Chuyên đề: Tán sắc và các loại quang phổ Vật lí 12

CHUYÊN ĐỀ: TÁN SẮC VÀ CÁC LOẠI QUANG PHỔ

VẬT LÍ 12

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Mô tả được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.

- Nêu được định nghĩa đầy đủ về ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng.

- Nêu được sự phụ thuộc của chiết suất môi trường phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng

- Trình bày được ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng trong máy quang phổ

- Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ là gì; đặc điểm và ứng dụng của mỗi loại quang phổ này.

2. Kĩ năng

- Vận dụng được hiện tượng tán sắc ánh sáng và hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng để giải bài tập, giải thích các hiện tượng thực tiễn

3. Thái độ

- Yêu thích khoa học, tác phong của nhà khoa học.

4. Định hướng năng lực phát triển

- Năng lực hoạt động nhóm, năng lực thực nghiệm và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.

 

docx 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Tán sắc và các loại quang phổ Vật lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ( PPCT):41
Ngày soạn: / . / 2018
Lớp 12 A1; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2018; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A2; tiết( TKB ) .; Ngày /./ 2018; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A3; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2018; Sỹ số: ../.; Vắng: 
Lớp 12 A4; tiết ( TKB ).; Ngày /./ 2018; Sỹ số: ../.; Vắng: 
CHUYÊN ĐỀ: TÁN SẮC VÀ CÁC LOẠI QUANG PHỔ
VẬT LÍ 12
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.
- Nêu được định nghĩa đầy đủ về ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng.
- Nêu được sự phụ thuộc của chiết suất môi trường phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng 
- Trình bày được ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng trong máy quang phổ
- Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ là gì; đặc điểm và ứng dụng của mỗi loại quang phổ này.
2. Kĩ năng
- Vận dụng được hiện tượng tán sắc ánh sáng và hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng để giải bài tập, giải thích các hiện tượng thực tiễn
3. Thái độ
- Yêu thích khoa học, tác phong của nhà khoa học.
4. Định hướng năng lực phát triển
- Năng lực hoạt động nhóm, năng lực thực nghiệm và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nguồn sáng ( bóng đèn dây tóc)
- Nguồn đơn sắc ( laze)
- Lăng kính, SGK, Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập kiến thức đã học ở lớp 11: Định luật khúc xạ ánh sáng, đường truyền của tia sáng qua lăng kính
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình bài học
Nội dung 1: Tán sắc ánh sáng
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát - đề xuất vấn đề
Từ hiện tượng thường gặp trong tự nhiên : Cầu vồng
TT
Hoạt động
Nội dung
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta chiếu 1 chùm sáng hẹp của đèn sợi đốt vào mặt bên của 1 lăng kính?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn bè bên cạnh để tái hiện lại hiện tượng khúc xạ, tính chất đường đi của tia sáng qua lăng kính.
Học sinh thiết kế và tiến hành thí nghiệm để quan sát hiện tượng.
3
Báo cáo, thảo luận
Giáo viên cho học sinh trình bày và thảo luận. 
4
Phát biểu vấn đề
Học sinh kết luận hiện tượng quan sát được. 
Hoạt động 2: Giải thích hiện tượng quan sát được và kết luận
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Tại sao có hiện tượng các em quan sát được?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh phải dựa vào kết quả đã có của chùm sáng hẹp đơn sắc để đưa ra dự đoán.
3
Báo cáo, thảo luận
Chùm sáng có nhiều mầu.
Do chiết suất của lăng kính khác nhau đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau.
4
Kết luận
Hiện tượng trên được gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Hoạt động 3: Nghiên cứu ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng. Sự phụ thuộc của chiết suất vào màu sắc của ánh sáng.
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Ánh sáng đơn sắc là gì? Ánh sáng trắng là gì?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh sử dụng các kiến thức đã có và kết hợp nghiên cứu tài liệu.
Học sinh thiết kế thực hành
3
Báo cáo, thảo luận
Chùm sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính thì vẫn giữ nguyên màu của nó (không bị tán sắc).
Ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc, mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ tới tím.
Chiết suất của các chất trong suốt biến thiên theo màu sắc của ánh sáng và tăng dần từ màu đỏ đến màu tím.
4
Kết luận
GV tổng hợp kết quả.
Hoạt động 4: Giải thích hiện tượng cầu vồng
1
Chuyển giao nhiệm vụ
Tại sao cầu vồng có mầu sắc sặc sỡ? Hình ảnh cầu vồng quan sát được trong các trường hợp nào? Có đặc điểm như thế nào? Tại sao như vậy? Cầu vồng quan sát được vào buổi sáng ở phía nào? Cầu vồng quan sát được vào buổi chiều ở phía nào? Ta có thể tự tạo ra cầu vồng không? Tạo ra như thế nào?
2
Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh sử dụng các kiến thức đã có và kết hợp nghiên cứu tài liệu.
Học sinh thảo luận
3
Báo cáo, thảo luận
- Xuất hiện sau những cơn mưa rào, sau cơn mưa có ánh nắng mặt trời...
- Vòi phun nước rửa xe trong những lúc có ánh nắng mặt trời.
4
Kết luận
GV tổng hợp kết quả.
4. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học
4.1. Hình thức kiểm tra, đánh giá
4.2. Công cụ kiểm tra, đánh giá
- Soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực
	CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
K.1.1. Thế nào là hiện tượng tán sắc ánh sáng ?
K.1.2. Ánh sáng đơn sắc là gì ?
K.1.3. Thế nào là ánh sáng trắng ?
K.2.1. Học sinh cho biết nhận định nào sau đây là đúng:
	A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu.
	B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu xác định và bị tán sắc khi qua lăng kính.
	C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.
K.2.2. Ngọn đèn phát ra ánh sáng đỏ có phải là ánh sáng đơn sắc không ? Tại sao ?
K.3.1. Trong chân không, ánh sáng có bước sóng . Khi ánh sáng này truyền trong thủy tinh có chiết suất n = 1,5 thì bước sóng có giá trị nào sau đây:
	A. 	B. 	C. 	D. 
K.3.2. 
P.5.
Cho một chùm sáng hỗn hợp hẹp song song gồm ba ánh sáng đơn sắc: đỏ, lục, tím tới vuông góc với mặt bên của một lăng kính, rồi đến mặt kia của lăng kính, ta thấy tia sáng lục đi ra sát mặt bên của lăng kính. Hỏi tia ló ra khỏi lăng kính có màu gì ?
K.4.1. 
X.1.
Giải thích hiện tượng cầu vồng bằng hiện tượng tán sắc ánh sáng.
P.1. Ánh sáng hỗn hợp là gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 24 Tan sac anh sang_12275515.docx