Đề cương học kì I – Năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý 7

Bài 1. Nhận biết ánh sáng- nguồn sáng và vật sáng

- Mắt chỉ có thể nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và gây cảm giác sáng.

- Chúng ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ nó truyền đến mắt ta.

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và nhứng vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Bài 2. Sự truyền ánh sáng

- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.

- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.

- Chùm song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

- Chùm hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

- Chùm phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì I – Năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN: VẬT LÝ 7
I. Những kiến thức cần nhớ:
Chương I. QUANG HỌC 
Bài 1. Nhận biết ánh sáng- nguồn sáng và vật sáng
Mắt chỉ có thể nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và gây cảm giác sáng.
Chúng ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ nó truyền đến mắt ta.
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và nhứng vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Bài 2. Sự truyền ánh sáng 
Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
Chùm song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
Chùm hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
Chùm phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Bóng tối nằmphía sau vật cản, không nhận được ánh sáng tà nguồn sáng truyền tới.
Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
Nhật thực toàn phần (hay một phần ) quan sát được ở chổ có bóng tối ( hay nửa bóng tối ) của mặt trăng trên trái đất.
Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.
Bài 4. Định luật phản xạ ánh sáng
Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới
Bài 5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn và có độ lớn bằng vật.
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến của điểm đó đến gương.
Bài 7. Gương cầu lồi
Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật, Không hứng được trên màn, là ảnh ảo
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Bài 8. Gương cầu lõm
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật, ko hứng dc trên màg chắn
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại có thể biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thành chùm tia phản xạ song song. 
Chương II. ÂM HỌC 
Bài 10. Nguồn âm
- Nhận biết nguồn âm: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
- Khi phát ra âm các vật đều dao động.
Bài 11. Độ cao của âm
- Số dao động trong 1 s gọi là tần số.Đơn vị tần số là Hz,kí hiệu là Hz.
- Dao động càng nhanh (hoặc càng chậm), tần số dao động càng lớn (hoặc càng nhỏ) âm phát ra càng cao (hoặc càng thấp).
Bài 12. Độ to của âm
- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
- Âm phát ra càng to khi biên độ của nguồn âm càng lớn.
Bài 13. Môi trường truyền âm
- Âm có thể truyền qua những môi trường như: rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
Bài tập
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo:
A. Đường cong	B. Đường gấp khúc	
C. Đường thẳng	D. Đường lượn sóng
Câu 2: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm sáng song song thành một chùm sáng :
A. Song song 	B. Phân kì 	
C. Hội tụ 	D. Vừa song song vừa hội tụ
S
R
N
I
I
N'
i
i'
Câu 3: Cho hình vẽ biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng. Nhìn vào hình vẽ ta thấy tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến là:
A. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc tới i, góc phản xạ i’.
B. Tia tới SI, tia phản xạ IR, pháp tuyến IN; góc phản xạ i, góc tới i’.
C. Tia tới SI, tia phản xạ IN, pháp tuyến IR; góc tới i, góc phản xạ i’.
D. Tia tới IN, tia phản xạ IR, pháp tuyến IS; góc tới i, góc phản xạ i’.
Câu 4: Những vật nào phản xạ âm tốt trong các vật sau?
A. Tấm kim loại	B. Áo len	
C. Miếng xốp 	D. Rèm nhung
Bài 5: Mắt chỉ nhì thấy vật khi:
A. Khi vật phát ra ánh sáng về các phía.
Khi ánh sáng từ vật truyền đi các phía.
C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đến mắt ta.
D. Khi các vật được đốt cháy sáng.
Bài 6: Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng truyền theo đường thẳng?
A. trong môi trường trong suốt
B. đi từ môi trường trong suôt này sang môi trường trong suốt khác
C. trong môi trường đồng tính
D. trong môi trường trong suôt và đồng tính
Bai 7. Khi có nguyệt thực thì :
A. Trái đất bị mặt trăng tre khuất.	B. Mặt trăng bị trái đất tre khuất.
C. Mặt trăng không phản xạ áng sáng nữa.	 	D. Mặt trời không chiếu sáng
Bai 8. Gương cầu lồi được sử dụng để làm kính chiếu hậu gắn trên xe ôtô, mô tô vì:
A. Dễ chế tạo.
C. Cho ảnh rõ và to. 
B. Vùng quan sát phía sau qua gương rộng.
D. Cả 3 lý do trên.
Câu 9. Trong các bề mặt dưới đây, bề mặt của vật phản xạ âm tốt nhất là: 
A. Bề mặt của một tấm vải.	 	B. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ mềm.
C. Bề mặt của một tấm kính.	D. Bề mặt của một miếng xốp.
Câu 10. Âm phát ra càng thấp khi:
A. Tần số dao động càng nhỏ.	B. Vận tốc truyền âm càng nhỏ.
C. Biên độ dao động càng nhỏ. 	D. Quãng đường truyền âm càng nhỏ.
Câu 11. Tiếng nói chuyện bình thường có độ to là bao nhiêu dB?
A. 20 dB	B. 40dB
C. 60 dB	D. 80 dB
II. Phần tự luận:
Bai 1. Hãy vẽ ảnh của mũi tên ở hình bên dưới.
	Bai 2. Cho hình vẽ sau, biết SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Hãy vẽ tiếp tia tới, tia phản xạ trong các trường hợp sau và chỉ rõ chiều truyền của các tia sáng
I
R
I
R
Bai 3. Vật 1 phát ra âm với tần số là 2500Hz và có cường độ 40dB. Vật 2 phát ra âm có tần số là 3000Hz và cường độ 35dB.
a) Vật nào phát ra âm to hơn? Tại sao?
b) Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
Bai 4. Khi ta nói trong phòng nhỏ và phòng lớn đểu nghe được âm. Hỏi:
	- Phòng nào có âm phản xạ? Vì sao?
	- Phòng nào có tiếng vang? Vì sao?
Bai 5. Chỉ ra các bộ phận phát ra âm trong các nguồn âm dưới đây:
STT
Nguồn âm
Bộ phận dao động
1
Loa
........................................
2
Đàn ghita
.........................................
3
Trống
.........................................
4
Sáo trúc
.........................................
Bai 6. Trong những vật sau đây: miếng xốp, mặt gương, áo len, mặt đá hoa, ghế đệm mút, tấm kim loại, cao su xốp, tường gạch. Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?
Đáp án:
Phần trắc nghiệm:
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đáp án
A
C
A
A
C
D
B
B
C
A
B
Phần tự luận:
B
Bai 1.
Bai 2.
I
R
I
R
S
S
Bai 3.
a) Vật 1 phát ra âm to hơn vì có độ to lớn hơn.
b) Vật 2 phát ra âm cao hơn vì có tần số lớn hơn.
Bai 4. 
- Cả 2 phòng đều có âm phản xạ. Vì tiếng nói ở 2 phòng phát ra đều gặp mặt chắn (bức tường) dội trở lại.
 - Phòng lớn có tiếng vang. Vì tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn (tiếng nói).
Bai 5. 
STT
Nguồn âm
Bộ phận dao động
1
Loa
Màng loa
2
Đàn
Dây đàn
3
Trống
Mặt trống
4
Sáo trúc
Cột khí bên trong ống sáo
Bai 6. 
	Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch 	
	Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp 	
Ba Cụm Bắc, ngày 30 tháng 11 năm 2015
 	 	 	 Giáo viên
 	 Lê Thị Thu Phương	

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516Ly_7.doc