Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ Thuật

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật thị giác, trong đó nghệ sĩ dùng hình ảnh thị giác để thể hiện cảm xúc, khám phá bản thân

và thế giới xung quanh, giao tiếp với con người và xã hội. Ngôn ngữ mĩ thuật mang tính phổ quát và được xem là một trong

những phương tiện để ghi chép, mô tả, tái hiện lịch sử; phản ánh văn hoá, xã hội, tìm hiểu quá khứ, hiện tại và sáng tạo

tương lai.

Chương trình môn Mĩ thuật trong giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng, phát triển ở học sinh năng lực thẩm mĩ với các

năng lực thành phần đặc thù của môn học như: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và

đánh giá thẩm mĩ; giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển và biến đổi của

thời đại.

Thiết kế Chương trình môn Mĩ thuật kết hợp cấu trúc tuyến tính với cấu trúc đồng tâm, mở rộng mạch kiến thức, kĩ năng

thông qua thực hành và thảo luận ở các nội dung mĩ thuật tạo hình, mĩ thuật ứng dụng; tạo cơ hội cho học sinh được trải

nghiệm và vận dụng mĩ thuật vào đời sống thực tế; giúp học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa mĩ thuật với đời sống văn

hoá xã hội, kết nối mĩ thuật với các môn học và hoạt động giáo dục khác; tạo cơ sở cho học sinh định hướng nghề nghiệp

trong tương lai, cũng như chủ động tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật và hội nhập đời sống xã hội.

Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật được phân chia thành hai giai đoạn:

– Giai đoạn giáo dục cơ bản:

Mĩ thuật là môn học bắt buộc. Nội dung chương trình được thiết kế theo hướng tích hợp, lồng ghép thực hành nghệ

thuật và thảo luận nghệ thuật, nhằm hình thành và phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận

thức và biểu đạt thế giới, khả năng đọc, hiểu thông tin thị giác, biết cảm nhận giá trị thẩm mĩ của tác phẩm, sản phẩm, di

sản mĩ thuật.

pdf 69 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ Thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t kết hợp, sắp xếp yếu tố tạo hình với nguyên lí tạo hình trong thực 
hành, sáng tạo. 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình 
Chấm; Nét; Hình; Khối; Màu sắc; Chất cảm; 
Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình 
Cân bằng; Tương phản; Nhắc lại, xen kẽ. 
2. Thể loại 
– Hội hoạ 
27 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Vận dụng được nguyên lí cân bằng, đối xứng qua tâm, qua trục, cân bằng 
lệch của các yếu tố tạo hình vào sáng tạo sản phẩm. 
– Phân biệt và hiểu được tính tương quan – tính tương phản và mối quan hệ 
của chúng để vận dụng vào sáng tạo sản phẩm. 
– Vận dụng được quy luật nhắc lại và xen kẽ của các yếu tố tạo hình vào 
sáng tạo sản phẩm. 
– Sử dụng đúng quy cách và phương pháp các loại hoạ phẩm chuyên môn 
như: chì màu, sáp màu, màu dạ, phấn màu, bột màu, màu nước,... (Mỗi chất 
liệu nhà sản xuất đều có hướng dẫn cách sử dụng). 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Hiểu được mối quan hệ của văn học, lịch sử... với mĩ thuật. 
– Biết đặt ra câu hỏi: Ai? Ở đâu? Khi nào? Cái gì? Tại sao? Như thế nào? 
trong sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật. 
– Biết phân tích, đánh giá và bày tỏ quan điểm cá nhân về tác phẩm, sản 
phẩm trong cùng một chủ đề, chủ điểm, đề tài,... 
– Nhận thức được vai trò của mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo trong và ngoài nhà trường. 
– Đồ hoạ tranh in 
– Điêu khắc 
3. Quy trình 
3.1 Thực hành: 
– Tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. 
– Tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. 
3.2. Thảo luận: 
– Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá 
nghệ thuật. 
– Sản phẩm mĩ thuật của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề: (Nội dung mở và cập 
nhật). 
4.1. Việt Nam 
– Di sản nghệ thuật Hoà Bình, Phùng 
Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn. 
– Di sản nghệ thuật Sa Huỳnh, Óc Eo. 
4.2. Thế giới 
– Di sản nghệ thuật tiền sử và cổ đại phương 
Tây (nghệ thuật hang động, Ai Cập, Hy Lạp, 
La Mã...) 
– Di sản nghệ thuật Nam và Trung Á (Ấn Độ, 
Tây Tạng...). 
28 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
MĨ THUẬT ỨNG DỤNG 
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Phân biệt được giá trị nghệ thuật và công năng sử dụng của tác phẩm, sản 
phẩm thiết kế. 
– Xác định được đối tượng sử dụng; mục đích thiết kế của tác phẩm, sản 
phẩm. (Ai là người sử dụng/khách hàng?) 
– Hiểu được các công đoạn cần thiết để thực hiện thiết kế sản phẩm. 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
– Biết khai thác tín hiệu thẩm mĩ trên thương hiệu sản phẩm để thực hành 
thiết kế. 
– Vận dụng được tính chất cân bằng đối xứng, cân bằng lệch của chữ, 
logo,... vào thiết kế tác phẩm, sản phẩm. 
– Vận dụng được tính chất tương phản, đối lập của hình và nền vào thiết kế, 
trang trí sản phẩm. 
– Vận dụng được tính chất lặp lại của hình ảnh, chữ... vào thiết kế sản 
phẩm. 
– Biết cải tiến, tái chế, trang trí lại những đồ vật, sản phẩm sẵn có thành sản 
phẩm mới. 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Phân tích được các yếu tố tạo hình và sự sắp xếp của nó trong bài học của 
chính các em và bạn bè. 
– Biết tìm hiểu những giá trị thẩm ở sản phẩm thiết kế. 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình 
Chấm; Nét; Hình; Khối; Màu sắc; Chất cảm; 
Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình 
Cân bằng; Tương phản; Nhắc lại, xen kẽ. 
2. Thể loại 
Lựa chọn: 
– Thiết kế ấn phẩm xuất bản 
– Thiết kế thương mại và quảng cáo 
– Thiết kế mẫu hàng hoá 
3. Quy trình 
3.1. Thực hành: 
– Tạo sản phẩm thiết kế 2D. 
– Tạo sản phẩm thiết kế 3D. 
3.2. Thảo luận: 
– Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, sản phẩm, di 
sản văn hoá nghệ thuật. 
– Sản phẩm thiết kế của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề: (Nội dung mở và cập 
nhật). 
29 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Biết chia sẻ kiến thức, kĩ năng thông qua hoạt động nhóm. 
– Hiểu được vai trò của truyền thống văn hoá trong thị hiếu tiêu dùng sản 
phẩm. 
4.1. Việt Nam 
– Di sản nghệ thuật Hoà bình, Phùng 
Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn. 
– Di sản nghệ thuật Sa Huỳnh, Óc Eo. 
4.2. Thế giới 
– Di sản nghệ thuật tiền sử và cổ đại phương 
Tây (nghệ thuật hang động, Ai Cập, Hy Lạp, 
La Mã...) 
– Di sản nghệ thuật Nam và Trung Á (Ấn Độ, 
Tây Tạng...). 
LỚP 7 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
MĨ THUẬT TẠO HÌNH 
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Xác định được mục đích sáng tạo tác phẩm. 
– Nhận biết được những giá trị nghệ thuật trong thực tiễn đời sống để vận 
dụng vào sáng tạo tác phẩmĐịa điểm các em từng đến; chân dung con người 
các em từng gặp; nội dung câu chuyện các em từng nghe;... 
– Xây dựng được kế hoạch học tập sát với quá trình thực hành sáng tạo. 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
– Vận dụng được giá thẩm mĩ từ di sản nghệ thuật vào thực hành sáng tạo. 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình 
Chấm; Nét; Hình; Khối; Màu sắc; Chất cảm; 
Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình 
Nhắc lại, xen kẽ; Nhịp điệu; Nhấn mạnh. 
2. Thể loại 
– Hội hoạ 
30 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Mô phỏng lại được “mẫu” đối tượng nghệ thuật đúng trình tự và phương 
pháp. 
– Biết kết hợp, sắp xếp nhịp điệu của đường nét, hoa văn, hoạ tiết,... vào 
sáng tạo sản phẩm. 
– Vận dụng được những yếu tố chính, phụ, trung gian,... trong bố cục sản 
phẩm. 
– Lựa chọn, kết hợp, sử dụng được các loại vật liệu đơn giản, phổ biến để 
sáng tạo sản phẩm. 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Hiểu được vai trò của tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ trong không gian nội thất 
– Biết đặt câu hỏi và tìm câu trả lời về sự sáng tạo của nghệ sỹ và tác phẩm 
của họ. 
– Biết sử dụng thuật ngữ chuyên môn để mô tả, phân tích, viết về nghệ sĩ và 
tác phẩm của họ,... 
– Nhận thức và hiểu được mỗi cá nhân nghệ sỹ đều có phong cách riêng, 
phong cách thể hiện quan điểm, tư tưởng của nghệ sỹ đó. 
– Đồ hoạ tranh in 
– Điêu khắc 
3. Quy trình 
3.1 Thực hành: 
– Tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. 
– Tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. 
3.2 Thảo luận: 
– Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá 
nghệ thuật. 
– Sản phẩm mĩ thuật của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề: Nội dung mở và cập 
nhật. 
4.1. Việt Nam 
– Di sản mĩ thuật phong kiến Lý, Trần, Lê... 
– Di sản mĩ thuật tôn giáo Phật giáo, Thiên 
chúa giáo... 
4.2. Thế giới 
– Di sản nghệ thuật phương Tây thời kì Trung 
đại (Phục Hưng, Baroque,...). 
– Di sản nghệ thuật Đông Bắc Á (Trung 
Quốc, Nhật Bản...). 
MĨ THUẬT ỨNG DỤNG 
31 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Xác định được yêu cầu thẩm mĩ của sản phẩm. 
– Nhận biết được phong cách chủ đạo và ngôn ngữ thiết kế sử dụng trong 
tác phẩm, sản phẩm. 
– Hiểu được yêu cầu kĩ thuật để tạo nên sản phẩm. 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
– Biết lựa chọn mô típ hình ảnh từ di sản nghệ thuật vào thực hành, thiết kế. 
– Sao chép, mô phỏng và phát triển được tác phẩm, sản phẩm dựa theo mẫu 
có sẵn. 
– Vận dụng được nhịp điệu của hoa văn, hoạ tiết vào thiết kế, sản phẩm. 
– Lựa chọn được vật liệu làm yếu tố phụ trợ cho thiết kế và trang trí sản 
phẩm. 
– Cải tiến, tái chế được công cụ, phương tiện và vật liệu. 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Phân loại được các tác phẩm, sản phẩm theo loại hình: kiến trúc, thiết kế 
đồ hoạ, thiết kế thời trang, tạo dáng công nghiệp,... 
– Nhận thức được vai trò của thị hiếu thẩm mĩ. 
– Hiểu được hình thức tác phẩm/sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu sử 
dụng và thị hiếu thẩm mĩ của công chúng. 
– Biết phân tích yếu tố thẩm mĩ, giá trị thiết kế ở sản phẩm tiêu dùng công 
nghiệp. 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình 
Chấm; Nét; Hình; Khối; Màu sắc; Chất cảm; 
Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình 
Nhắc lại, xen kẽ; Nhịp điệu; Nhấn mạnh 
2. Thể loại 
Lựa chọn: 
– Thiết kế ấn phẩm xuất bản 
– Thiết kế thương mại và quảng cáo 
– Thiết kế mẫu hàng hoá 
3. Quy trình 
3.1. Thực hành: 
– Tạo sản phẩm thiết kế 2D. 
– Tạo sản phẩm thiết kế 3D. 
3.2. Thảo luận: 
– Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, sản phẩm, di 
sản văn hoá nghệ thuật. 
– Sản phẩm thiết kế của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề: 
Nội dung mở và cập nhật. 
32 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
4.1. Việt Nam 
– Di sản mĩ thuật phong kiến (Lý, Trần, 
Lê...). 
– Di sản mĩ thuật tôn giáo (Phật giáo, Thiên 
chúa giáo...). 
4.2. Thế giới 
– Di sản nghệ thuật phương Tây thời kì Trung 
đại (Phục Hưng, Baroque,...). 
– Di sản nghệ thuật Đông Bắc Á (Trung 
Quốc, Nhật Bản...). 
LỚP 8 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
MĨ THUẬT TẠO HÌNH 
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Phân biệt và hiểu được tính tượng trưng, tính biểu tượng của mĩ thuật. 
– Biết sử dụng tài liệu, kí hoạ, phác thảo,... cho việc thực hiện tác phẩm. 
– Biết kiểm soát công cụ, phương tiện và vật liệu cần thiết để thực hành, 
sáng tạo. 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
– Biết lựa chọn đặc điểm phong cách của một vài nền nghệ thuật vào thực 
hành, sáng tạo. 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình 
Chấm; Nét; Hình; Khối; Màu sắc; Chất cảm; 
Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình 
Nhấn mạnh; Chuyển động; Đậm nhạt. 
2. Thể loại 
– Hội hoạ 
33 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Xác định và hiểu được vai trò, vị trí của điểm nhấn trong hội hoạ để vận 
dụng vào sáng tạo sản phẩm. 
– Thể hiện được phương hướng chuyển động của yếu tố tạo hình trong thực 
hành sáng tạo. 
– Xác định được nguồn sáng và đối tượng được chiếu sáng trong thực hành 
sáng tạo. 
– Biết kết hợp, lắp ghép, tái tạo những đồ vật sẵn có trở thành sản phẩm 
mới. 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Hiểu được vai trò của nghệ thuật điêu khắc trong công trình kiến trúc. 
– Hiểu được bút pháp cá nhân, phong cách nghệ thuật thể hiện hình thức 
của tác phẩm. 
– Phân tích và so sánh được sự tương đồng và khác biệt của tác phẩm, tác 
giả trong cùng thời kì, cùng trường phái, cùng phong cách,... 
– Hiểu được sơ lược về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của một vài nghệ sĩ 
nổi tiếng thế giới và Việt Nam. 
– Đồ hoạ tranh in 
– Điêu khắc 
3. Quy trình 
3.1. Thực hành: 
– Tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. 
– Tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. 
3.2. Thảo luận: 
– Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá 
nghệ thuật. 
– Sản phẩm mĩ thuật của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề: Nội dung mở và cập 
nhật. 
4.1. Việt Nam 
– Tác giả, tác phẩm mĩ thuật Hiện đại 1925 –
1975. 
– Di sản mĩ thuật các dân tộc ít người. 
4.2. Thế giới: 
– Một số trường phái, trào lưu, phong cách 
nghệ thuật phương Tây hiện đại (Ấn tượng, 
Lập thể, Biểu hiện,...). 
– Di sản nghệ thuật Đông Nam Á 
(Campuchia, Indonesia, Thái Lan,...) 
34 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
MĨ THUẬT ỨNG DỤNG 
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Đọc hiểu được thông tin hình ảnh trên sản phẩm thủ công mĩ nghệ truyền 
thống. 
– Xác định được công năng và giới hạn của các loại vật liệu tạo nên sản 
phẩm. 
– Đưa ra được ý tưởng cải tiến, thiết kế sản phẩm. 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
– Chọn lọc được giá trị thẩm mĩ từ thực tiễn đời sống vào thực hành, sáng 
tạo. 
– Sử dụng được mô típ hình ảnh làm trọng tâm, điểm nhấn cho sản phẩm. 
– Vận dụng được phương hướng chuyển động của mô típ hình ảnh để thiết 
kế sản phẩm. 
– Sử dụng được màu sắc tự thân của vật liệu để thiết kế, trang trí sản phẩm. 
– Vận dụng được những phương thức chế tác sản phẩm thủ công mĩ nghệ 
truyền thống vào thiết kế sản phẩm. 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Nhận biết và hiểu được tính tượng trưng, tính biểu tượng của tác phẩm, 
sản phẩm thiết kế. 
– Phân tích được ý tưởng sáng tạo và mục đích sử dụng của tác phẩm, sản 
phẩm. 
– Phân tích và so sánh được sự khác biệt của từng tác phẩm, sản phẩm trong 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình 
Chấm; Nét; Hình; Khối; Màu sắc; Chất cảm; 
Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình 
Nhấn mạnh; Chuyển động; Đậm nhạt. 
2. Thể loại 
Lựa chọn: 
– Thiết kế ấn phẩm xuất bản 
– Thiết kế thương mại và quảng cáo 
– Thiết kế mẫu hàng hoá 
3. Quy trình 
3.1. Thực hành: 
– Tạo sản phẩm thiết kế 2D. 
– Tạo sản phẩm thiết kế 3D. 
3.2. Thảo luận: 
– Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, sản phẩm, di 
sản văn hoá nghệ thuật. 
– Sản phẩm thiết kế của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề: Nội dung mở và cập 
35 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
cùng thể loại, mục đích thiết kế. 
– Hiểu được tính chất phổ biến của mô típ hình ảnh trong sự phát triển sản 
phẩm. 
nhật. 
4.1. Việt Nam 
– Tác giả, tác phẩm mĩ thuật Hiện đại 1925–
1975 (tranh cổ động, minh hoạ...) 
– Di sản mĩ thuật các dân tộc ít người (trang 
phục, đồ dùng,...). 
4.2. Thế giới: 
– Một số trường phái, phong cách thiết kế 
phương Tây hiện đại (Art nouveu, Art Deco, 
Bauhau...). 
– Di sản nghệ thuật Đông Nam Á 
(Campuchia, Indonesia, Thái Lan,...). 
LỚP 9 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
MĨ THUẬT TẠO HÌNH 
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Xác định được khuôn hình (cắt cảnh) trong thực hành sáng tạo. 
– Lập được danh mục tác phẩm, nhật kí sáng tạo, lưu trữ hình ảnh,... 
– Biết vận dụng trí tưởng tượng, cảm hứng cá nhân vào quá trình sáng tạo 
sản phẩm. 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình 
Chấm; Nét; Hình; Khối; Màu sắc; Chất cảm; 
Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình 
Đậm nhạt, Tỷ lệ, Bố cục. 
36 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Biết vận dụng thông tin hình ảnh từ thực tiễn đời sống vào thực hành, 
sáng tạo. 
– Xác định được nguồn sáng và biết phân tích hệ thống đậm nhạt trên 
“mẫu” trong thực hành sáng tạo. 
– Mô phỏng được hình ảnh có tỉ lệ phù hợp với “nguyên mẫu”. 
– Biết sắp xếp hình ảnh... (bố cục) trong thực hành, sáng tạo. 
– Kiểm soát được quá trình thực hành sáng tạo, từ ý tưởng ban đầu đến 
phác thảo dự kiến và kết quả sản phẩm. 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Hiểu được vai trò của tác phẩm nghệ thuật trong thực tiễn đời sống. 
– Nhận thức được vai trò của nghệ sĩ (tác giả) trong sáng tạo nghệ thuật và 
vai trò quan trọng của người xem (khán giả/công chúng) trong đánh giá tác 
phẩm. 
– Tiếp cận và cập nhật được những trào lưu nghệ thuật đương đại quốc tế. 
– Nhận thức và hiểu được sự ảnh hưởng của đời sống văn hoá lịch sử, kinh 
tế chính trị đến mĩ thuật, thông qua hình ảnh trên tác phẩm, di sản văn hoá 
nghệ thuật,... 
2. Thể loại 
– Hội hoạ 
– Đồ hoạ 
– Điêu khắc 
3. Quy trình 
3.1. Thực hành: 
– Tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. 
– Tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. 
3.2. Thảo luận: 
– Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá 
nghệ thuật. 
– Sản phẩm mĩ thuật của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề: Nội dung mở và cập 
nhật 
4.1. Việt Nam 
– Tác giả, tác phẩm mĩ thuật 1975 – 2018. 
– Di sản mĩ thuật dân gian (tranh dân gian, 
chạm khắc gỗ đình làng,...). 
4.2. Thế giới: 
– Một số trường phái, trào lưu, phong cách 
Nghệ thuật đương đại (Nghệ thuật ý niệm, Pop 
Art, Graffiti...). 
37 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
 – Nghệ thuật thổ dân châu Úc, thổ dân châu 
Phi. 
MĨ THUẬT ỨNG DỤNG 
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Hiểu được vai trò của “nhận diện hình ảnh, thương hiệu” trong tác phẩm, 
sản phẩm thiết kế. 
– Hiểu được tác động của quá trình phát triển khoa học kĩ thuật đối với các 
ngành nghề thiết kế. 
– Đưa ra được giải pháp, phác thảo, phương án cho thiết kế sản phẩm. 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
– Cập nhật được giá trị thẩm mĩ của thời đại vào thực hành sáng tạo. 
– Cân bằng được sắc độ giữa hình và nền trên sản phẩm thiết kế. 
– Biết lựa chọn, sử dụng chi tiết hình ảnh,... có tỉ lệ phù hợp với kích thước 
sản phẩm thiết kế. 
– Hiểu được cấu trúc, nguyên lí của sự sắp xếp hay còn gọi là bố cục trong 
thiết kế (thông qua thực hành thiết kế sản phẩm). 
– Biết ứng dụng khoa học công nghệ vào thiết kế sản phẩm. 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Biết hoàn thiện sản phẩm sẵn sàng cho việc trưng bày, triển lãm và bán 
hàng. 
– Xác định được những địa điểm, không gian có thể phù hợp cho việc trưng 
bày sản phẩm. 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình 
Chấm; Nét; Hình; Khối; Màu sắc; Chất cảm; 
Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình 
Đậm nhạt; Tỷ lệ; Bố cục. 
2. Thể loại 
Lựa chọn: 
– Thiết kế ấn phẩm xuất bản 
– Thiết kế thương mại và quảng cáo 
– Thiết kế mẫu hàng hoá 
3. Quy trình 
3.1. Thực hành: 
– Tạo sản phẩm thiết kế 2D. 
– Tạo sản phẩm thiết kế 3D. 
3.2. Thảo luận: 
– Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, sản phẩm, di 
sản văn hoá nghệ thuật. 
38 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Thảo luận, chia sẻ, giới thiệu và truyền thông về tác phẩm, sản phẩm. 
– Hiểu được sự tác động của Internet toàn cầu đối với thị hiếu công chúng 
(người tiêu dùng). 
– Sản phẩm mĩ thuật của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề: Nội dung mở và cập 
nhật 
4.1. Việt Nam 
– Tác giả, tác phẩm, sản phẩm thiết kế 1975 – 
2018. 
– Di sản mĩ thuật dân gian (rối nước, đồ thủ 
công mĩ nghệ...). 
4.2. Thế giới: 
– Một số trường phái, phong cách thiết kế 
đương đại (phong cách hào nhoáng Kitsch, 
trường phái hậu hiện đại Post Modern...). 
 – Nghệ thuật thổ dân châu Úc, thổ dân châu 
Phi (đồ gốm, Boomerang...). 
LỚP 10 
CÁC HỌC PHẦN CỐT LÕI 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
MĨ THUẬT TẠO HÌNH 
1. HỌC PHẦN LỰA CHỌN: HỘI HOẠ 
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Biết được đặc điểm một số thể loại hội hoạ. 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình: Chấm; Nét; Hình; Khối; 
39 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Hiểu được khả năng biểu đạt của một số chất liệu hội hoạ. 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
– Phác thảo được ý tưởng sáng tạo. 
– Thể hiện được hình ảnh thẩm mĩ bằng chất liệu hội hoạ 
– Thể nghiệm sáng tạo bằng chất liệu tự nhiên, sẵn có. 
– Biểu đạt được cảm xúc thông qua thực hành sáng tạo. 
– Tạo được sản phẩm phù hợp với nội dung tư tưởng 
Phân tích, đánh giá thẩm mĩ: 
– Phân tích được giá trị thẩm mĩ trong sản phẩm, tác phẩm hội hoạ 
– Phân tích được những ưu thế của một số chất liệu hội hoạ 
Màu sắc; Chất cảm; Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình: Cân bằng; Tương 
phản; Nhắc lại, xen kẽ; Nhịp điệu; Chuyển 
động; Đậm nhạt; Tỷ lệ; Bố cục. 
2. Thể loại 
Lựa chọn hoặc kết hợp 
– Tranh chất liệu chì, than 
– Tranh chất liệu màu bột (bột màu tự nhiên, 
màu poster) 
– Chất liệu màu nước, mực nho 
– Sơn dầu, chất liệu tổng hợp 
3. Quy trình: 
3.1. Thực hành: 
– Lựa chọn: vẽ chì, than, bột màu, màu tự 
nhiên, màu nước, mực nho, sơn dầu, chất liệu 
tổng hợp... 
3.2. Thảo luận: 
– Tác phẩm Hội hoạ. 
40 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
– Sản phẩm của học sinh 
4. Định hướng chủ đề 
Lựa chọn: 
– Chân dung 
– Tĩnh vật 
– Phong cảnh 
– Sinh hoạt 
2. HỌC PHẦN LỰA CHỌN: LỊCH SỬ VÀ PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT 
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Biết được sơ lược về lịch sử mĩ thuật thế giới. 
– Biết được khái quát về lịch sử mĩ thuật Việt Nam. 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
– Biết đối chiếu, so sánh, chứng minh những giá trị thẩm mĩ thông qua các 
di sản, hiện vật mĩ thuật. 
– Nhận định được yếu tố văn hoá và yếu tố xã hội trong nghệ thuật tạo hình 
– Sử dụng được thuật ngữ chuyên môn để mô tả về di sản, hiện vật mĩ thuật. 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Trao đổi thảo luận các chuyên đề mĩ thuật. 
– Xác định được cơ sở thẩm mĩ của các nền văn hoá, nghệ thuật. 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình: Chấm; Nét; Hình; Khối; 
Màu sắc; Chất cảm; Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình: Cân bằng; Tương 
phản; Nhắc lại, xen kẽ; Nhịp điệu; Chuyển 
động; Đậm nhạt; Tỷ lệ; Bố cục. 
2. Thể loại: 
– Lịch sử mĩ thuật. 
– Lý luận mĩ thuật 
41 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
. 
– Phê bình mĩ thuật 
3. Quy trình 
3.1. Thực hành: 
– Tìm hiểu, khai thác di sản, hiện vật, tư liệu 
mĩ thuật. 
3.2. Thảo luận: 
– Di sản, hiện vật, tư liệu mĩ thuật 
– Bài viết, thuyết trình... của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề 
4.1. Mĩ thuật thế giới 
4.2. Mĩ thuật Việt Nam 
MĨ THUẬT ỨNG DỤNG 
3. HỌC PHẦN LỰA CHỌN: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA 
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Hiểu được khái niệm thiết kế đồ hoạ, tính chất và đặc điểm của thiết 
kế đồ hoạ 
– Hiểu và nêu được chức năng thẩm mĩ, công năng sử dụng của và vai trò 
của sản phẩm thiết kế trong đời sống xã hội 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
– Vận dụng được kiến thức về hiệu quả thông tin, thẩm mĩ, tương tác xã 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình: Chấm; Nét; Hình; Khối; 
Màu sắc; Chất cảm; Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình: Cân bằng; Tương 
phản; Nhắc lại, xen kẽ; Nhịp điệu; Chuyển 
42 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
hội trong thiết kế đồ hoạ. 
– Vận dụng và phối hợp được các chất liệu trong thiết kế đồ hoạ 
– Ứng dụng được các yếu tố tạo hình trong thiết kế đồ hoạ. 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Phân tích được tính chất và đặc điểm của chất liệu thiết kế đồ hoạ. 
 – Phân loại được một số thể loại thiết kế đồ hoạ 
động; Đậm nhạt; Tỷ lệ; Bố cục. 
2. Thể loại: 
– Thiết kế đồ hoạ 
3. Quy trình 
3.1. Thực hành: 
Thiết kế sản phẩm 2D, 3D 
3.2. Thảo luận: 
– Sản phẩm thiết kế đồ hoạ 
– Sản phẩm thiết của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề 
Lựa chọn 
– Logo, ấn phẩm nhận diện thương hiệu; 
bao bì hàng hoá, nhãn mác sản phẩm. 
– Sách, tạp chí, minh hoạ. 
– Danh thiếp, thiếp mời, bao thư, bìa hồ 
sơ,... 
– Kiểu dáng sản phẩm. 
4. HỌC PHẦN LỰA CHỌN: NHIẾP ẢNH 
43 
Yêu cầu cần đạt Nội dung 
. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: 
– Biết được một vài thiết bị in, phóng ảnh (máy in phun, máy in laser, máy 
minilab). 
– Có hiểu biết sơ lược về lịch sử hình thành và các thể loại nhiếp ảnh. 
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: 
– Sử dụng được máy ảnh (máy cơ, máy tự động hoặc điện thoại di động) 
– Thực hiện được kĩ thuật chọn khung hình, bố cục. 
– Xác định được hướng nguồn sáng trong thực hành chụp ảnh 
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: 
– Phân tích được hiệu quả của bố cục không gian trong bức ảnh. 
– Phân tích được một số giá trị thẩm mĩ của tác phẩm nhiếp ảnh. 
1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình 
1.1. Yếu tố tạo hình: Chấm; Nét; Hình; Khối; 
Màu sắc; Chất cảm; Không gian. 
1.2. Nguyên lí tạo hình: Cân bằng; Tương 
phản; Nhắc lại, xen kẽ; Nhịp điệu; Chuyển 
động; Đậm nhạt; Tỷ lệ; Bố cục. 
2. Thể loại: Nghệ thuật nhiếp ảnh 
3. Quy trình 
3.1. Thực hành: Chụp ảnh bằng máy ảnh cơ, 
máy ảnh số hoặc điện thoại di động. 
3.2. Thảo luận: 
– Tác phẩm nhiếp ảnh 
– Ảnh chụp của học sinh. 
4. Định hướng chủ đề 
Tuỳ chọn hoặc kết hợp 
– Ảnh phong cảnh 
– Ảnh chân dung 
– Ảnh sinh hoạt 
– Nhiếp ảnh tư li

Tài liệu đính kèm:

  • pdf18. Chuong trinh mon My thuat (Du thao ngay 19.1.2018).pdf