Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Lịch sử lớp 9

I. Yêu cầu:

- Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy được kiểm tra đầy đủ và toàn diện.

- Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ:

 Năng lực nhận thức (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo

Năng lực tư duy (Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo)

Phẩm chất nhân văn (thể hiện được chính kiến của bản thân, liên hệ với thực tiễn, cuộc sống)

- Chống học tủ, luyện mẫu trong kiểm tra đánh giá. Đề thi được thực hiện theo dạng mở nhằm phát huy năng lực phân tích, sáng tạo và khuyến khích thí sinh thể hiện chính kiến của bản thân trước vấn đề đặt ra)

II. Nội dung kiểm tra:

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
(Ban hành kèm theo Công văn số 2369 /SGDĐT-KT, ngày 23 tháng 11 năm 2015)
_____
I. Yêu cầu:
- Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy được kiểm tra đầy đủ và toàn diện.
- Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ:
 	Năng lực nhận thức (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo
Năng lực tư duy (Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo)
Phẩm chất nhân văn (thể hiện được chính kiến của bản thân, liên hệ với thực tiễn, cuộc sống)
- Chống học tủ, luyện mẫu trong kiểm tra đánh giá. Đề thi được thực hiện theo dạng mở nhằm phát huy năng lực phân tích, sáng tạo và khuyến khích thí sinh thể hiện chính kiến của bản thân trước vấn đề đặt ra)
II. Nội dung kiểm tra:
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kĩ năng
Yêu cầu năng lực
Lịch sử thế giới.
Yêu cầu học phải nhớ, nắm vững và hiểu sâu sắc các kiến thức cơ bản của chương trình:
1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2. Các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay.
3. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay.
4. Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay.
5. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay.
- Giải thích, lý giải được bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử thế giới phần kiến thức cơ bản, trọng tâm trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lý giải được mối quan hệ giữa sự kiện này với sự kiện khác. Trong bối cảnh chung của Lịch sử thế giới xem xét những tác động ảnh hưởng đối với lịch sử dân tộc.
- Đánh giá, nhận xét, bày tỏ những chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn đề lịch sử thế giới, một nhận định về sự kiện hay quá trình lịch sử...
- Phân tích được các sự kiện, hiện tượng lịch sử thế giới đối với lịch sử dân tộc
- Biết liên hệ với thực tiễn và vận dụng những kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn.
- Biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ lịch sử thế giới đối với lịch sử dân tộc.
Lịch sử Việt Nam
Yêu cầu học phải nhớ, nắm vững và hiểu sâu sắc các kiến thức cơ bản của chương trình:
1. Xã hội Việt Nam từ 1897 đến 1918.
2. Việt Nam trong những năm 1919 – 1930.
3. Việt Nam trong những năm 1930 – 1939.
4. Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945.
5. Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến.
6. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954.
7. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
- Giải thích, lý giải được bản chất các sự kiện, hiện tượng Lịch sử Việt Nam phần kiến thức cơ bản, trọng tâm trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lý giải được mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng và quá trình lịch sử.
- Làm rõ nguyên nhân bùng nổ, thành công hay thất bại của các cuộc đấu tranh, các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng..., chỉ ra mối quan hệ của các sự kiện với hoàn cảnh lịch sử, với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước; những tác động tích cực hoặc tiêu cực của tình hình thế giới đối với lịch sử Việt Nam; khái quát những nội dung của một giai đoạn, một thời kì lịch sử...
- Từ một sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử nhận xét, đánh giá được về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử đó.
- Đánh giá, nhận xét, bày tỏ những chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn đề lịch sử.
- Phân tích được các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Biết liên hệ với thực tiễn và vận dụng những kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn.
- Biết rút ra những bài học kinh nghiệm, trách nhiệm của bản thân đối với các vấn đề lịch sử đặt ra.
- Lựa chọn sự kiện, nhân vật lịch sử trong một giai đoạn lịch sử đã học để trả lời một nhận định, hay một vấn đề lịch sử đương đại có tính thời sự và phải lý giải được tại sao lại chọn sự kiện, nhân vật lịch sử đó.
- Nêu được nhận định, đánh giá về sự kiện, nội dung hoặc nhân vật lịch sử và bày tỏ quan điểm, chính kiến về vấn đề đó.
- Bình luận nhận định được về một vấn đề, nội dung lịch sử, sự kiện lịch sử...
- So sánh nhân vật, sự kiện lịch sử...
Lịch sử địa phương
Yêu cầu học phải nhớ, nắm vững và hiểu sâu sắc các kiến thức cơ bản của chương trình:
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Tây Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng (1930-1945) 
- Khái quát, xâu chuỗi được các sự kiện lịch sử địa phương, lý giải được mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng và quá trình lịch sử trong tiến trình lịch sử dân tộc.
- Liên hệ, phân tích tác động, ảnh hưởng của sự kiện hiện tượng lịch sử Việt Nam đối với lịch sử địa phương như thắng lợi của Cách mạng tháng Tám....
III. Cấu trúc:
	- Hình thức đề: Tự luận
 	- Thời lượng: 150 phút
	- Thang điểm: 20 
	- Số câu: 04 - 06
IV. Mẫu ma trận đề thi (do người ra đề trực tiếp thực hiện)
Nội dung kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Phần A.
Câu.....
Câu.....
Phần B
Câu.....
Câu.....
Cộng
40
40
20

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 9.doc