I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Công nghệ là tri thức có hệ thống về quy trình và kĩ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin, bao gồm kiến thức, thiết
bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Trong mối quan hệ giữa khoa học và
công nghệ thì khoa học hướng tới khám phá, tìm hiểu, giải thích thế giới; còn công nghệ, dựa trên những thành tựu của khoa
học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cải tạo thế giới, định hình môi
trường sống của con người.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ cho học sinh được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua
môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học và môn Công nghệ ở trung học.
Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và
Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật) trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khác nhau. Trong dạy học công
nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung có tính đặc
thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, vùng miền.
Sự đa dạng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ cũng mang lại ưu thế của môn học trong việc
lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội
dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề
nghiệp qua các mô-đun kĩ thuật, công nghệ tự chọn
người lao động, những triển vọng phát triển, nhu cầu thị trường lao động của một số nghề phổ biến trong lâm nghiệp. − Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong lâm nghiệp. III THUỶ SẢN 1 Giới thiệu chung về thuỷ sản − Trình bày được vai trò của thuỷ sản đối với đời sống. − Tóm tắt được các lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong thuỷ sản. − Phân tích được các đặc trưng và tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam. 2.1 Nuôi thuỷ sản − Trình bày được một số phương thức nuôi thuỷ sản phổ biến ở nước ta, ưu và nhược điểm của từng phương thức. − Nhận xét được ưu, nhược điểm của môt quy trình nuôi thuỷ sản dựa trên hiểu biết cơ bản về môi trường nuôi, giống, thức ăn, chăm sóc và phòng trị bệnh thuỷ sản. − Đo được nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thuỷ sản bằng phương pháp đơn giản. 2.2 Khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản − Trình bày được ý nghĩa của việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. − Tóm tắt được ưu, nhược điểm của một số phương pháp khai thác thuỷ sản phổ biến. 3 Một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực thuỷ sản − Kể tên và trình bày được vai trò, đối tượng, đặc trưng, các công cụ lao động, những yêu cầu cơ bản của người lao động, những triển vọng phát triển, nhu cầu thị trường 21 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt lao động của một số nghề phổ biến trong lĩnh vực thuỷ sản. − Nhận thức được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các ngành nghề trong lĩnh vực thuỷ sản. LỚP 8: CÔNG NGHIỆP VÀ THIẾT KẾ KỸ THUẬT STT Nội dung Yêu cầu cần đạt I CÔNG NGHIỆP 1 Giới thiệu chung về công nghiệp − Trình bày được vị trí và vai trò của công nghiệp. − Kể được tên một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong công nghiệp. − Tóm tắt được một số nội dung cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp. 2 Một số quá trình sản xuất chủ yếu trong công nghiệp − Trình bày được nội dung cơ bản của một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp điển hình. − Tóm tắt được vai trò, các phương pháp, tác động môi trường và an toàn trong công nghiệp khai khoáng. − Trình bày được vai trò, đặc điểm cơ bản, phân loại công nghiệp chế biến, chế tạo. 3 Một số ngành nghề chính trong công nghiệp − Tóm tắt được vai trò, đối tượng, đặc trưng, các công cụ lao động, những yêu cầu cơ bản với người lao động; những triển vọng phát triển, nhu cầu thị trường lao động của một số nghề phổ biến trong công nghiệp thuộc lĩnh vực khai khoáng và chế tạo. II THIẾT KẾ KỸ THUẬT 1 Vẽ kĩ thuật − Mô tả được một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. − Nhận diện được chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp. − Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc vật thể đơn giản. 22 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt − Đọc được một số bản vẽ kĩ thuật đơn giản. 2 Thiết kế kĩ thuật − Trình bày được mục đích và vai trò của thiết kế kĩ thuật. − Mô tả được các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật. − Thiết kế được một số sản phẩm đơn giản trong lĩnh vực cơ khí và kĩ thuật điện dưới dạng lắp ghép các mô-đun với các chức năng cho sẵn. LỚP 9: HƯỚNG NGHIỆP STT Nội dung Yêu cầu cần đạt I ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1 Nghề nghiệp − Trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người. − Kể tên và phân tích được những yêu cầu chung mà ngành nghề nào cũng cần. 2 Hệ thống giáo dục quốc dân − Vẽ và mô tả được cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. − Nhận ra và giải thích được một số thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục. − Hiểu được sau khi kết thúc trung học cơ sở có những hướng đi nào. 3 Thị trường lao động − Trình bày được khái niệm về thị trường lao động, các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động, vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp của học sinh. − Mô tả được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay. 23 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt − Tìm kiếm được các thông tin về thị trường lao động. 4 Phương pháp lựa chọn nghề nghiệp − Tóm tắt được một số lí thuyết cơ bản về hướng nghiệp. − Giải thích được các bước trong quy trình lựa chọn nghề nghiệp. − Tự đánh giá được năng lực, sở thích, cá tính của bản thân, bối cảnh của gia đình để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. − Nhận ra và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. 5 Lập kế hoạch nghề nghiệp − Lập được kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho bản thân. − Lựa chọn được mô-đun trải nghiệm nghề nghiệp phù hợp. − Quyết định được về hướng đi tiếp theo sau khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản. II II. TRẢI NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP1 1 Các mô-đun nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 1.1 Trồng cây ăn quả − Trình bày được vai trò của cây ăn quả trong đời sống. − Phân tích được đặc điểm thực vật, yêu cầu ngoại cảnh của một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương. − Giải thích được cơ sở khoa học của việc tỉa cành tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả 1 Có thể tự biên soạn mô-đun phù hợp với địa phương, thay thế cho các mô-đun nêu ra trong chương trình này. 24 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt của một số loại cây ăn quả phổ biến. − Thực hiện được kĩ thuật nhân giống vô tính một số loại cây ăn quả phổ biến. − Trồng và chăm sóc một loại cây ăn quả. − Yêu thích công việc trồng cây ăn quả; có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động. 1.2 Trồng hoa − Trình bày được vai trò của cây hoa đối với đời sống con người. − Phân tích đặc điểm thực vật, yêu cầu ngoại cảnh của một số loại hoa trồng phổ biến ở địa phương. − Giải thích được cơ sở khoa học của các phương pháp điều khiển ra hoa. − Thực hiện được kĩ thuật nhân giống một số loại hoa trồng phổ biến. − Lập được kế hoạch, trồng và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại một loại cây hoa phổ biến. − Thực hiện được việc thu hoạch và bảo quản một số loại hoa đúng qui trình kĩ thuật. − Yêu thích công việc trồng hoa; có ý thức lao động đúng quy trình và bảo vệ môi trường. 1.3 Nuôi gà lấy thịt theo tiêu chuẩn VietGAP − Trình bày được ý nghĩa, các tiêu chí của việc chăn nuôi gà lấy thịt theo tiêu chuẩn VietGAP. − Giải thích được các điều cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất được an toàn, liên tục, phát triển bền vững và có hiệu quả (gà giống, tiêu chuẩn chuồng trại, thức ăn, nước uống, thiết bị chuồng nuôi). − Lựa chọn được mô hình chăn nuôi thích hợp cho từng giống gà. − Thực hiện được công việc chăm sóc gà và phòng trừ bệnh một số loại bệnh thường 25 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt gặp ở từng giai đoạn trong quá trình chăn nuôi gà thịt theo tiêu chuẩn VietGAP. − Yêu thích công việc chăn nuôi; có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. 1.4 Nuôi cá nước ngọt − Trình bày được vai trò và triển vọng phát triển của nghề nuôi cá ở Việt Nam. − Phân tích đặc điểm sinh học và yêu cầu dinh dưỡng, ngoại cảnh của các loại cá nuôi phổ biến ở địa phương. − Thực hiện được công việc chuẩn bị ao/lồng nuôi cá. − Thực hiện được việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho một loại cá nuôi phổ biến. − Quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản. 1.5 Trồng cây rừng − Trình bày được vai trò, ý nghĩa của rừng và việc trồng rừng; đặc điểm, yêu cầu của công việc trồng cây rừng. − Phân tích đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của một số cây thường được dùng để trồng rừng. − Thực hiện được việc nhân giống vô tính một loại cây rừng. − Trồng và chăm sóc một loại cây rừng phổ biến. − Yêu thích công việc trồng và chăm sóc cây rừng; có ý thức bảo vệ rừng. 2 Các mô-đun công nghiệp 2.1 Lắp đặt mạng điện trong nhà − Thiết kế được sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà. − Lựa chọn được thiết bị, dụng cụ, vật liệu cần thiết và phù hợp cho mạng điện trong nhà. 26 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt − Lắp đặt được mạng điện trong nhà theo thiết kế. − Kiểm tra, thử nghiệm mạng điện hoạt động đúng yêu cầu, an toàn. − Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. − Yêu lao động, nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc. 2.2 Lắp đặt mạch điện trang trí, báo hiệu − Thiết kế được sơ đồ mạch điện trang trí, báo hiệu đơn giản. − Lựa chọn được linh kiện, dụng cụ, vật liệu cần thiết và phù hợp cho mạch điện trang trí, báo hiệu. − Làm được mạch in, lắp đặt được mạch điện theo thiết kế. − Kiểm tra, điều chỉnh thông số của mạch đúng yêu cầu, an toàn. − Thực hiện nghiệm túc an toàn, vệ sinh lao động. − Yêu lao động, nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc. 2.3 Thiết kế và lắp đặt hệ thống điều khiển chiếu sáng cho ngôi nhà thông minh − Mô tả được chức năng cơ bản của một ngôi nhà thông minh − Thiết kế được một hệ thống điều khiển đơn giản cho ngôi nhà. − Lựa chọn được linh kiện, dụng cụ, vật liệu cần thiết và phù hợp cho hệ thống. − Kiểm tra, điều chỉnh thông số của hệ thống đúng yêu cầu, an toàn. − Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. − Yêu lao động, nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc. 2.4 Gia công gỗ − Nhận biết được các loại gỗ thông dụng trong gia công gỗ − Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ thông thường để gia công gỗ − Đọc được bản vẽ lắp và chi tiết một số sản phẩm gỗ đơn giản. − Gia công, lắp ráp và hoàn thiện được các chi tiết thành sản phẩm gỗ đơn giản 27 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt − Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. − Yêu lao động, nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc. TRUNG HỌC PHỔ THÔNG: ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP LỚP 10: THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ A. Nội dung cơ bản STT Nội dung Yêu cầu cần đạt 1 Công nghệ và đời sống − Định nghĩa được các khái niệm kĩ thuật, công nghệ. − Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. − Phân tích được vòng đời của sản phẩm công nghệ. − Kể tên và tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến. 2 Hệ thống kĩ thuật − Trình bày được khái niệm và phân loại hệ thống kĩ thuật. − Phân tích được cấu tạo và hoạt động của một số hệ thống kĩ thuật đơn giản. − Lắp ráp được một hệ thống kĩ thuật đơn giản. 3 Vẽ kĩ thuật − Trình bày được khái niệm, vai trò của bản vẽ kĩ thuật, mô tả các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. − Tóm tắt được nội dung phương pháp hình chiếu vuông góc; hình cắt, mặt cắt; hình chiếu trục đo; hình chiếu phối cảnh. − Vẽ được một số hình biểu diễn của vật thể đơn giản với sự hỗ trợ của máy tính. − Lập và đọc được bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng đơn giản. 28 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt 4 Thiết kế kĩ thuật − Trình bày được bản chất, vai trò của thiết kế kĩ thuật. − Liệt kê và mô tả được một số ngành nghề liên quan tới thiết kế kĩ thuật. − Giải thích được quy trình thiết kế kĩ thuật. − Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thiết kế kĩ thuật. − Thiết kế được sản phẩm kĩ thuật đơn giản. 5 Đổi mới và đánh giá công nghệ − Tóm tắt được nội dung cơ bản, vai trò, đặc điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp. − Trình bày được bản chất và hướng ứng dụng của một số công nghệ mới. − Giải thích được các tiêu chí cơ bản trong đánh giá công nghệ. − Đánh giá được một số sản phẩm công nghệ phổ biến. B. Chuyên đề học tập STT Tên chuyên đề Yêu cầu cần đạt 1 Sáng tạo kĩ thuật − Trình bày được khái niệm sáng tạo và sáng tạo kĩ thuật. − Mô tả được quá trình sáng tạo kĩ thuật. − Giải thích được cách đánh giá một sản phẩm sáng tạo kĩ thuật. − Trình bày được một số thủ thuật trong sáng tạo kĩ thuật. 2 Thiết kế hệ thống điều khiển − Trình bày được sơ đồ khối và nguyên tắc hoạt động của một hệ thống điều khiển điển hình. − Kể tên, mô tả được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của một số cảm biến thông dụng. − Thiết kế được một hệ thống điều khiển đơn giản. 29 STT Tên chuyên đề Yêu cầu cần đạt 3 Nghề nghiệp trong lĩnh vực STEM − Tóm tắt một được số vấn đề cơ bản về STEM, nghề nghiệp STEM. − Tìm hiểu được các thông tin về nhu cầu nghề nghiệp STEM trong tương lai gần tại Việt Nam. − Lập được kế hoạch thích ứng với nghề nghiệp STEM. LỚP 11: CƠ KHÍ CHẾ TẠO – ĐỘNG LỰC A. Nội dung cơ bản STT Nội dung Yêu cầu cần đạt I CƠ KHÍ CHẾ TẠO 1 Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo − Mô tả được vai trò và đặc điểm của cơ khí chế tạo. − Trình bày được một số khái niệm cơ bản thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo. − Kể được tên một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo. 2 Vật liệu cơ khí − Trình bày được khái niệm và vai trò của vật liệu cơ khí. − Mô tả được tính chất, công dụng của một số vật liệu cơ khí thông dụng. − Nhận biết được tính chất, ứng dụng của một số vật liệu mới. 3 Các phương pháp gia công cơ khí − Tóm tắt được những vấn đề cơ bản của một số phương pháp gia công cơ khí. − Lập được quy trình công nghệ gia công một chi tiết đơn giản. 4 Sản xuất cơ khí − Mô tả được các bước trong quá trình sản xuất cơ khí. − Phân tích được các khâu của một dây chuyền sản xuất cơ khí. 5 Tự động hoá − Trình bày được ý nghĩa của tự động hoá quá trình sản xuất. 30 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt quá trình sản xuất − Mô tả được một hệ thống sản xuất tự động hoá đơn giản. − Phân tích được mối quan hệ của công nghiệp 4.0 tới tự động hoá quá trình sản xuất cơ khí. II CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 1 Giới thiệu chung về cơ khí động lực − Trình bày được đặc điểm của cơ khí động lực. − Mô tả được cấu trúc chung của hệ thống cơ khí động lực, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số động cơ trong hệ thống cơ khí động lực. − Kể được tên một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí động lực. 2 Động cơ đốt trong − Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong. − Giải thích được nguyên tắc chung khi ứng dụng động cơ đốt trong. − Đọc được một số thông số kĩ thuật cơ bản của động cơ đốt trong. − Nhận biết được ứng dụng của động cơ đốt trong trên một số phương tiện vận tải và máy. 3 Truyền và biến đổi chuyển động − Trình bày được khái niệm truyền và biến đổi chuyển động. − Mô tả được nguyên lý chung hệ truyền động cơ khí và các cơ cấu biến đổi chuyển động thông dụng. − Tính được tỷ số truyền của một hệ truyền động cơ khí đơn giản. B. Chuyên đề học tập STT Tên chuyên đề Yêu cầu cần đạt 31 STT Tên chuyên đề Yêu cầu cần đạt 1 Dự án nghiên cứu lĩnh vực kĩ thuật cơ khí − Mô tả được đặc điểm của một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí. − Liệt kê được một số nội dung kĩ thuật có liên quan trong thực hiện dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí. − Hình thành được ý tưởng, lập kế hoạch và triển khai nghiên cứu một dự án thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí. 2 Công nghệ CAD/CAM – CNC − Trình bày được vai trò và chức năng của CAD/CAM-CNC trong sản xuất cơ khí. − Mô tả được đặc điểm và cấu trúc chung, nhận diện được các bộ phận của máy CNC. − Tóm tắt được quy trình gia công với máy CNC. 3 Công nghệ in 3D − Trình bày được đặc điểm, ứng dụng của công nghệ in 3D và cấu trúc chung, nguyên lý làm việc của máy in 3D. − Mô tả được một số công nghệ in 3D. − Phân tích được triển vọng và xu hướng phát triển công nghệ in 3D. LỚP 12: KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ A. Nội dung cơ bản STT Nội dung Yêu cầu cần đạt I KỸ THUẬT ĐIỆN 1 Giới thiệu chung về kĩ thuật điện − Trình bày được khái niệm kĩ thuật điện. − Kể được tên một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện. 2 Hệ thống điện − Mô tả được kết cấu chung của hệ thống điện. − Phân biệt được các dạng năng lượng thông dụng trong sản xuất điện năng. 32 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt − Phân tích được tác động đến môi trường của các phương pháp sản xuất điện năng và xu hướng phát triển. − Vẽ được sơ đồ nguyên lý cho một hệ thống điện điển hình. 3 Mạch điện xoay chiều − Trình bày được khái niệm mạch điện xoay chiều 1 pha và 3 pha. − Tính được các thông số kĩ thuật cơ bản trong mạch điện xoay chiều. − Thiết kế và vận hành được một mạch điện xoay chiều đơn giản. 4 Thiết bị điện − Trình bày được khái niệm thiết bị điện. − Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị bảo vệ mạch điện. − Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của động cơ điện và máy phát điện. − Vận hành được một số thiết bị điện đơn giản. 5 Hệ thống điều khiển − Trình bày được khái niệm hệ thống điều khiển. − Mô tả được cấu trúc, chức năng và ứng dụng của hệ thống điều khiển vòng hở và hệ thống điều khiển vòng kín. − Thiết kế và vận hành được một hệ thống điều khiển đơn giản. 6 An toàn và tiết kiệm điện năng − Trình bày được khái niệm an toàn điện và tiết kiệm điện năng. − Tóm tắt được các biện pháp an toàn và tiết kiệm điện năng. − Nhận biết được một số biện pháp an toàn và tiết kiệm điện năng trong cuộc sống. II KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 1 Giới thiệu chung về kĩ thuật điện tử − Trình bày được khái niệm kĩ thuật điện tử. − Kể được tên một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử. 33 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt 2 Linh kiện điện tử − Trình bày được chức năng, ký hiệu, các thông số kĩ thuật của linh kiện điện tử thụ động và tích cực. − Nhận biết, đọc thông số kĩ thuật, lựa chọn, kiểm tra được linh kiện điện tử phù hợp với mục đích sử dụng. − Lắp ráp, kiểm tra được một mạch điện tử đơn giản. 3 Điện tử tương tự − Trình bày được khái niệm cơ bản về điện tử tương tự. − Vẽ được sơ đồ khối và mô tả một số kĩ thuật xử lý tín hiệu tương tự. − Mô tả được đặc điểm, ký hiệu, chế độ làm việc và ứng dụng của mạch khuếch đại thuật toán. − Thiết kế và lắp ráp được một mạch điện tử ứng dụng đơn giản dùng khuếch đại thuật toán. 4 Điện tử số − Trình bày được khái niệm cơ bản về điện tử số. − Vẽ sơ đồ, và giải thích được nguyên lý làm việc của một số mạch điện tử số cơ bản. − Vẽ được ký hiệu, giải thích nguyên lý hoạt động và nhận biết một số cổng logic cơ bản. − Thiết kế và lắp ráp được một mạch điện tử số đơn giản. 5 Vi điều khiển − Trình bày được khái niệm, phân loại và ứng dụng của vi điều khiển. − Vẽ và giải thích được sơ đồ khối của vi điều khiển. − Mô tả được cấu trúc chung và ứng dụng của mạch xử lý Arduino − Thiết kế, lắp ráp được mạch điện tử điều khiển đơn giản có ứng dụng vi điều khiển. B. Chuyên đề học tập 34 STT Chuyên đề Yêu cầu cần đạt 1 Lập trình vi điều khiển − Trình bày được vai trò của vi điều khiển trong một hệ thống điều khiển tự động. − Mô tả được đặc điểm sử dụng của một số họ vi điều khiển thông dụng. − Lập trình được ứng dụng Arduino trong một số mạch điều khiển đơn giản. 2 Dự án nghiên cứu lĩnh vực Hệ thống nhúng − Mô tả được đặc điểm của một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng. − Liệt kê được các nội dung liên quan trong lĩnh vực hệ thống nhúng. − Hình thành được ý tưởng, lập kế hoạch và triển khai nghiên cứu một dự án thuộc lĩnh vực hệ thống nhúng. 3 Dự án nghiên cứu lĩnh vực robot và máy thông minh − Mô tả được đặc điểm của một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực Robot và máy thông minh. − Liệt kê được các nội dung liên quan trong lĩnh vực Robot và máy thông minh. − Hình thành được ý tưởng, lập kế hoạch và triển khai nghiên cứu một dự án thuộc lĩnh vực Robot và máy thông minh. TRUNG HỌC PHỔ THÔNG: ĐỊNH HƯỚNG NÔNG NGHIỆP LỚP 10: TRỒNG TRỌT A. Nội dung cơ bản STT Nội dung Yêu cầu cần đạt 1 Đại cương về trồng trọt − Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt. − Phân loại được các nhóm cây trồng theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học và mục đích sử dụng. − Mô tả được các phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. 35 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt − Phân tích được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố chính trong trồng trọt. 2 Đất trồng − Trình bày được khái niệm, thành phần, tính chất của đất trồng. − Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo, bảo vệ đất trồng. Nhận xét được ưu, nhược điểm của một tình huống cải tạo đất trồng cụ thể. − Xác định được độ mặn, độ chua của đất bằng phương pháp đơn giản. 3 Phân bón − Trình bày được khái niệm, vai trò của phân bón đối với cây trồng. Nêu đặc điểm của một số loại phân bón phổ biến. − Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp sử dụng phân bón. − Phân tích được vai trò của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. − Nhận biết được một số loại phân bón bằng phương pháp đơn giản. 4 Giống cây trồng − Trình bày được khái niệm, vai trò của giống cây trồng. − Giải thích được nguyên lí và mô tả các phương pháp chọn tạo giống cây trồng phổ biến. − Phân tích được vai trò của công nghệ sinh học trong chọn tạo giống và nhân giống cây trồng. − Thực hiện được nhân giống cây trồng bằng phương pháp chiết cành hoặc ghép. 5 Sâu bệnh hại cây trồng − Trình bày được tác hại của sâu bệnh và ý nghĩa của việc phòng trừ sâu bệnh. − Giải thích được nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và mô tả đặc điểm nhận biết, biện pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh chính. − Phân tích được các biện pháp an toàn cho con người và môi trường trong phòng trừ sâu bệnh. 36 STT Nội dung Yêu cầu cần đạt − Nhận biết được một số loại sâu bệnh chính. 6 Thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt − Trình bày được mục đích, yêu cầu của việc thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt. − Mô tả được một số phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt chủ yếu. − Giải thích được yêu cầu về an toàn thực phẩm trong bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt. − Nhận xét ưu, nhược điểm của một số biện pháp thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt. 7 Kỹ thuật trồng trọt − Mô tả được các bước trong quy trình trồng trọt. − Lập được kế hoạch gieo trồng, chăm sóc một số nhóm cây trồng chính (cây lương thực, cây rau, cây ăn quả, cây thuốc). − Trồng và chăm sóc được một loại cây trồng phổ biến ở địa phương. 8 Công nghệ cao trong trồng trọt − Trình bày được những vấn đề cơ bản của công nghệ cao trong trồng trọt. − Mô tả được một số mô hình trồng trọt công nghệ cao. Phân tích vai trò của biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trong hệ thống trồng trọt chủ động. − Giải thích được cơ sở khoa học của các hệ thống trồng
Tài liệu đính kèm: