường đi của dòng năng lượng trong hệ sinh thái 
- Hiểu và tính được hiệu suất sinh thái.
- Biết lập sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn.
- Tìm hiểu một số dẫn liệu thực tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên không hợp lí ở địa phương. 
- Tính toán được hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng, giải bài tập về hệ sinh thái.
- Giải thích hiện tượng thực tế.
- Đề xuất hoặc chỉ ra được một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Suy xét phân biệt được sự chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
III. Cấu trúc:
Hình thức đề: trắc nghiệm khách quan
Thời lượng: 60 phút
Số câu trắc nghiệm: 40 câu
Điểm số các câu là như nhau (0,25 điểm/1 câu).
IV. Mẫu ma trận đề kiểm tra: (do người ra đề trực tiếp thực hiện)
1. Học kì 1
Nội dung kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
1. Cơ chế di truyền và biến dị 
2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
3. Di truyền học quần thể
4. Ứng dụng Di truyền học
5. Di truyền học người 
6. Bằng chứng tiến hoá
Cộng: 40 câu
12 câu - 30%
12 câu - 30%
12 câu - 30%
4 câu - 10%
2. Học kì 2
Nội dung kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
1. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
2. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất
3. Cá thể và môi trường
4. Quần thể
5. Quần xã
6. Hệ sinh thái - sinh quyển và bảo vệ môi trường
Cộng:
40 câu
12 câu - 30%
12 câu - 30%
12 câu - 30%
4 câu - 10%

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 12.doc