Nói đến môn Ngữ văn không thể không nhắc đến việc dạy và học cách sử dụng bốn kĩ năng cho học sinh. Một trong bốn kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết thì kĩ năng “nói” hầu như bấy lâu nay “chúng ta” chưa đào sâu, chưa quan tâm đúng mức. Bởi lẽ giờ Luyện nói cho phân môn Tập làm văn không nhiều, thời gian lại hạn chế. Từ đó học sinh đâm ra lúng túng khi nói trước đám đông một vấn đề nào đó cần phải có ngằn có ngữ (mặc dù đã có sự chuẩn bị trước), nên các em thường hay “ậm ừ . . . thì . . . mà . . . là . . .” (!) Hoặc trình bày “nói” nhưng lại giống “đọc” hoặc trả bài kiểu học thuộc lòng một cách qua loa, động thái xơ cứng.
Thực tế cho thấy kĩ năng nghe – đọc được các em sử dụng khá thuần thục qua giờ đọc – nghe văn bản, tìm hiểu nội dung bài. Còn kĩ năng “viết” thì dường như được “ưu tiên”. Vì đấy là quá trình hội tụ từ ba kĩ năng trên, là sự trình bày những hiểu biết từ kiến thức được học để nêu lên những cảm nhận ý tưởng của bản thân học sinh. Ngược lại, kĩ năng “nói” chừng như vận hành có vẻ rời rạc. Thật ra kĩ năng “nói” không tách “nghe”, vì có sự giao tiếp; không tách “đọc”, vì có sự chuẩn bị kĩ từ “đọc”, phải luyện “đọc” mới “nói” tốt; không tách “viết”, vì phải lưu lại nội dung cần trình bày, phải chuẩn bị qua sự lập luận “viết” nhằm lôi cuốn người nghe. Do đó, kĩ năng “nói” là một trong bốn kĩ năng không thể tách rời nhau, mà nó phải được và cần luôn hoà quyện thì mới phát huy hết tác dụng trong việc bồi dưỡng tình cảm, cảm thụ văn học và quá trình giao tiếp trong cuộc sống cho học sinh qua phân môn Tập làm văn thuộc môn Ngữ văn.
Tập làm văn mang tính thực hành cao, nó gắn bó và được sự hỗ trợ chặt chẽ với hai phân môn: Văn và Tiếng Việt. Bấy giờ giúp học sinh một năng lực mới: sản sinh ra văn bản bằng hình thức nói hoặc viết. Mà khả năng nói thì mỗi học sinh lại có ưu - khuyết điểm khác nhau, không mang tính lặp lại cao.
Mỗi giờ Tập làm văn, đặc biệt là tiết Luyện nói phản ánh khá rõ ràng về nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh qua những vấn đề về văn chương và đời sống. Sự phát biểu của học sinh về những vấn đề này đúng hay chưa đúng đều liên quan đến tư tưởng, tình cảm của các em. Vì vậy trong quá trình Luyện nói, vai trò chủ thể giáo dục của người học thể hiện khá rõ ràng, không kém quá trình làm bài viết.
Để khắc phục tình trạng “sợ nói” trong giờ Tập làm văn tiết Luyện nói của học sinh khối lớp 6, tôi đã thử áp dụng một số biện pháp tích cực và bước đầu mang tính khả thi. Nay, xin trình bày một vài ý tưởng còn mang tính chủ quan qua chủ đề của Sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh thực hành tiết Luyện nói trong giờ Tập làm văn - Ngữ văn 6”.
n qua chủ đề của Sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh thực hành tiết Luyện nói trong giờ Tập làm văn - Ngữ văn 6”. Bài viết được thực nghiệm qua lớp 62, trường THCS An Thạnh Tây, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng trong năm học 2011 – 2012. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Đặc điểm tình hình: 1.1. Về phía nhà trường: Trường THCS An Thạnh Tây tiếp giáp với trục lộ chính của huyện; trường thuộc xã An Thạnh Tây, trường có 2 điểm (điểm chính tại trung tâm xã, điểm lẻ tại ấp An Phú – Cồn Cù Lao Nai). Đội ngũ giáo viên đa phần đều trẻ, khoẻ, nhiệt tình, hầu hết là người phương xa đến sinh sống và lập nghiệp. Năm học 2011 – 2012 toàn trường có cả thảy 08 lớp. Bốn lớp điểm chính học buổi sáng và 4 lớp điểm lẻ học buổi chiều. Mỗi khối có hai lớp. Chất lượng học tập của lớp 62 không bằng lớp 61 xét về chủ quan lẫn khách quan. Ngoài giờ học chính khoá nhà trường còn đầu tư cho chất lượng học tập của học sinh qua giờ học phụ đạo chéo buổi. 1.2. Tình hình lớp 62: - Sĩ số học sinh: 27; - Số học sinh nữ: 15; - Số học sinh khmer: 01; - Số học sinh khmer nữ: 01; - Học sinh con thương binh: 01; - Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 12; - Học sinh cá biệt: 02. 2. Những biện pháp hướng dẫn học sinh thực hành tiết Luyện nói trong giờ Tập làm văn - Ngữ văn 6: Ngay từ đầu năm học tôi đã bắt tay vào việc xây dựng tiết Luyện nói, hay nói cách khác là giúp học sinh thực hiện kĩ năng “nói”. Qua đó hình thành trong các em: tự tin ở bản thân, nói chuẩn mực và trình bày vấn đề phù hợp với từng đối tượng giao tiếp. Muốn thực hiện tiết Luyện nói được tốt, trước hết người thầy phải hướng dẫn cặn kẽ việc lập dàn ý, sửa câu chữ, chính tả, lặp từ, . . . mà trò dễ thường vấp phải. Theo như Phân phối chương trình năm học thì việc Luyện nói ở lớp 6 vỏn vẹn được 03 tiết ở tuần 08: “Luyện nói kể chuyện” , tuần 22: “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.”, tuần 25: “Luyện nói về văn miêu tả”. 2.1. Luyện nói kể chuyện: Đây là bài rèn luyện kĩ năng thực hành về tự sự, cụ thể là tập trung kể người, kể việc. Kiểu bài này học sinh đã được làm quen ở lớp 5. Sang lớp 6, yêu cầu vấn đề cần: Người kể phải nhập cuộc, hoá thân theo từng vai kể (nếu câu chuyện có nhiều nhân vật) thì câu chuyện mới sinh động, hấp dẫn người nghe được. Tính sáng tạo hợp lí của các em trong quá trình nói rất được khuyến khích và hoan nghênh. Khi thực hành kể, yêu cầu học sinh phải tự tin, tự nhiên, khuôn mặt tươi tỉnh, luôn hướng tới sự chú ý của người nghe. Chuẩn bị cho loại bài này tôi đã giao việc cho lớp như sau (lớp chia làm 04 nhóm): - Cả 04 nhóm đều lập dàn bài Luyện nói kể chuyện để tự giới thiệu về bản thân mình hoặc kể về gia đình của mình. - Tôi xem và sửa chữa phần lập dàn bài của cả lớp trước hai ngày, định hướng dàn bài chi tiết, rõ ràng để học sinh không bị nhầm hoặc bị dàn trải trong bài nói của mình. - Yêu cầu: Xác định yêu cầu của bài luyện nói kể chuyện: sắp xếp các sự việc trong truyện theo một trình tự hợp lí để kể; bám sát nội dung đề yêu cầu; ngữ điệu phù hợp với nhân vật và diễn bình của truyện. + Học sinh giỏi: nói diễn cảm, lưu loát, đúng theo ngôi kể, biểu hiện sắc thái phù hợp theo từng tình tiết của truyện, có sáng tạo hợp lí, chú ý đến đối tượng giao tiếp. + Học sinh khá: nói lưu loát, đúng theo ngôi kể, sắc thái biểu cảm phù hợp theo từng tình tiết của truyện, có chú ý đến đối tượng giao tiếp. + Học sinh trung bình: vừa “nói” kết hợp với “đọc”, diễn đạt đúng nội dung yêu cầu. + Học sinh yếu: phần lập dàn bài khá hoàn chỉnh, nói hoặc đọc theo ý chính của đoạn trích là được. - Mỗi cá nhân đều chuẩn bị bài Luyện nói kể chuyện cho mình ở các đề bài (sách giáo khoa trang 77). + Học sinh yếu: Tự giới thiệu về bản thân. + Học sinh trung bình: Kể về một ngày hoạt động của mình. + Học sinh khá - giỏi: Tuỳ chọn câu chuyện kể (kể sáng tạo truyện đã học, đã đọc hoặc câu chuyện từ cuộc sống). * Gợi dẫn dàn ý cho dạng đề học sinh trung bình - yếu: “Tự giới thiệu về bản thân”. * Mở bài: Lời chào và lí do tự giới thiệu (để làm quen, giao lưu với Liên đội trường bạn, . . .). * Thân bài: - Xưng danh: Họ tên? tuổi? - Lai lịch: Quê quán? Gia đình? (chỗ ở hiện nay? Gồm những ai? Họ làm gì?). - Đang học lớp mấy? trường nào? - Sở thích? Nguyện vọng? * Kết bài: Lời cảm ơn mọi người đã lắng nghe. * Gợi dẫn dàn ý cho dạng đề học sinh khá - giỏi: “Kể về một ngày hoạt động của mình” theo ngôi kể thứ nhất (sáng tạo, hợp lí logic)”. * Mở bài: Tự giới thiệu: Tên, tuổi, chỗ ở, vài nét về gia đình; Học lớp,trường * Thân bài: Các hoạt động trong ngày: - Buổi sáng: Thức dậy lúc mấy giờ? Làm những việc gì?; Đi học lúc nào? Trường xa hay gần? - Buổi trưa: Ăn uống nghỉ ngơi. - Buổi chiều: Giúp việc gia đình (dọn dẹp nhà cửa, dạy em học); Học và làm bài tập; Giải trí; - Buổi tối: Quây quần cùng gia đình trò chuyện, vui chơi; Chuẩn bị bài cho ngày mai; Đi ngủ. * Kết bài: Cảm nghĩ của em. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe. Nhận xét chung, đánh giá, khích lệ học sinh bằng cách ghi điểm. Sau đó dặn học sinh viết lại nội dung này thành bài Luyện nói hoàn chỉnh vào giấy kiểm tra (làm ở nhà, thời gian trong vòng một tuần). Điều đó sẽ khắc sâu hơn kĩ năng nói - viết của các em. Như đã trình bày, tiết Luyện nói diễn ra trong giờ học chính khoá rất ít. Vì lẽ đó tôi đã hướng dẫn và xây dựng vấn đề này sâu hơn ở những giờ học phụ đạo. Còn giờ chính khoá thì việc này vẫn luôn được lồng ghép trong những giờ Tập làm văn bằng cách gợi ý cho học sinh “nói” mỗi giờ học một chủ đề nào đó trong khoảng 05 phút. “Nói” một lần chưa được, hai lần còn ngượng, ba lần vẫn chưa quen thì nhiều lần ắt sẽ “nói” được. Khi đã “nói” quen rồi lại thích được “nói” những gì mình nghĩ, mình quan sát và “nói” sáng tạo. Tâm lí của các trò là vậy mà! Quả thật kĩ năng “nói” được áp dụng thường xuyên vào giờ học văn bản, nhất là phần cho học sinh tóm tắt truyện. Lúc ấy học sinh sẽ nói bằng sự cảm nhận, sự hiểu qua phần soạn bài ở nhà và dưới sự gợi ý của giáo viên. Còn ở giờ học Tiếng Việt thì học sinh được cung cấp vốn từ ngữ để trau dồi cách sử dụng từ và ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh, đối tượng giao tiếp, . . . . Thế nên kĩ năng “nói” không rời rạc, không bít ngõ mà luôn gắn kết với ba kĩ năng còn lại, luôn thực hiện ở cả ba phân môn. Từ đó học sinh cảm nhận rằng: nói trước tập thể nếu được rèn luyện thì sẽ không còn nhút nhát, tự ti, mặc cảm; nếu nói không suôn câu mà được thực hành luyện nói thường xuyên dần dần sẽ nói gãy gọn hơn, vì có sự điều chỉnh kịp thời của thầy và sự nhận xét, bổ sung của bạn. Cho nên các em cảm thấy điềm tĩnh hơn, nói một vấn đề nào đó cũng dần hình thành tính chủ động, rành rẽ, sâu sắc hơn, nói trôi chảy hơn! 2.2. Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả: Đây là bài rèn luyện kĩ năng thực hành về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Kiểu bài miêu tả không mới đối với các em học sinh lớp 6 vì các em đã được học ở bậc Tiểu học nhưng để có một bài văn miêu tả hay, người viết cần có một số năng lực quan trọng như: quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét. + Quan sát: Nhìn, nghe, ngửi, sờ, cầm,bằng các giác quan tai, mắt, mũi, da + Tưởng tượng: Hình dung ra cái (thế giới) chưa có (không có). + So sánh: Dùng cái đã biết để làm rõ, nổi bật cái chưa biết. + Nhận xét: Đánh giá, khen, chê. Khi thực hành luyện nói đối với dạng đề văn này, yêu cầu học sinh phải tự tin, tự nhiên, khuôn mặt tươi tỉnh, luôn hướng tới sự chú ý của người nghe. Muốn tiết Luyện nói được thành công rôm rả thì điều tiên quyết là khâu chuẩn bị. Giáo viên gợi dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện ở nhà những việc sau: - Cả lớp lập dàn bài cho đề bài Luyện nói trên lớp “Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo câu hỏi sau: Theo em Kiều Phương là người như thế nào? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em”; “Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở”. - Giáo viên hướng dẫn cách thức làm bài, xem phần lập dàn bài chi tiết của học sinh rồi nhận xét, chỉ dẫn tường tận. Việc này phải thực hiện trước hai ngày thực hành bài Luyện nói trên lớp. * Gợi dẫn dàn ý cho dạng đề học sinh trung bình - yếu: “Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, hãy lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo câu hỏi sau: Theo em Kiều Phương là người như thế nào? Từ các chi tiết về nhân vật này trong truyện, hãy miêu tả lại hình ảnh của Kiều Phương theo tưởng tượng của em”. Đối với đề bài trên học sinh cần nêu được các ý: + Mở bài: Lời chào, giới thiệu nhân vật định nói. + Thân bài: . Tưởng tượng hình dáng: Cao, gầy, mặt lọ lem, miệng cười tươi, có răng khểnh... . Tưởng tượng tính cách: Có tài vẽ, hồn nhiên, trong sáng, độ lượng, nhân hậu, tài năng... + Kết bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật trên; Lời cám ơn các bạn đã lắng nghe. * Gợi dẫn dàn ý cho dạng đề học sinh khá - giỏi: “Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở”. + Mở bài: Lời chào, giới thiệu nhân vật định nói. + Thân bài: . Đó là một đêm trăng như thế nào? (nhận xét) . Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng ngõ phố, ánh trăng,?(quan sát) . Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thế nào? (so sánh, tưởng tượng) . Dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn về đêm trăng ấy. + Kết bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật trên; Lời cám ơn các bạn đã lắng nghe. - Giáo viên hướng dẫn cách thức làm bài, xem phần lập dàn bài chi tiết của học sinh rồi nhận xét, chỉ dẫn tường tận. Việc này cũng phải thực hiện trước hai ngày thực hành bài Luyện nói trên lớp. - Học sinh giỏi: Trình bày phần lập dàn bài chi tiết tốt. Trình bày bài nói hoàn chỉnh theo yêu cầu đề bài. Nói suôn câu, truyền cảm, vấn đề mạch lạc, thuyết phục, chú ý đối tượng giao tiếp. - Học sinh khá: Trình bày phần lập dàn bài chi tiết tốt. Trình bày bài nói hoàn chỉnh theo yêu cầu đề bài. Nói suôn câu, vấn đề mạch lạc, khá thuyết phục, có chú ý đến đối tượng giao tiếp. - Học sinh trung bình: Trình bày phần lập dàn bài chi tiết tương đối tốt. Trình bày bài nói tương đối hoàn chỉnh (phần Thân bài ) theo yêu cầu đề bài. Nói khá suôn câu, có chú ý đến đối tượng giao tiếp. - Học sinh yếu: Trình bày phần lập dàn bài chi tiết khá trôi chảy. Nói hoặc đọc phần Mở bài hoặc Kết bài. Nhận xét chung, đánh giá, khích lệ học sinh bằng cách ghi điểm. Sau đó dặn học sinh viết lại nội dung này thành bài Luyện nói hoàn chỉnh vào giấy kiểm tra (làm ở nhà, thời gian trong vòng một tuần). Điều đó sẽ khắc sâu hơn kĩ năng nói - viết của các em. Bởi chỉ nói một lần trên lớp thì người học dễ dàng quên lãng, nên cần phải viết lại bài Luyện nói đó cho hoàn chỉnh sẽ dễ đi sâu vào bộ nhớ của các em! 2.3. Luyện nói về văn miêu tả: Trong thực tế có rất nhiều tình huống chúng ta phải dùng đến miêu tả. Chẳng hạn: chỉ đường cho một người lạ ở nơi xa đến, giúp người khác nhận diện một đối tượng nào đó. Khi làm bài văn miêu tả cần tìm hiểu kĩ đối tượng, xác định rõ đặc điểm tính chất của đối tượng đó. Người viết còn phải bộc lộ thái độ tình cảm của mình dành cho đối tượng; sử dụng phương pháp miêu tả thích hợp; ngôn từ chính xác dễ hiểu. Các đề văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 về cơ bản chia làm hai dạng sau: - Tả cảnh. - Tả người. Sau khi giới thiệu khái lược về văn miêu tả và quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả ở những tiết học trước. Tiết học này giáo viên cần đưa ra yêu cầu và bố cục chung của từng dạng bài văn miêu tả như vậy sẽ giúp cho học sinh nói dễ dàng hơn. Khi thực hành tả, yêu cầu học sinh phải tự tin, tự nhiên, khuôn mặt tươi tỉnh, luôn hướng tới sự chú ý của người nghe. Chuẩn bị cho loại bài này tôi đã giao việc cho lớp như sau (lớp chia làm 04 nhóm): - Cả 04 nhóm đều lập dàn bài Luyện nói tả cảnh và tả người. - Tôi xem và sửa chữa phần lập dàn bài của cả lớp trước hai ngày, định hướng dàn bài chi tiết, rõ ràng để học sinh không bị nhầm hoặc bị dàn trải trong bài nói của mình. - Yêu cầu: Xác định yêu cầu của bài luyện nói miêu tả: sắp xếp các sự việc trong truyện theo một trình tự hợp lí để tả; bám sát nội dung đề yêu cầu; ngữ điệu phù hợp với nhân vật và diễn bình của truyện. + Học sinh giỏi: nói diễn cảm, lưu loát, đúng theo yêu cầu của đề, biểu hiện sắc thái phù hợp theo từng tình tiết của bài, có sáng tạo hợp lí, chú ý đến đối tượng giao tiếp. + Học sinh khá: nói lưu loát, đúng theo yêu cầu của đề, sắc thái biểu cảm phù hợp theo từng tình tiết của bài, có chú ý đến đối tượng giao tiếp. + Học sinh trung bình: vừa “nói” kết hợp với “đọc”, diễn đạt đúng nội dung yêu cầu. + Học sinh yếu: phần lập dàn bài khá hoàn chỉnh, nói hoặc đọc theo ý chính của đoạn trích là được. - Mỗi cá nhân đều chuẩn bị bài Luyện nói miêu tả cho mình ở các đề bài (sách giáo khoa trang 71 Ngữ văn 6, tập 2). + Học sinh yếu: Tả quang cảnh lớp học trong “Buổi học cuối cùng”. + Học sinh trung bình: Từ truyện “Buổi học cuối cùng”, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha – men. + Học sinh khá – giỏi: Miêu tả sáng tạo,tưởng tượng hình ảnh người thầy giáo già gặp lại người học sinh cũ sau nhiều năm xa cách. 2.3.1. Tả cảnh: Nhóm đề miêu tả này rất gần gũi với học sinh, do đó các em sẽ dễ dàng lập ý, nói và viết được vì cảnh vật luôn tồn tại xung quanh chúng ta nó gắn liền trong đời sống của con người. Do vậy ý nghĩa, vai trò của chúng đối với đời sống con người như thế nào,... thì học sinh dễ dàng miêu tả vì các em đã có vốn tri thức cụ thể. Muốn tả cảnh học sinh cần: Xác định đối tượng miêu tả; Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu; Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự (gần xa, trước sau, không gian, thời gian phải lo – gic). - Bố cục bài tả cảnh thường có 3 phần: + Mở bài: giới thiệu cảnh được tả. + Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. + Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. * Ví dụ lập dàn bài và luyện nói cho đề: “Tả quang cảnh lớp học trong giờ tập viết qua đoạn văn trích từ văn bản Buổi học cuối cùng”. - Với đề này các em muốn làm được tốt để nói hay cần thực hiện các bước sau: + Đọc kĩ nguyên văn của văn bản “Buổi học cuối cùng” của nhà văn An – phông – xơ Đô – đê (Pháp). + Trí tưởng tượng phong phú. - Giáo viên hướng dẫn cách thức làm bài, xem phần lập dàn bài chi tiết của học sinh rồi nhận xét, chỉ dẫn tường tận. Việc này cũng phải thực hiện trước hai ngày thực hành bài Luyện nói trên lớp. - Dàn ý phải nêu được: + Mở bài: Lời chào, giới thiệu quang cảnh định nói. + Thân bài: . Cảnh lớp học: .. Những tờ mẫu thầy Ha – men đã chuẩn bị; .. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp học. . Cảnh tập viết: .. Học sinh chăm chú viết, im phăng phắc; ..Tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy; .. Những trò nhỏ cặm cụi vạch những nét sổ; .. Trên mái trường chim bồ câu gù thật khẽ. + Kết bài: Cảm nghĩ của em về quang cảnh ấy. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe. Khi hoàn thành dàn bài chi tiết thì học sinh thực hiện nói tốt hơn. Lại nữa, quang cảnh lớp học trong văn bản “Buổi học cuối cùng” rất gần gũi với quang cảnh lớp học của các em hàng ngày, từ đó các em sẽ dễ tưởng tượng và có dịp được “cọ xát” với thực tế, . . . . Sự hiểu biết từ đó dần được nâng lên, bài Luyện nói có cơ sở vững chắc thuyết phục người nghe. 2.3.2. Tả người: Cả hai dạng văn miêu tả trên thì văn tả người khó hơn văn tả cảnh nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh thật kĩ vì mục đích của bài văn tả người là thể hiện rõ đối tượng được miêu tả vì vậy nội dung trong tâm của bài viết chính là tất cả các đặc điểm, tính chất của đối tượng đó. Ngoài ra, qua cách miêu tả, người viết cũng cần bộc lộ thái độ, tình cảm của bản thân mình dành cho đối tượng bài viết. Nhóm đề này gần gũi với học sinh vì những sự vật được miêu tả tồn tại xung quanh các em nhưng muốn làm được bài nói hay theo một bố cục lô – gic thì không phải là chuyện dễ. Muốn tả người cần: Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc); Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu; Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự. - Bố cục bài văn tả người thường có 3 phần: + Mở bài: giới thiệu người được tả. + Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,); + Kết bài: nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. * Ví dụ dàn bài Luyện nói gợi ý: “Từ truyện “Buổi học cuối cùng”, em hãy tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha – men. + Mở bài: Lời chào, giới thiệu nhân vật định nói. + Thân bài: . Thầy Ha – men trong buổi học cuối cùng hoàn toàn khác với thầy Ha – men trong những ngày bình thường: .. Trang phục: mặc áo rơ – đanh – gốt, đội cái mũ tròn bằng lụa đen. .. Giọng nói, cử chỉ: đối với Phrăng rất dịu dàng khi đi muộn, đối với cả lớp càng dịu dàng, trang trọng và rất thân thiết: “Các con ơi!”. Khi Phrăng không đọc được bài không la mắng mà ôn tồn chỉ dẫn. .. Nét mặt, hành động: ...Nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp, giá trị của tiếng nói dân tộc. ...Kiên nhẫn giảng giải bài học cho mọi người. ...Chuẩn bị những mẫu chữ trông thật đẹp. ...Chốc chốc đứng lặng im trên bục đăm đắm nhìn những đồ vật xung quanh. ...Mặt tái nhợt, giọng nghẹn ngào khi nói những lời cuối cùng và viết dòng chữ Nước Pháp muôn năm! lên bảng. + Kết bài: Cảm nghĩ của em về thầy Ha – men. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe. * Ví dụ dàn bài Luyện nói mở rộng dành cho học sinh khá – giỏi: Miêu tả sáng tạo,tưởng tượng hình ảnh người thầy giáo già gặp lại người học sinh cũ sau nhiều năm xa cách. + Mở bài: Lời chào, giới thiệu về cuộc gặp gỡ giữa người thầy giáo già và người học sinh cũ nhân dịp 20 – 11. + Thân bài: . Tả thầy giáo trong giây phút xúc động gặp lại người học trò cũ. . Tả nỗi vui mừng đột ngột hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ. . Tình người thầy – trò sâu nặng. . Niềm tin tưởng về thế hệ trẻ tương lai. + Kết bài: . Khắc ghi mãi hình ảnh người thầy. . Làm theo ý nguyện của thầy. . Cám ơn mọi người đã lắng nghe. Từ 3 đề thuộc nhóm miêu tả đơn cử như trên, giáo viên góp phần giúp học sinh thích sử dụng kĩ năng “nói”. Hơn nữa, sau đó giáo viên cho mỗi em tự ra một đề theo nhóm bài miêu tả. Yêu cầu lập dàn bài và trình bày bài nói trên lớp. Điều đó được thực hiện trong giờ phụ đạo và nếu là giờ chính khoá thì xen vào khoảng 10 phút cuối mỗi giờ trả bài kiểm tra thuộc cả ba phân môn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn. Dĩ nhiên mỗi lần như vậy chỉ thực hiện được một “lượt nói” của bốn đại diện bốn nhóm trình bày bài nói trước lớp. Lần sau sẽ đến “lượt nói” của bốn em khác trong bốn nhóm trình bày, cứ tuần tự như vậy thì trò nào cũng được một lần cho đến hơn một lần được lên bục giảng trình bày bài luyện nói của mình theo từng nhóm chủ đề mà giữa giáo viên và học sinh đã giao trước đó. Đây là một hoạt động Ngữ văn có thể nói rằng vừa học lại vừa chơi và vừa chơi lại vừa học. Giờ học sẽ hưng phấn hơn bởi lời nói của bạn A, lời bình của bạn B, bạn C nào đó rồi chốt ý, và rút kinh nghiệm, ghi điểm của thầy. Thật là hào hứng! Qua đó hình thành bản lĩnh sống và nhân cách đạo đức của “người nói” trước mỗi đối tượng nghe, trước mỗi vấn đề được đem ra miêu tả. Có thể nói việc làm này sẽ tích cực hoá hoạt động học tập Ngữ văn của học sinh qua giờ Tập làm văn ở tiết Luyện nói nhiều hiệu quả hơn. 3. Kết quả bước đầu: Năm học 2005 – 2006 tôi được phân công phụ trách giảng dạy Ngữ văn khối 6 và năm học 2011 – 2012 này là lớp 62 và 92. Do đó cách làm việc giữa thầy và trò ít nhiều vẫn có sự mạch lạc (lớp 62); quá trình Luyện nói dần được hình thành sâu sắc hơn và đi vào ổn định, mong rằng sẽ ngày càng nâng dần chất lượng. - Thống kê về chất lượng học tập năm học 2005 – 2006 (sĩ số: 27 học sinh): + Số học sinh giỏi: 04; tỉ lệ: 14,81% + Số học sinh khá: 05; tỉ lệ: 18,51% + Số học sinh trung bình: 02; tỉ lệ: 7,40% + Số học sinh yếu: 19; tỉ lệ: 59,28% - Khảo sát chất lượng học tập đầu năm 2011 – 2012 (sĩ số: 27 học sinh): + Số học sinh giỏi: 06; tỉ lệ: 22,2% + Số học sinh khá: 06; tỉ lệ: 22,2% + Số học sinh trung bình: 08; tỉ lệ: 29,6% + Số học sinh yếu: 07; tỉ lệ: 26% - Theo dõi tình hình rèn luyện kĩ năng nói qua quá trình học Tập làm văn (Ngữ văn 6): + Tháng 9: . Giỏi: Kĩ năng nói diễn cảm, rõ ràng, súc tích, câu văn nói gãy gọn: 01 học sinh; tỉ lệ: 3,7%. . Khá: Kĩ năng nói lưu loát, đúng, đủ yêu cầu: 04 học sinh; tỉ lệ: 14,81%. . Trung bình: Kĩ năng nói tạm chấp nhận, vừa đạt yêu cầu: 03 học sinh; tỉ lệ 11,11%. . Yếu: Kĩ năng nói cần phải rèn thêm nhiều: 22 học sinh; tỉ lệ: 70,38%. + Tháng 10: . Giỏi: Kĩ năng nói diễn cảm, rõ ràng, súc tích, câu văn nói gãy gọn, chú ý đối tượng giao tiếp: 02 học sinh; tỉ lệ: 7,4%. . Khá: Kĩ năng nói lưu loát, to – rõ, mạch lạc vấn đề, có chú ý đến đối tượng giao tiếp,: 06 học sinh; tỉ lệ: 22,2%. . Trung bình: Kĩ năng nói rõ ràng, vấn đề chính trình bày khá mạch lạc: 06 học sinh; tỉ lệ: 22,2%. . Yếu: Kĩ năng nói chưa rõ rệt từng ý, vấn đề trình bày còn lủng củng, dàn trải nội dung, bài nói ngắn quá, động thái xơ cứng: 16 học sinh; tỉ lệ: 48,2%. + Tháng 11: . Giỏi: Kĩ năng nói diễn cảm, sáng tạo, hấp dẫn, chủ động tình huống, rõ ràng, súc tích, câu văn nói gãy gọn, chú ý đối tượng giao tiếp: 03 học sinh; tỉ lệ: 11,11%. . Khá: Kĩ năng nói lưu loát, to – rõ, mạch lạc vấn đề, biết thay đổi giọng điệu phù hợp, khá diễn cảm, chú ý đến đối tượng giao tiếp: 09 học sinh; tỉ lệ: 33,33%. . Trung bình: Kĩ năng nói rõ ràng, vấn đề chính trình bày khá mạch lạc, có chú ý đến đối tượng nghe: 07 học sinh; tỉ lệ: 25,92%. . Yếu: Kĩ năng nói chưa suôn câu, diễn đạt còn ngập ngừng, lập dàn ý cho bài luyện nói tạm chấp nhận, bài nói ngắn quá, động thái xơ cứng: 11 học sinh; tỉ lệ: 29,64%. Trong thời gian tới tôi vẫn tiếp tục duy trì và phát triển những biện pháp đã thực hiện, nhằm hình thành và phát triển đều hơn cả bốn kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết của học sinh, nhất là kĩ năng “nói”. Những thành quả trên đạt được cũng do sự nỗ lực dày công phấn đấu của trò và sự nhiệt tâm, chỉ dẫn của giáo viên. 4. Bài học kinh nghiệm: Để đạt đư
Tài liệu đính kèm: