Cấu trúc đề kiểm tra học kỳ môn Vật lý lớp 12

I) Yêu cầu:

- Kiểm tra lại toàn bộ kiến thức đã học ở học kỳ.

- Kiểm tra được các mức độ tư duy của học sinh, tránh tình trạng học tủ, học vẹt .

- Phân hóa tốt trình độ học sinh.

- Đánh giá đúng, chính xác trình độ học sinh sau một học kỳ học tập.

II) Nội dung kiểm tra:

1) Học kỳ I.

- Kiểm tra toàn bộ kiến thức đã học trong học kỳ I, gồm các chương:

Dao động cơ - Sóng cơ - Dòng điện xoay chiều.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề kiểm tra học kỳ môn Vật lý lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
 --------------------
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ
 MÔN VẬT LÝ LỚP 12
-----------
I) Yêu cầu: 
- Kiểm tra lại toàn bộ kiến thức đã học ở học kỳ.
- Kiểm tra được các mức độ tư duy của học sinh, tránh tình trạng học tủ, học vẹt .
- Phân hóa tốt trình độ học sinh.
- Đánh giá đúng, chính xác trình độ học sinh sau một học kỳ học tập.
II) Nội dung kiểm tra: 
1) Học kỳ I.
- Kiểm tra toàn bộ kiến thức đã học trong học kỳ I, gồm các chương: 
Dao động cơ - Sóng cơ - Dòng điện xoay chiều.
- Các yêu cầu: 
Yêu cầu về kiến thức
Yêu cầu về kỹ năng
Yêu cầu về năng lực
- Dao động điều hòa. Con lắc lò xo. Con lắc đơn. Năng lượng con lắc lò xo , con lắc đơn.
- Dao động tắt dần. Dao động duy trì. Dao động cưỡng bức. Cộng hưởng.
- Tổng hợp dao động. Phương pháp giản đồ Fre-nen.
- Giải được các bài toán về dao động điều hòa, con lắc lò xo và con lắc đơn.
- Giải được các bài toán về dao động tắt dần, cưỡng bức, cộng hưởng.
- Dùng phương pháp vec tơ quay để tổng hợp dao động.
- Mô tả được dao động điều hòa, thu thập các thông tin từ các phương tiện mô tả dao đông điều hòa.
- Vận dụng để giải thích các hiện tượng liên quan đến các loại dao động.
- Sóng cơ. Sự truyền sóng. Phương trình sóng.
- Giao thoa sóng.
- Phản xạ sóng. Sóng dừng.
- Sóng âm.
- Phân biệt các khái niệm: sóng dọc, sóng ngang. Âm thanh, hạ âm, siêu âm.
- Viết được phương trình sóng. 
- Giải các bài toán về sự truyền sóng, giao thoa, sóng dừng.
- Giải các bài toán về cường độ âm và mức cường độ âm.
- Hiểu các khái niệm, đại lượng đặc trưng cho sóng.
- Giải thích các hiện tượng liên quan đến quá trình sóng.
- Áp dụng được các đặc tính vật lý, sinh lý của âm trong việc cảm thụ âm nhạc, âm thanh.
- Đại cương về dòng điện xoay chiều.
- Mạch xoay chiều có R, L và C nối tiếp. Cộng hưởng điện.
- Công suất dòng điện xoay chiều.
- Máy điện xoay chiều.
- Viết được biểu thức cường độ dòng điện, biểu thức điện áp.
- Giải bài toàn định luật Ôm ở mạch điện xoay chiều không phân nhánh.
- Tính được công suất dòng điện xoay chiều.
- Giải thích được cộng hưởng điện và áp dụng được trong các mạch điện trong thực tế.
- Nắm vững nguyên tắc hoạt động của các loại máy điện xoay chiều, quá trình truyền tải, sử dụng điện xoay chiều.
2) Học kỳ II. 
- Kiểm tra các kiến thức đã học trong học kỳ II, đến thời điểm kiểm tra, gồm các chương: 
Dao động và sóng điện từ - Sóng ánh sáng - Lượng tử ánh sáng - Vật lý hạt nhân (đến hết bài 36 trong chương trình chuẩn: “Năng lượng liên kết. Phản ứng hạt nhân”).
* Lưu ý: Phần còn lại của chương “Vật Lý Hạt Nhân” giáo viên bộ môn tự kiểm tra. 
- Các yêu cầu: 
Yêu cầu về kiến thức
Yêu cầu về kỹ năng
Yêu cầu về năng lực
- Dao động điện từ trong mạch dao động.
- Trường điện từ. Sóng điện từ và các tính chất.
- Máy phát, máy thu sóng điện từ. Thông tin liên lạc bằng sóng điện từ.
- Khảo sát dao động điện từ trong mạch dao động. 
- Tính được chu kỳ, tần số, bước sóng của sóng điện từ. 
- Phân tích được quá trình trao đổi năng lượng trong mạch dao động.
- Giải thích được quá trình truyền sóng điện từ trong không gian.
- Giải thích được chức năng của các khối trong sơ đồ khối của máy phát, máy thu vô tuyến điện.
- Tán sắc ánh sáng.
- Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng.
- Bước sóng và màu sắc ánh sáng.
- Các loại quang phổ.
- Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X. Thang sóng điện từ.
- Giải được các bài toán về giao thoa ánh sáng.
- Phân biệt các loại quang phổ.
- Phân biệt các loại bức xạ theo thang sóng điện từ.
- Giải thích được các hiện tượng quang học liên quan đến tán sắc ánh sáng.
- Dùng thí nghiệm giao thoa để đo bước sóng của đơn sắc.
- Giải thích các hiện tượng liên quan đến sóng ánh sáng.
- Hiện tượng quang điện ngoài. Định luật về giới hạn quang điện.
- Thuyết lượng tử ánh sáng. 
- Hiện tượng quang điện trong. - Hiện tượng quang - phát quang. Sơ lược về laze.
- Mẫu nguyên tử Bo.
- Giải được các bài toán về phô ton ánh sáng và giới hạn quang điện.
- Phân biệt hiện tượng quang điện trong và quang điện ngoài.
- Tính được số vạch quang phổ.
- Giải thích được các hiện tượng liên quan đến phô ton ánh sáng và hiện tượng quan điện, quang dẫn.
- Phát biểu hai tiên đề. Giải thích sự hình thành quang phổ vạch.
- Cấu tạo hạt nhân nguyên tử.
- Khối lượng và năng lượng.
- Độ hụt khối. Năng lượng liên kết. Phản ứng hạt nhân.
- Giải các bài tập về năng lượng và khối lượng.
- Tính được: độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng ở phản ứng hạt nhân.
- Phát biểu khối lượng, năng lượng của vật theo nghĩa tổng quát của thuyết Tương Đối.
- Giải thích được cấn trúc hạt nhân nguyên tử.
III) Cấu trúc: 
- Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan.
- Thời lượng: 60 phút.
- Số câu hỏi: 40.
IV) Mẫu ma trận đề kiểm tra:
- Mẫu ma trận đề kiểm tra (do người ra đề trực tiếp thực hiện)
MA TRẬN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ  NĂM HỌC 20.. – 20..
MÔN: VẬT LÝ 12.
CÂU
MỨC ĐỘ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
1
2
3
4
....
38
39
40
CỘNG
30%
30%
30%
10%
Ngày  tháng  năm 20..
------- Hết ------

Tài liệu đính kèm:

  • docVat li 12.doc