A. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức:
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về từ loại Tiếng Việt : Danh từ, động từ, tính từ , số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về câu : Thành phần chính - Chủ ngữ vị ngữ, câu trần thuật đơn.
- Giúp học sinh hiểu được công dụng của dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng các từ loại đã học đúng nghĩa, đúng ngữ pháp trong khi nói và viết.
- Biết cách sử dụng các cụm từ trong giao tiếp và trong tạo lập văn bản.
- Biết cách chữa các lỗi trong câu.
- Biết cách sử dụng dấu câu, các lỗi thường gặp về dấu câu.
3. Thái độ:
Chủ đề: NGỮ PHÁP LỚP 6 Thời lượng theo PPCT: 16 tiết + 2 tiết kiểm tra Mục tiêu của chủ đề Kiến thức: Cung cấp cho học sinh kiến thức về từ loại Tiếng Việt : Danh từ, động từ, tính từ , số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ. Cung cấp cho học sinh kiến thức về cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. Cung cấp cho học sinh kiến thức về câu : Thành phần chính - Chủ ngữ vị ngữ, câu trần thuật đơn. Giúp học sinh hiểu được công dụng của dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Kỹ năng: Biết sử dụng các từ loại đã học đúng nghĩa, đúng ngữ pháp trong khi nói và viết. Biết cách sử dụng các cụm từ trong giao tiếp và trong tạo lập văn bản. Biết cách chữa các lỗi trong câu. Biết cách sử dụng dấu câu, các lỗi thường gặp về dấu câu. Thái độ: Giúp học sinh có thái độ hứng thú, yêu thích Tiếng Việt Tích cực học tâp, thường xuyên trau dồi ngôn ngữ Tiếng Việt Các năng lực cần hướng tới: a. Năng lực chung: - Giúp học sinh có năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực giải quyết vấn đề : Phát hiện vấn đề,tiếp nhận,đánh giá. - Năng lực tư duy sáng tạo: Phát hiện những cái mới, tư duy sáng tạo. - Năng lực hợp tác: Phối hợp tương tác, chia sẻ ý tưởng, bày tỏ cảm xúc. - Năng lực giao tiếp: trao đổi thông tin. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ:sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả trong nghe nói, đọc viết. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Tìm kiếm, tra cứu thông tin. - Năng lực thưởng thức văn hóa: Yêu vẻ đẹp của ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . B.Bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Từ loại Nhận biết được DT,ĐT,TT,ST,LT,CT,PT Hiểu được đặc điểm các từ loại Phân biệt được các từ loại và vận dụng vào đặt câu Vận dụng sáng tạo các từ loại trong việc dựng đoạn và tạo lập văn bản. Cụm từ Nhận biết được cấu tạo và chức năng ngữ pháp CDT,CĐT,CTT Hiểu được đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ. Phân biệt được các cụm từ và vận dụng vào đặt câu. Vận dụng sáng tạo các cụm từ trong việc dựng đoạn và tạo lập văn bản. Câu - Nhận biết được thành phần chính của câu CN,VN. - Nhận biết được câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn. Hiểu được chức năng ngữ pháp của CN,VN và câu trần thuật đơn. Phân biệt được các thành phần chính với các thành phần khác trong câu. Vận dụng sáng tạo trong giao tiếp và tạo lập văn bản. Dấu câu Nhận biết được các dấu câu. Hiểu được công dụng của các loại dấu và các lỗi thường gặp. Sử dụng đúng các loại dấu câu. Vận dụng sáng tạo trong tạo lập văn bản. C.Xây dựng câu hỏi và bài tập chủ đề. 1. Câu hỏi - bài tập nhận biết: Câu 1: Danh từ là gì ? A - Là những từ dùng để gọi tên. B - Là những từ miêu tả sự vật hiện tượng. C - Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm. D - Cả 3 trường hợp trên đều sai. * Đáp án : - Mức tối đa : C - Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm. - Không đạt : Không chọn ý C, không trả lời. Câu 2: Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là: A - Làm vị ngữ. C - Làm bổ ngữ. B - Làm chủ ngữ. D - Làm định ngữ. * Đáp án : - Mức tối đa : B - Làm chủ ngữ. - Không đạt : Không chọn ý B, không trả lời. Câu 3 : Danh từ thường kết hợp ở phía trước nó: A - Các từ “ Này, ấy, đó”. B - Các từ chỉ số lượng. C - Động từ. D - Cả 3 trường hợp trên. * Đáp án : - Mức tối đa : B - Các từ chỉ số lượng. - Không đạt : Không chọn ý B, không trả lời. C©u 4: Chøc vô ng÷ ph¸p ®iÓn h×nh cña côm danh tõ lµ: A- Lµm vÞ ng÷. . C- Lµm chñ ng÷. B- Lµm ®Þnh ng÷. D- Lµm bæ ng÷. * Đáp án : - Mức tối đa : C- Lµm chñ ng÷. - Không đạt : Không chọn ý C, không trả lời. Câu 5: : Dòng nào sau đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ : A- Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp hơn danh từ. B- Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm hai phần: phần trước, phần trung tâm. C- Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm hai phần: phần trung tâm và phần sau. D- Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. * Đáp án : - Mức tối đa : D- Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. - Không đạt : Không chọn ý D, không trả lời. 2. Câu hỏi - bài tập thông hiểu: Câu 6: Cho câu “Gió càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm”. Câu này có: A - Hai danh từ. C - Bốn danh từ. B - Ba danh từ. D - Năm danh từ. * Đáp án : - Mức tối đa : B - Ba danh từ. - Không đạt : Không chọn ý B, không trả lời. C©u 7: “Vua cha yªu thư¬ng MÞ Nương hÕt mùc, muèn kÐn cho con mét ngưêi chång thËt xøng ®¸ng”. A- C©u trªn cã 1 côm danh tõ. C- C©u trªn cã 3 côm danh tõ. B- C©u trªn cã 2 côm danh tõ. D- C©u trªn kh«ng cã côm danh tõ nµo . * Đáp án : - Mức tối đa : A- C©u trªn cã 1 côm danh tõ. - Không đạt : Không chọn ý A , không trả lời C©u 8: CÊu t¹o cña côm danh tõ : A- Bao giê còng ®Çy ®ñ 3 phÇn: Phô ng÷ trước, trung t©m, phô ng÷ sau. B- Kh«ng ph¶i bao giê còng ®Çy ®ñ 3 phÇn: Phô ng÷ trước, trung t©m, phô ng÷ sau. C- ChØ cã 2 phÇn: Phô ng÷ trước, trung t©m. D- ChØ cã 2 phÇn: Trung t©m, phô ng÷ sau. * Đáp án : - Mức tối đa : B- Kh«ng ph¶i bao giê còng ®Çy ®ñ 3 phÇn: Phô ng÷ trước, trung t©m, phô ng÷ sau. - Không đạt : Không chọn ý B , không trả lời C©u 9: Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau: "Mã Lương vẽ ngay môt chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, Công chúa, Hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi." A- Hai. B- Ba. C- Bốn. D- Năm. * Đáp án : - Mức tối đa : B- Ba. - Không đạt : Không chọn ý B , không trả lời C©u 10: Tên người, tên các địa danh Việt Nam được viết hoa như thế nào? A- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. B- Viết hoa chữ cái đầu tiên của từ. C- Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng; D- Không viết hoa tên đệm của người. * Đáp án : - Mức tối đa : A- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. - Không đạt : Không chọn ý A , không trả lời 3.Câu hỏi - bài tập vận dụng thấp: Câu 11: Lựa chọn các từ ngữ: Một chàng trai, một tráng sĩ, một người chồng, để điền vào chỗ trống trong các câu văn sau: A- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con..................thật xứng đáng. B- Chú bé vươn vai một cái bỗng biến thành.....................mình cao hơn trượng. C- ..............khôi ngô tuấn tú cùng cô út từ phòng cô dâu bước ra. * Đáp án : - Mức tối đa : A- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. B- Chú bé vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. C- Một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út từ phòng cô dâu bước ra - Không đạt :Điền sai cụm từ, không trả lời Câu 12: Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy? * Đáp án : - Mức tối đa : Bàn, ghế, sách, vở, quần, áo...... Đặt câu: Lớp em có mười cái bàn. - Không đạt :không liệt kê được các danh từ chỉ sự vật, không đặt được câu, không trả lời Câu 13: Có bạn chép đoạn thơ sau đây của nhà thơ Tố Hữu mà quên viết hoa một số danh từ riêng. Em hãy viết lại cho đúng? Ai đi Nam Bộ Tiền giang hậu giang Ai vô thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng Ai về thăm bưng biền đồng tháp Việt Bắc miền Nam mồ ma giặc pháp Nơi chôn rau cắt rốn của ta! Ai đi Nam- Ngãi, Bình - Phú, khánh hòa Ai vô phan giang, phan thiết. Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung... * Đáp án : - Mức tối đa : Ai đi Nam Bộ Tiền Giang Hậu Giang Ai vô thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp Việt Bắc miền Nam mồ ma giặc Pháp Nơi chôn rau cắt rốn của ta! Ai đi Nam- Ngãi, Bình - Phú, Khánh Hòa Ai vô Phan Rang, Phan Thiết. Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung...... - Không đạt :không viết hoa đúng các danh từ riêng, không trả lời 4.Câu hỏi - bài tập vận dụng cao: Câu 14: Xác định các cụm danh từ trong những câu sau đây và cho biết vai trò của nó ở trong câu? A. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. B. Đôi càng tôi mẫm bóng. C. Những cái vuốt ở chân ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. *Đáp án: - Mức tối đa : A. một chàng dế thanh niên cường tráng ( Làm phụ ngữ của động từ) B. đôi càng tôi (Làm chủ ngữ) C. những cái vuốt ở chân ở khoeo ( Chủ ngữ) - Không đạt :Xác định sai cụm từ, không trả lời Câu 15: Viết đoạn văn miêu tả cảnh buổi sáng trên quê em trong đó có sử dụng các danh từ chỉ sự vật *Đáp án: - Mức tối đa : + Hình thức : Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn. + Nội dung : Đúng chủ đề, có lôgic, mạch lạc. Có sự sáng tạo. - Không đạt : - Sai cấu trúc, không đúng chủ đề (Đoạn văn tham khảo) Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước, sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Ánh sáng trong vắt, hơi gợi một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh. D. Đề kiểm tra (90 phút) I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Mức độ thấp M ĐC 1. Từ loại Nhận biết được các từ loại đã học Phân loại danh từ: đơn vị - sự việc, DT chung -DT riêng, Phân biệt DT, ĐT, TT trong đoạn văn Tạo lập đoạn văn từ sự phát triển cụm từ, có sử dụng dấu câu. Xác định được vị trí chính xác của từ “là” trong câu trần thuật đơn có từ là. Số câu Số điểm Sốcâu: 2 câu Sốđiểm: 0,5đ Số câu: 3 câu Số điểm: 0,75 đ Số câu: 1 Số điểm: 2,0 đ 2. Cụm từ. Nhận biết các cụm từ Hiểu Cấu tạo của cụm từ. Chức năng ngữ pháp của cụm từ Số câu:3 = 6,0 điểm = 60% Số câu Số điểm Số câu: 2câu. Số điểm: 0,5đ Số câu: 2câu Số điểm: 0,5 đ 3. Câu Biết được khái niệm về câu trần thuật đơn. Phân biệt câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là. Số câu Số điểm Số câu: 1câu. Số điểm: 0,25đ Số câu: 1 câu Số điểm: 0,25 đ 4. Dấu câu Lựa chọn dấu câu phù hợp với tình huống cụ thể. Số câu Số điểm Số câu: 1 câu Số điểm: 0,25 đ Số câu: 2câu Số điểm: 5,0đ Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ % Số câu: 5câu Số điểm: 1,25đ Số câu: 7câu Số điểm: 1,75 đ Số câu: 1câu Số điểm: 2,0đ Số câu: 2 Số điểm: 5,0đ TS câu: 15 TS điểm: 10 ĐỀ BÀI I.Từ loại Trắc nghiệm Chọn đáp án đúng. Câu 1: Từ được gạch chân trong câu sau thuộc từ loại gì? Ngoài vườn, hoa đang nở. A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ Mức tối đa: Đáp án A: danh từ Chưa đạt: Không chọn ý A, không trả lời. Câu 2: Chọn danh từ riêng trong câu sau: Bầu trời, Trái Đất này là của chúng em. A. chúng em B. Bầu trời C. Trái Đất Mức tối đa: Đáp án C: Trái Đất Chưa đạt: Không chọn ý C, không trả lời. Câu 3: Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm, danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước. trong hai nhóm đó nhóm nào còn được gọi là loại từ? A. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên B. Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Mức tối đa: Đáp án A - Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên Chưa đat: Không chọn ý A, không trả lời. Câu 4: Động từ thường làm thành phàn gì trong câu A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ Mức tối đa: Đáp án B - Vị ngữ Chưa Đạt: Không chọn ý B, không trả lời. Câu 5: Khi danh từ làm vị ngữ cần có điều kiện nào về từ đi kèm với nó? A. Danh từ đó là danh từ chỉ người B. Danh từ đó là danh từ riêng C. Trước danh từ đó phải có từ là Mức tối đa: Đáp án C: Trước danh từ đó phải có từ là Chưa đat: Không chọn ý C, không trả lời. Câu6 : Điền dấu câu thích hợp vào cuối câu văn sau: “ Con nhận ra con không” A. Dấu chấm B. Dấu phẩy C. Dấu chấm hỏi D. Dấu chấm than Mức chưa tối đa: Câu 2: C - Dấu chấm hỏi. Mức chưa đạt: Không chọn C, không trả lời Câu 7: Tổ hợp từ sau đây là cụm gì: đang nở hoa A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Không thuộc A,B,C Mức tối đa: B. Cụm động từ Mức chưa đạt: Không chọn B, không trả lời. Câu 8: Cụm từ có thể chỉ có từ trung tâm, không có phụ trước và phụ sau. A. Đúng B. Sai Mức tối đa: Đáp án B - Sai Mức chưa đạt: Không chọn B, không trả lời. Câu 9: Cụm tính từ trong câu sau đây giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu Những bông hoa này rất đẹp. A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ Mức tối đa: Đáp án: B Mức chưa đạt: Không chọn B, không trả lời. Câu 10: Tổ hợp từ : “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” là một câu hay một cụm từ ? A. Câu B. Cụm từ Mức tối đa: Đáp án: B - Cụm từ Mức chưa đạt: Không chọn B, không trả lời. Câu 11: Câu trần thuật đơn là: A. Câu có nội dung trần thuật và cấu tạo đơn giản B. Câu có nội dung trần thuật và có cấu tạo bằng một cụm C - V Mức tối đa: Đáp án: B Mức chưa đạt: Không chọn B, không trả lời. Câu12: Phải thêm từ, cụm từ nào vào chỗ trống sau đây để tạo ra câu trần thuật đơn có từ “là”: “Tôihọc sinh lớp 6”. A. chưa phải là B. không phải là C. là Mức tối đa: Đáp án : A, B, C . Mức chưa đạt: Không trả lời. II. Tự luận: Câu 1 (2,0 đ): Chỉ rõ danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau : “Lá bọc ngoài, ngũ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ rất hợp ý ta.” Mức tối đa: Danh từ gồm: lá, ngũ vị, Lang Liêu, lễ. Động từ gồm: bọc, để, đùm bọc, dâng. Tính từ gồm: hợp Mức chưa tối đa: Chỉ đúng các từ loại nhưng thiếu. Mức chưa đạt: Còn nhầm lẫn giữa các từ loại. Câu 2 (4,0 đ) : Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng ít nhất 2 cụm tính từ và gạch chân cụm tính từ đó, xác định thành phần trung tâm của cụm tính từ vừa tìm được? Mức tối đa: - Viết được đoạn văn (đảm bảo về hình thức và nội dung), có sử dụng hai cụm tính từ. Xác định rõ hai cụm tính từ đã sử dụng, chỉ ra thành phần trung tâm Mức chưa tối đa: Chỉ thực hiện được một hoặc hai yêu cầu trong các yêu cầu trên. Mức chưa đạt : Chưa viết được đoạn văn theo yêu cầu. Câu 3 (1,0 đ): Câu văn “ Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.” có phải câu trần thuật đơn có từ là không ? Tại sao? Mức tối đa: - Không phải câu trần thuật đơn có từ là. - Vì từ là trong câu văn trên không đứng trước vị ngữ của câu, mà vị ngữ của câu trên là cụm động từ : gọi chàng là Sơn Tinh. Mức chưa tối đa: Chỉ thực hiện được một yêu cầu trong các yêu cầu trên. Mức chưa đạt : Trả lời không đúng 2 ý trên. -----------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: