Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Ngữ văn lớp 9

I. Yêu cầu

- Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy được kiểm tra đầy đủ và toàn diện (không giảm tải).

- Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ:

+ Năng lực nhận biết: Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo.

+ Năng lực tư duy: Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo.

+ Phẩm chất nhân văn: Học sinh thể hiện được chính kiến cá nhân, những nhận thức đúng đắn và sâu sắc của bản thân về đời sống, biết liên hệ với thực tiễn cuộc sống trong quá trình giải quyết vấn đề được đặt ra.

- Phát hiện học sinh năng khiếu qua việc đánh giá năng lực sáng tạo và tư duy sáng tạo.

- Đề kiểm tra được tăng cường câu hỏi mở nhằm chống hiện tượng học tủ, khuôn mẫu, ghi nhớ máy móc, đồng thời đánh giá kiến thức bộ môn của học sinh.

II. Nội dung kiểm tra

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
 ----------------------------------
CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
--------------------------------------------
I. Yêu cầu
- Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy được kiểm tra đầy đủ và toàn diện (không giảm tải).
- Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ:
+ Năng lực nhận biết: Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, chuyển giao, sáng tạo.
+ Năng lực tư duy: Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo.
+ Phẩm chất nhân văn: Học sinh thể hiện được chính kiến cá nhân, những nhận thức đúng đắn và sâu sắc của bản thân về đời sống, biết liên hệ với thực tiễn cuộc sống trong quá trình giải quyết vấn đề được đặt ra.
- Phát hiện học sinh năng khiếu qua việc đánh giá năng lực sáng tạo và tư duy sáng tạo.
- Đề kiểm tra được tăng cường câu hỏi mở nhằm chống hiện tượng học tủ, khuôn mẫu, ghi nhớ máy móc, đồng thời đánh giá kiến thức bộ môn của học sinh.
II. Nội dung kiểm tra 
Yêu cầu kiến thức
Yêu cầu kĩ năng
Yêu cầu năng lực
A. Đọc - hiểu văn bản
Tìm hiểu một văn bản bất kỳ:
- Tác phẩm văn học.
- Văn bản trích từ các loại sách, tài liệu, báo chí ngoài chương trình sách giáo khoa.
Xác định mục đích, yêu cầu cần tìm hiểu
- Hiểu được nội dung văn bản.
- Phân tích được nội dung văn bản.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp về tiếng Việt, Làm văn, kiến thức đời sống để giải quyết yêu cầu.
B. Nghị luận xã hội
Gồm các dạng bài:
1. Nghị luận về hiện tượng đời sống.
2. Nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
1. Về xác định thể loại nghị luận:
- Xác định đúng thể loại nghị luận xã hội. 
- Phân biệt và xác định đúng dạng đề nghị luận xã hội 
- Từ đó, biết cách giải quyết một đề bài nghị luận xã hội cụ thể phù hợp với đặc trưng của thể loại này và đúng với yêu cầu của từng dạng bài cụ thể. 
2. Về sử dụng luận cứ:
- Biết cách sử dụng kiến thức đời sống thực tế để chứng minh cho luận điểm trong quá trình giải quyết vấn đề đã đặt ra
- Luận cứ được sử dụng là những luận cứ có sự chọn lọc, tiêu biểu, xác đáng. 
3. Về việc sử dụng từ ngữ, viết câu văn:
- Sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, phù hợp với nghĩa của ngữ cảnh, văn cảnh.
- Viết câu văn đúng chuẩn mực cú pháp để diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng, chính xác, sâu sắc, có cảm xúc
4. Về trình bày luận điểm:
- Luận điểm phải rõ ràng, thể hiện được quan điểm của cá nhân
- Luận điểm cá nhân nhưng phải đúng đắn, khách quan. 
5. Về trình bày lí lẽ, lập luận:
- Lý lẽ phải xác đáng.
- Hệ thống lập luận phải chặt chẽ, tức là có sự kết nối mạch lạc, có sức thuyết phục cao.
6. Về trình bày hình thức cấu trúc nội dung bài viết:
Đúng hình thức cấu trúc nội dung của một văn bản: chấm câu, phân đoạn hợp lý.
1. Năng lực nhận biết: 
- Biết vận dụng những hiểu biết của mình để phân tích làm sáng tỏ các phương diện, khía cạnh của vấn đề đặt ra
- Từ việc phân tích chi tiết, cụ thể, biết tổng hợp tất cả những nhận định của mình phù hợp với chân lý khách quan, từ đó làm cơ sở để đánh giá một cách chính xác, đầy đủ vấn đề được đặt ra trong đề bài.
- Trên cơ sở làm rõ vấn đề đã đặt ra qua phân tích, tổng hợp, đánh giá, từ đó có thể có những sáng tạo riêng: có những suy nghĩ mới mẻ, có quan điểm mới, giải pháp mới hữu hiệu Tuy nhiên tất cả điều đó phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp lý, chân lý của đời sống khách quan.
2. Năng lực tư duy
- Tư duy logic: trong suy xét, phán đoán, đánh giá vấn đề một cách có cơ sở thực tiễn. Không suy luận một cách tùy tiện, chủ quan cá nhân.
- Tư duy trừu tượng: Hiểu và giải thích đúng, rõ những khái niệm, thuật ngữ chuyên dùng phù hợp với vấn đề mà đề yêu cầu; những mối quan hệ xã hội phức tạp 
- Tư duy sáng tạo: Có những suy nghĩ mới, nhận thức mới, quan điểm mới, giải pháp mới của riêng cá nhân, nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp lý, chân lý khách quan.
3. Phẩm chất nhân văn
- Thể hiện được chính kiến:
+ Thể hiện được quan điểm của cá nhân, kết quả của sự suy nghĩ sâu sắc của chính bản thân.
+ Quan điểm cá nhân phải phù hợp với chân lý khách quan, chuẩn mực đạo đức.
- Nhận thức đúng đắn về cuộc sống:
+ Trên cơ sở giải quyết vấn đề đã đặt ra, cho thấy cá nhân có sự nhận thức đúng đắn về cuộc sống
+ Rút ra được những bài học cần thiết, bổ ích cho bản thân, xã hội. 
- Giải quyết vấn đề trong mối liên hệ với đời sống thực tiễn
C. Nghị luận văn học
Gồm các dạng bài:
1. Nghị luận về tác phẩm văn học.
2. Nghị luận về một hiện tượng văn học khác:
- Tác giả văn học
- Giai đoạn văn học
- Trào lưu văn học, khuynh hướng văn học
- Tính chất văn học
3. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
1. Xác định thể loại nghị luận:
- Xác định đúng thể loại nghị luận văn học.
- Phân biệt và xác định đúng dạng bài nghị luận văn học
2. Trình bày luận điểm:
- Luận điểm phải rõ ràng, thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của cá nhân.
- Luận điểm phải đúng và khách quan trong quá trình nhận xét, đánh giá vấn đề.
3. Trình bày lí lẽ, lập luận:
- Lý lẽ đưa ra phải đúng đắn, xác đáng, có sức thuyết phục.
- Hệ thống lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc.
4. Về sử dụng luận cứ:
- Luận cứ là những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học phải được trình bày một cách chính xác, đầy đủ và phù hợp với luận điểm, lí lẽ đưa ra.
- Luận cứ là tư liệu văn học trong tác phẩm văn học phải được trình bày rõ ràng, đầy đủ, chính xác, tiêu biểu.
5. Về sử dụng từ ngữ, viết câu, diễn đạt ý tưởng:
- Dùng từ chính xác.
- Viết câu rõ ràng, đúng chuẩn ngữ pháp thể hiện rõ ý tưởng, thể hiện được tình cảm, cảm xúc. 
- Diễn đạt mạch lạc, lưu loát.
6. Về hình thức trình bày nội dung: 
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng.
- Phân đoạn hợp lí.
1. Năng lực nhận biết
- Hiểu rõ giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm văn học
- Thể hiện được khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá. 
- Biết cách phân tích một đoạn thơ, một đoạn văn: tập trung làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, đoạn văn đã cho trong mối liên hệ với tác phẩm có chứa đoạn thơ, đoạn văn ấy (chứ không phải phân tích tràn lan cả tác phẩm).
- Khả năng phân tích, đánh giá về tác giả văn học để làm rõ đặc điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá về một giai đoạn văn học để làm rõ những đặc trưng cơ bản của giai đoạn văn học (tư tưởng, nội dung, nghệ thuật, đề tài) tùy theo yêu cầu.
- Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát, đánh giá về trào lưu văn học, khuynh hướng văn học để làm rõ những đặc trưng cơ bản ở các phương diện: khuynh hướng tư tưởng, khuynh hướng thẩm mỹ, nghệ thuật, đề tài, chủ đề tùy theo yêu cầu 
2. Năng lực tư duy
- Tư duy logic: Thể hiện được khả năng tư duy logic trong suy luận, phán đoán, đánh giá vấn đề một cách đúng đắn trên cơ sở giá trị có tính khách quan vốn có của nó.
- Tư duy hình tượng: Hiểu được vẻ đẹp độc đáo và ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật
- Tư duy sáng tạo: Những suy nghĩ mới, quan điểm mới nhưng có cơ sở thuyết phục.
3. Phẩm chất nhân văn
- Học sinh thể hiện được chính kiến của cá nhân là những suy nghĩ riêng, quan điểm riêng một cách đúng đắn.
- Học sinh có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về đời sống qua ý nghĩa nhân văn của tác phẩm, qua những điều đã nghị luận.
- Biết liên hệ với thực tiễn đời sống khi cần thiết trong quá trình giải quyết vấn đề được đặt ra. 
III. Cấu trúc
- Hình thức: Tự luận
- Thời lượng: 150 phút.
Có thể ra đề theo một trong hai cấu trúc sau:
Cấu trúc 1:
+ Câu 1 Đọc – hiểu văn bản
+ Câu 2 Nghị luận xã hội
+ Câu 3 Nghị luận văn học
Cấu trúc 2:
+ Câu 1 Nghị luận xã hội.
+ Câu 2 Nghị luận văn học.
IV. Mẫu ma trận đề thi
Ma trận đề thi theo cấu trúc 1
Nội dung kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Điểm
Câu 1 
Đọc-hiểu văn bản
Câu 2 
Nghị luận xã hội
Câu 3 
Nghị luận văn học
Cộng
40%
40%
20%
20,0
Ma trận đề thi theo cấu trúc 2
Nội dung kiểm tra
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Điểm
Câu 1 
Nghị luận xã hội
Câu 2 
Nghị luận văn học
Cộng
40%
40%
20%
20,0
Người ra đề thực hiện theo những yêu cầu trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9.doc