Chuyên đề “Dân cư và tài nguyên, môi trường ở đới nóng”

Bước 1: Xác định tên chuyên đề: “Dân cư và tài nguyên, môi trường ở đới nóng”

- Lí do lựa chọn chuyên đề: đây là một kiến thức nổi bật khi tìm hiểu về đới nóng. Các kiến thức về vấn đề dân cư và môi trường đới nóng nằm trong hệ thống kiến thức địa lí 7. Các bài:

+ Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

+ Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng.

Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực:

- Kiến thức:

+ Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng.

+ Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1910Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề “Dân cư và tài nguyên, môi trường ở đới nóng”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 2 – Xây dựng chuyên đề môn Địa lí 7
GV: Bùi Thị Thuận – THCS Hùng Lô
GV: Phạm Thị Thu Hường – THCS Lý Tự Trọng
CÁC BƯỚC SOẠN GIẢNG CHUYÊN ĐỀ
“DÂN CƯ VÀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG”
Bước 1: Xác định tên chuyên đề: “Dân cư và tài nguyên, môi trường ở đới nóng”
- Lí do lựa chọn chuyên đề: đây là một kiến thức nổi bật khi tìm hiểu về đới nóng. Các kiến thức về vấn đề dân cư và môi trường đới nóng nằm trong hệ thống kiến thức địa lí 7. Các bài:
+ Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng.
+ Bài 11: Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng.
Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực:
- Kiến thức:
+ Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng. 
+ Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả.
- Kĩ năng: 
+ Rèn luyện cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ về các mối quan hệ. Bớc đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê.
+ Bước đầu tập luyện cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí. (các nguyên nhân di dân) Củng cố các kỹ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, lược đồ địa lí và biểu đồ hình cột.
- Thái độ: 
+ Tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên của quê hương, đất nước.
+ GD cho HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Năng lực hướng tới:
+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ; 
+ Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
Bước 3: Xây dựng nội dung chuyên đề
1. Dân cư đới nóng
1.1. Dân số đới nóng
1.2. Sự di dân ở đới nóng
1.3. Đô thị hóa ở đới nóng
2. Sức ép của các vấn đề dân cư tới tài nguyên, môi trường đới nóng.
2.1. Sức ép của dân cư tới tài nguyên ở đới nóng
2.2. Sức ép của dân cư tới môi trường đới nóng
3. Biện pháp để giảm sức ép của các vấn đề dân cư tới tài nguyên, môi trường đới nóng
Bước 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Dân cư đới nóng
- Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; 
- Đọc lược đồ các siêu đô thị trên thế giới (H3.3) nhận biết tên các siêu đô thị ở đới nóng.
- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở đới nóng, nêu nguyên nhân và hậu quả.
- Phân tích được lược đồ phân bố dân cư thế giới (H2.1) để thấy được phân bố dân cư đới nóng tập trung ở 4 khu vực (ĐNÁ, NÁ, Tây Phi, ĐN Braxin) là những nước có nền KT đang PT.
- Phân tích được biểu đồ dân số TG (H1.2) và gia tăng DS tự nhiên ở các nước đang phát triển (H1.4) để thấy được DS đới nóng tăng quá nhanh.
- Quan sát ảnh H11.1 và H 11.2 nhận xét được về hình thức quần cư thành thị ở đới nóng.
2. Sức ép của các vấn đề dân cư tới TNMT đới nóng.
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với kinh tế, tài nguyên, môi trường ở đới nóng. 
- Liên hệ vấn đề dân số và môi trường ở Việt Nam.
3. Biện pháp để giảm sức ép của các vấn đề dân cư tới TNMT đới nóng
Phân tích các biện pháp để giảm sức ép dân cư tới TNMT đới nóng. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phân bố dân cư, tiến hành đô thị hóa hợp lí đối với TNMT đới nóng.
Nhóm 2 – Xây dựng chuyên đề môn Địa lí 7
GV: Bùi Thị Thuận – THCS Hùng Lô
GV: Phạm Thị Thu Hường – THCS Lý Tự Trọng
CHUYÊN ĐỀ: DÂN CƯ VÀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG
Thời lượng: 2 tiết (tiết 10 + 11)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên, môi trường ở đới nóng. 
- Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ về các mối quan hệ. Bớc đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê.
- Bước đầu tập luyện cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí. (các nguyên nhân di dân) Củng cố các kỹ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, lược đồ địa lí và biểu đồ hình cột.
3. Thái độ: 
+ Tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên của quê hương, đất nước.
+ GD cho HS biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn.
4. Năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ; 
+ Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng biểu đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật
1. Hình thức: trên lớp
2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, sử dụng các phương tiện trực quan, ...
3. Kĩ thuật: nêu câu hỏi và học tập hợp tác.
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV:
 Lược đồ phân bố dân cư thế giới (H 2.1 SGK); Biểu đồ dân số thế giới (H1.2); Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực ở châu Phi từ năm 1975 đến 1990 (H10.1); một số hình ảnh về các hình thức quần cư ở đới nóng.
2. Chuẩn bị của HS: đã tìm hiểu trước nội dung bài học.
IV. Tiến trình bài mới
- Ổn định tổ chức:
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
7A
1
2
7B
1
2
7C
1
2
7D
1
2
1. Khởi động:
2. Hình thành kiến thức mới:
2.1. Hoạt động 1: Dân cư đới nóng
2.2. Hoạt động 2: Sức ép của các vấn đề dân cư tới tài nguyên, môi trường đới nóng.
a. GV chuyển giao nhiệm vụ: chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Thảo luận về sức ép của các vấn đề dân cư tới tài nguyên ở đới nóng
+ Nhóm 2: Thảo luận về sức ép của các vấn đề dân cư tới môi trường ở đới nóng.
GV hướng dẫn: dựa vào hiểu biết của mỗi em và những gợi ý trong SGK.
Gọi đại diện 1 HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành thảo luận theo bàn
c. HS báo cáo: 1 HS đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác trong nhóm bổ sung.
d. Đánh giá: 
GV nhận xét
HS nhóm khác có ý kiến (bổ sung hay phản biện)
GV chuẩn kiến thức:
- Các tài nguyên: rừng, đất đai khoáng sản, nguồn nước... bị suy giảm, thu hẹp và cạn kiệt do khai thác quá mức, do DS tập trung quá đông...
- Dân số đông, tăng nhanh làm tăng khả năng ô nhiễm không khí, chất lượng cuộc sống giảm sút, môi trường bị tàn phá, hủy hoại.
2.3. Hoạt động 3: Biện pháp để giảm sức ép của các vấn đề dân cư tới tài nguyên, môi trường đới nóng
3. Luyện tập:
Câu 1: Em hãy nêu nguyên nhân, đặc điểm về di dân ở đới nóng? Sự di dân không có tổ chức gây hậu quả gì đến phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 2: Dựa vào H3.3 em hãy kể tên một số siêu đô thị ở đới nóng?
Câu 3: Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách cần tiến hành ngay trong tất cả phần lớn các nước đới nóng?
Câu 4: Phân tích quá trình đô thị hóa ở đới nóng? Hậu quả của bùng nổ đô thị đối với kinh tế - xã hội và môi trường?
Câu 5: Vẽ sơ đồ thể hiện hậu quả của việc gia tăng dân số đới nóng đến kinh tế - xã hội – môi trường.
4. Vận dụng:
Câu 1: Theo em, hiện nay dân số nước ta có gây sức ép đến vấn đề KT-XH và tài nguyên môi trường không? Nếu có em hãy nêu một số biện pháp hạn chế vấn đề này?
5. Tìm tòi, mở rộng: 
Vấn đề ô nhiễm môi trường có đang diễn ra ở TP. Việt Trì không? Nếu có, em hãy chứng minh sự ô nhiễm và chỉ rõ nguyên nhân.
V. Củng cố:
- GV yêu cầu một số HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Ôn tập kiến thức phần I và phần II chương 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docdan_cu_va_tai_nguyen_MT_o_doi_nong_dia_7_VT.doc