I- Mục tiêu :
1. Kiến thức:
Hs biết được :
- Khái niệm về chất nguyên chất ( tinh khiết ) và hỗn hợp .
- Cách phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp dựa vào tính chât vật lí .
2.Kỹ năng:
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp
- Tách được một số chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí ( muối ăn tách ta khỏi hỗn hợp cát và muối ăn )
- So sánh được tính chất vật lí của một số chất gần gũi như đường muối ăn .
3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống, sử dụng các chất đúng mục đích.
II- Đồ dùng:
1-Giáo viên:
- Dụng cụ: Tấm kính, thìa lấy hoá chất, ống hút, đế đun, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ, hình vẽ: chưng cất nước tự nhiên.
- Hoá chất: Lưu huỳnh, rượu êtylic, nước, nhôm.
2-Học sinh: Khúc mía, cốc thuỷ tinh và nhựa, chai nước khoáng
Ngày soạn:21/08/2011 Ngày giảng: 8A1:22/08/2011 8A2:22/08/2011 Tiết 3. Chất (tiết 2) I- Mục tiêu : 1. Kiến thức: Hs biết được : - Khái niệm về chất nguyên chất ( tinh khiết ) và hỗn hợp . - Cách phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp dựa vào tính chât vật lí . 2.Kỹ năng: - Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp - Tách được một số chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí ( muối ăn tách ta khỏi hỗn hợp cát và muối ăn ) - So sánh được tính chất vật lí của một số chất gần gũi như đường muối ăn ... 3. Thái độ - Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống, sử dụng các chất đúng mục đích. II- Đồ dùng: 1-Giáo viên: - Dụng cụ: Tấm kính, thìa lấy hoá chất, ống hút, đế đun, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ, hình vẽ: chưng cất nước tự nhiên. - Hoá chất: Lưu huỳnh, rượu êtylic, nước, nhôm. 2-Học sinh: Khúc mía, cốc thuỷ tinh và nhựa, chai nước khoáng III- Phương pháp : -Phương pháp vấn đáp - Quan sát trực quan. IV- Tổ chức dạy học: 1-ổn định: (1 , ) 2- Khởi động: 3 Cách tiến hành. Hoạt động 3. Chất tinh khiết – Chất hỗn hợp. * Mục tiêu: Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp về thành phần và tính chất. * Đồ dùng:chai nước ,chai nước khoáng * Thời gian:( 20p) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - Gv yêu cầu Hs đọc thông tin sgk , quan sát chai nước khoáng và ống nước cất, nhận xét đặc điểm giống và khác nhau giữa nước khoáng và nước cất về thành phần. - Nước khoáng là nước TN, kể các nguồn nước khác trong tự nhiên? ? Tại sao nước khoáng không dùng để pha tiêm. Nước thí nghiệm là hỗn hợp " thế nào là nước hỗn hợp. ? Muốn có nước cất người ta làm như thế nào. - Gv giới thiệu phương pháp trưng cất nước theo hình vẽ -Nước cất là nước tinh khiết? Em hiểu như thế nào là chất tinh khiết? -Làm thế nào để phân biệt được nước cất là chất tinh khiết? - Chất như thế nào mới có tính chất nhất định? - Phân biệt hỗn hợp và chất tinh khiết? - Gv kẻ bảng lên bảng - Gv gọi đại diện nhóm phát biểu " nhóm khác bổ sung " Gv chuẩn kiến thức về thành phần, tính chất của chất nghiên cứu (tinh khiết và hỗn hợp) -Đọc thông tin , quan sát nước cất và nước khoáng"thảoluận nhóm, nhận xét sự giống và khác nhau " phát biểu ý kiến -Phát biểu ý kiến Trả lời câu hỏi - Vì nước khoáng có lẫn các tạp chất khác .-> Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn -Quan sát hình và nghe thuyết trình - Chất tinh khiết là chất không có lẫn các tạp chất khác . - Là chất tinh khiết . -Hs thảo luận nhóm (thành phần, tính chất) "đại diện phát biểu III- Chất tinh khiết – Chất hỗn hợp. * Kết luận: Hỗn hợp Chất tinh khiết -Gồm nhiều chất trộn lẫn -Tính chất biến đổi theo thành phần chất - Không lẫn chất nào khác - Có tính chất nhất định, không đổi. Hoạt động 4 Tìm hiểu Tách chất khỏi hỗn hợp * Mục tiêu: Hs biết cách tách một chất ra khỏi hợp chất và rèn luyện kỹ năng thực hành . * Đồ dùng: Tấm kính, thìa lấy hoá chất, ống hút, đế đun, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ. * Thời gian:( 15 phút) -Yêu cầu Hs đọc thông tin SGk cho biết: tiến hành tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp như thế nào? - ? Dựa vào tính chất nào có thể tách muối ăn khỏi hỗn hợp. - ? Dựa vào đâu người ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp. -Hs đọc thông tin , trao đổi nhóm, tiến hành thí nghiệm tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp -Trả lời câu hỏi 2. Tách chất khỏi hỗn hợp *Kết luận: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp V- Củng cố dặn dũ :( 10 phút) -Học sinh làm bài tập 5, 6, 8 SGK. Đọc kết luận cuối bài -Bài 2.7 SBT -Học bài đã học -Làm bài tập, đọc bài thực hành nghiên cứu cách tách muối ăn khỏi hỗn hợp
Tài liệu đính kèm: