Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (cấp trung học cơ sở)

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Lịch sử và Địa lí ở trung học cơ sở là môn học bắt buộc, được dạy học ở cả bốn lớp (6, 7, 8 và 9). Môn Lịch sử và Địa lí

góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo tiền đề cho học sinh

tiếp tục học giai đoạn phân hoá và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Môn Lịch sử và Địa lí có thế mạnh riêng trong việc

góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cốt lõi của học sinh đã được xác định trong Chương trình giáo

dục phổ thông tổng thể, gồm các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo,

và năng lực chuyên môn tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

Lịch sử và Địa lí là môn học tích hợp gồm Lịch sử và Địa lí. Các mạch kiến thức của Lịch sử và Địa lí được tích hợp ở mức

độ đơn giản, sắp xếp gần nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời, có một số chủ đề chung mang tính tích hợp cao.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí tuân thủ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và kế hoạch

giáo dục được xác định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số điểm sau đây.

– Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hướng tới phát triển năng lực tư duy, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể

theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở sử dụng những kiến thức cốt lõi, các công cụ học tập và nghiên cứu

Lịch sử và Địa lí. Thông qua đó, học sinh có năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và từng bước sáng tạo.

– Chương trình môn học Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở kế thừa, phát huy ưu điểm chương trình môn Lịch sử và

môn Địa lí hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới trong phát triển chương trình môn học; nội

dung môn học vừa đảm bảo tính khoa học, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh.

– Cấu trúc chương trình môn học được xây dựng theo logic: nội dung giáo dục Lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời

gian từ thời nguyên thuỷ đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, khu vực

và Việt Nam. Trong nội dung giáo dục Địa lí, mạch nội dung đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam.

Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kiến thức và kĩ năng trụ cột, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng

lực. Đặc trưng của khoa học Lịch sử và khoa học Địa lí được coi trọng.

pdf 62 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí (cấp trung học cơ sở)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng của đất 
phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. 
– Thế giới sinh vật đa dạng – Chứng minh sự đa dạng của thế giới sinh vật ở Việt Nam. 
29 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam – Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hoá đất, vấn 
đề bảo tồn sự đa dạng sinh học. 
Biển đảo Việt Nam 
– Vị trí địa lí, vị thế và đặc điểm vùng biển đảo Việt 
Nam 
– Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông 
– Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng 
lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam. 
– Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường 
phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trình bày được 
các khái niệm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc 
quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam). 
– Tài nguyên và môi trường biển đảo Việt Nam – Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam 
– Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn để bảo vệ môi 
trường biển đảo Việt Nam. 
LỊCH SỬ 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Cách mạng tư sản từ nửa sau thế kỉ XVI 
đến thế kỉ XVIII ở châu Âu và Bắc Mỹ 
– Xác định được trên bản đồ thế giới nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu 
biểu từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. 
– Trình bày được những nét chính (nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, 
kết quả), phân tích tính chất và ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu 
biểu ở Anh, Pháp, Mỹ. 
– Nêu được khái niệm “Cách mạng tư sản”. 
30 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến 
thế kỉ XIX 
– Trình bày được quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước 
Đông Nam Á. 
– Chỉ ra được những nét nổi bật của tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã 
hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. 
– Mô tả được những nét chính về chính sách cai trị của các nước phương Tây ở 
Đông Nam Á và cuộc đấu tranh chống ách đô hộ các nước phương Tây ở Đông 
Nam Á. 
Đại Việt từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ 
XVIII 
– Xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – 
Nguyễn 
– Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – 
Nguyễn. 
– Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. 
– Những nét chính trong quá trình mở cõi 
từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII 
– Trình bày được khái quát về việc mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – 
XVIII. 
– Trình bày được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa của các chúa Nguyễn. 
– Nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa 
và Trường Sa của các chúa Nguyễn. 
– Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế 
kỉ XVIII 
– Mô tả được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả) của phong 
trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. 
– Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. 
31 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Phong trào Tây Sơn 
– Trình bày được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả) của 
phong trào Tây Sơn. 
– Nêu được cống hiến và hạn chế của phong trào Tây Sơn. 
– Kinh tế, văn hoá trong các thế kỉ XVI – 
XVIII 
– Trình bày được một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế, văn hoá ở Đại Việt trong 
các thế kỉ XVI – XVIII. 
– Phân tích được những chuyển biến về kinh tế, văn hoá ở Đại Việt trong các thế 
kỉ XVI – XVIII. 
Châu Âu và nước Mỹ cuối thế kỉ XIX 
đầu thế kỉ XX 
– Cách mạng công nghiệp 
– Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. 
– Nêu được ý nghĩa của cách mạng công nghiệp. 
– Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ nửa cuối 
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 
– Mô tả được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại 
của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 
– Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 – Nêu được một số nét chính, tác động và ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười 
Nga năm 1917. 
Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, 
văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ 
XVIII – XIX 
– Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ 
thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. 
– Nêu được tác động của sự phát triển khoa học kĩ thuật, văn học – nghệ thuật 
trong các thế kỉ XVIII – XIX. 
Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu 
thế kỉ XX 
– Trung Quốc – Mô tả được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc. 
32 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Trình bày được những nét chính, giải thích được nguyên nhân thắng lợi và 
nêu được ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi. 
– Nhật Bản – Trình bày được hoàn cảnh, những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị. 
– Nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản. 
– Phân tích được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật 
Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. 
– Ấn Độ – Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ 
nửa sau thế kỉ XIX. 
– Đông Nam Á – Nêu được nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa 
sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. 
Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ 
XX 
– Trình bày được những nét chính tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội 
Việt Nam thời nhà Nguyễn; quá trình Pháp xâm lược Việt Nam; cuộc kháng 
chiến của nhân dân Việt Nam. 
– Nêu được những nguyên nhân chính khiến cho Việt Nam bị thực dân Pháp 
đô hộ. 
– Trình bày được những nét chính của phong trào Cần vương, một số cuộc khởi 
nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 
– Trình bày được những nét chính về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, 
Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành. 
– Nêu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của người Pháp 
đối với xã hội Việt Nam. 
33 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Chiến tranh thế giới thứ nhất 
(1914 – 1918) 
– Giải thích được nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất. 
– Trình bày sơ lược diễn biến các giai đoạn, kết cục của Chiến tranh thế giới 
thứ nhất. 
– Phân tích và giải thích kết quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. 
– Nêu được hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. 
CHỦ ĐỀ CHUNG 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Văn minh châu thổ sông Hồng và sông 
Cửu Long (1) 
– Quá trình hình thành và phát triển châu 
thổ; chế độ nước của các dòng sông chính 
– Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ; mô tả được chế 
độ nước của các dòng sông chính. 
– Quá trình con người khai khẩn và cải tạo 
châu thổ, chế ngự các dòng sông 
– Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và 
thích ứng với chế độ nước của các dòng sông. 
Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam (1) 
– Phạm vi các vùng biển và hải đảo 
Việt Nam 
– Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển (theo Luật Biển Việt Nam)và 
các đảo Việt Nam. 
– Đặc điểm tự nhiên môi trường biển, đảo – Trình bày được những nét chính về điều kiện tự nhiên; phân tích được những 
thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế và bảo 
vệ chủ quyền biển đảo. 
– Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo 
trong lịch sử Việt Nam 
– Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch 
sử. 
34 
LỚP 9 
ĐỊA LÍ 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Địa lí dân cư Việt Nam 
– Thành phần dân tộc 
– Gia tăng dân số ở các thời kì 
– Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính 
– Phân bố dân cư 
– Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn 
– Lao động và việc làm 
– Chất lượng cuộc sống 
– Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam. 
– Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số. 
– Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. 
– Trình bày được đặc điểm phân bố dân cư. 
– Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và nông thôn. 
– Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương. 
– Phân tích được sự phân hoá thu nhập theo vùng. 
Địa lí các ngành kinh tế 
Nông, lâm, thuỷ sản 
– Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và 
phân bố nông, lâm, thuỷ sản 
– Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản 
– Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh 
– Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát 
triển và phân bố nông nghiệp. 
– Phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ 
sản. 
– Trình bày được sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản. 
– Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh. 
 Công nghiệp 
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân 
bố công nghiệp 
– Sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp 
chủ yếu 
– Phân tích được vai trò của một trong số các nhân tố quan trọng ảnh 
hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. 
– Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong số các ngành 
công nghiệp chủ yếu. 
35 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Vấn đề phát triển công nghiệp xanh 
– Xác định được trên bản đồ các trung tâm công nghiệp chính. 
– Giải thích được tại sao cần phát triển công nghiệp xanh. 
Dịch vụ 
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân 
bố các ngành dịch vụ 
– Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 
– Thương mại, du lịch: Một số xu hướng trong phát 
triển các ngành dịch vụ, du lịch 
– Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh 
hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. 
– Xác định được trên bản đồ các tuyến đường bộ huyết mạch, 
các tuyến đường sắt, các cảng biển lớn và các sân bay quốc tế chính. 
– Trình bày được sự phát triển ngành bưu chính viễn thông. 
– Phân tích được một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương 
mại và du lịch. 
Sự phân hoá lãnh thổ 
Vùng Miền núi và trung du Bắc Bộ 
– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 
– Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên 
– Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng 
– Đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành 
kinh tế của vùng 
– Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. 
– Trình bày được đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và 
Tây Bắc; các thế mạnh để phát triển công nghiệp, lâm – nông – thuỷ 
sản, du lịch. 
– Phân tích được đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc, phân bố dân 
cư và chất lượng cuộc sống dân cư. 
– Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong các kinh tế của 
vùng. 
Vùng Đồng bằng sông Hồng 
– Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng; 
ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển. 
36 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên 
– Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng 
– Đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành 
kinh tế của vùng 
– Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 
– Phân tích được thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên đối với 
sự phát triển nông – lâm – thuỷ sản; vấn đề phát triển kinh tế biển. 
– Phân tích được đặc điểm dân cư, nguồn lao động và ảnh hưởng của 
các nhân tố này đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. 
– Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng; vị thế 
của Thủ đô Hà Nội. 
– Trình bày được sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Đồng bằng 
sông Hồng. 
– Sưu tầm tư liệu và trình bày về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 
Vùng Bắc Trung Bộ 
– Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 
– Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên 
– Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng 
– Đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành 
kinh tế của vùng 
– Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. 
 – Trình bày được đặc điểm phân hoá của tự nhiên và giải thích ảnh 
hưởng của tự nhiên đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của vùng. 
– Trình bày được vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến 
đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ. 
– Giải thích được đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ. 
– Phân tích được sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ. 
– Phân tích được thế mạnh về du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ. 
– Phân tích được vấn đề phát triển kinh tế biển ở vùng Bắc Trung Bộ. 
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 
– Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng; ý 
nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. 
37 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên 
– Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng 
– Đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành 
kinh tế của vùng 
– Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 
– Trình bày được đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên 
nhiên; các thế mạnh và hạn chế chính về mặt tự nhiên. 
– Trình bày được sự phân bố dân cư, dân tộc. 
– Phân tích được những chuyển biến trong phát triển và phân bố 
kinh tế của vùng. 
– Phân tích được sự phát triển của một số ngành kinh tế thế mạnh 
của vùng. 
– Trình bày về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 
Vùng Tây Nguyên 
– Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 
– Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên 
– Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng 
– Đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành 
kinh tế của vùng 
– Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng. 
– Trình bày được các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của vùng. 
– Phân tích được đặc điểm dân cư, văn hoá các dân tộc Tây Nguyên. 
– Trình bày được sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế thế mạnh 
của vùng Tây Nguyên; các vấn đề môi trường trong phát triển. 
Vùng Đông Nam Bộ 
– Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 
– Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên 
– Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng 
– Đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành 
kinh tế của vùng 
– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng. 
– Trình bày được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên của vùng. 
– Trình bày được đặc điểm về dân cư, đô thị hoá ở vùng Đông Nam Bộ. 
– Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong số các ngành 
kinh tế thế mạnh của vùng. 
38 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 
– Phân tích được ý nghĩa của việc tăng cường kết nối liên vùng đối với 
sự phát triển của vùng. 
– Phân tích được vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh. 
– Trình bày về sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 
– Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 
– Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên 
– Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng 
– Đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành 
kinh tế của vùng 
– Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long 
– Phân tích được đặc điểm vị trí địa lí của vùng. 
– Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài 
nguyên thiên nhiên của vùng. 
– Phân tích được đặc điểm về dân cư; một số vấn đề xã hội của vùng. 
– Trình bày được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế 
mạnh của vùng. 
– Phân tích được vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng 
sông Cửu Long. 
– Trình bày về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long. 
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, 
môi trường biển đảo 
– Biển và đảo Việt Nam 
– Phát triển tổng hợp kinh tế biển 
– Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển 
đảo 
– Trình bày được các vùng biển quốc gia; kể tên các huyện đảo. 
– Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển; 
ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo 
vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền. 
– Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và 
giữ vững chủ quyền. 
39 
LỊCH SỬ 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945 
– Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến 
năm 1945 
– Mô tả một số nét về nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1922. 
– Trình bày được những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã 
hội ở Liên Xô. 
– Phân tích được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. 
– Châu Âu và nước Mỹ từ 1918 đến 1945 – Trình bày được những nét chính về tình hình châu Âu và Mỹ giữa hai cuộc 
chiến tranh thế giới (Sự phát triển kinh tế, Đại suy thoái 1929 – 1933, Chính 
sách mới của F.D. Roosevelt). 
– Phân tích được tác động của Đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933 đối với các 
nước Âu – Mỹ. 
– Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 – Trình bày được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 
1945. 
Chiến tranh thế giới thứ hai 
(1939 – 1945) 
– Mô tả được các giai đoạn và diễn trình chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ 
hai. 
– Giải thích và phân tích kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân 
thắng lợi của cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát xít. 
Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 – Trình bày được một số vấn đề cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1918 đến 
năm 1939: cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp; phong trào 
dân tộc dân chủ những năm 1919 – 1930; hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và 
quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; phong trào cách mạng 1930 – 
40 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
1931, 1936 – 1939; một số nét chính của sự phát triển văn hoá, xã hội Việt 
Nam từ 1918 đến 1945. 
– Trình bày được một số vấn đề quan trọng của lịch sử Việt Nam giai đoạn 
1939 – 1945: quá trình chuyển hướng chiến lược của Đảng; sự ra đời và phát 
triển của Mặt trận Việt Minh; Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự ra đời của 
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 
– Đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các quyết định 
quan trọng: chuyển hướng chiến lược, lãnh đạo giành chính quyền tháng Tám 
năm 1945. 
– Giải thích được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 
– Nêu được ý nghĩa của của Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự ra đời nước 
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 
Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 
– Chiến tranh lạnh (1947 – 1991) 
– Nêu được những biểu hiện của Chiến tranh lạnh. 
– Giải thích được nguyên nhân và nêu được hậu quả của Chiến tranh lạnh. 
– Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 
1945 đến năm 1991 
– Trình bày được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của 
Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. 
– Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 
1945 đến năm 1991 
– Nêu được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội của nước Mỹ và các 
nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. 
– Mỹ Latinh và châu Phi từ năm 1945 đến 
năm 1991 
– Mô tả được tình hình chung của các nước Mỹ Latinh từ năm 1945 đến năm 
1991; nét chính về cách mạng Cuba và kết quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa 
xã hội ở Cuba. 
– Trình bày được tình hình chung ở châu Phi từ năm 1945 đến năm 1991. 
41 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 
– Giới thiệu được tình hình chung của các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ 
từ năm 1945 đến năm 1991. 
 – Trình bày được những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và 
quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á, sự hình thành và phát triển của 
tổ chức ASEAN. 
Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 
– Việt Nam trong những năm đầu sau Cách 
mạng tháng Tám 
– Trình bày được những biện pháp để xây dựng và củng cố chính quyền cách 
mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, quân sự của 
Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. 
– Kháng chiến toàn quốc chống thực dân 
Pháp 1945 – 1954 
– Trình bày được cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ. 
– Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống 
thực dân Pháp. 
– Trình bày được nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp. 
– Nêu được ý nghĩa lịch sử và giải thích được nguyên nhân thắng lợi của cuộc 
kháng chiến chống Pháp. 
– Xây dựng chế độ mới ở miền Bắc và đấu 
tranh thống nhất đất nước từ năm 1954 đến 
năm 1975 
– Giới thiệu được những thành tựu chính trong xây dựng chế độ mới của nhân 
dân miền Bắc (hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, xây dựng nền 
kinh tế mới, xã hội mới,...); các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân hai 
miền Nam Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). 
– Nêu được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến 
chống Mỹ cứu nước. 
42 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
– Việt Nam trong những năm 1976 – 1985 – Giới thiệu được những nét chính về công cuộc thống nhất đất nước về mặt 
nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng 
biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền 
biển đảo; tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 – 
1985. 
– Việt Nam trên con đường đổi mới 
(1986 – 1991) 
– Giải thích được nguyên nhân phải tiến hành đổi mới. 
– Trình bày được thành tựu và hạn chế trong 5 năm đầu thực hiện đường lối 
đổi mới. 
Thế giới sau thời kì Chiến tranh lạnh – Mô tả được xu hướng và sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh 
lạnh. 
– Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay – Nêu được những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của Nga từ 1991 đến nay. 
– Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1991 đến 
nay 
– Trình bày được những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của Mỹ và Tây 
Âu từ năm 1991 đến nay. 
– Châu Á từ năm 1991 đến nay – Giới thiệu được những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế của Nhật Bản, 
Trung Quốc, Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay. 
– Giải thích được nguyên nhân phát triển của kinh tế Nhật Bản, Trung Quốc, 
Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay. 
– Đông Nam Á từ năm 1991 đến nay – Mô tả được quá trình phát triển từ ASEAN 6 đến ASEAN 10 và những nét 
chính của Cộng đồng ASEAN. 
Việt Nam từ năm 1991 đến nay 
– Trình bày được những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 
1991 đến năm 2015. 
– Phân tích được thời cơ và thách thức của Việt Nam trong công cuộc đổi mới. 
43 
Nội dung Yêu cầu cần đạt 
Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế 
toàn cầu hoá 
– Cách mạng khoa học kĩ thuật 
– Trình bày được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học kĩ thuật 
thế kỉ XX và xu t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChuong Trinh Lich Su va Dia li THCS moi_12275213.pdf