Đề cương học kì I – Năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý 8

I. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Chuyển động cơ học:

- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.

- Chuyển động đều là cđ mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.

 - Chuyển động không đều là cđ mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

2. Vận tốc:

- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường được trong một đơn vị thời gian

- Công thức:

+ Chuyển động đều:

+ Chuyển động không đều:

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1236Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì I – Năm học 2015 - 2016 môn: Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN: VẬT LÝ 8
I. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Chuyển động cơ học: 
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Chuyển động đều là cđ mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
 - Chuyển động không đều là cđ mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
2. Vận tốc: 
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường được trong một đơn vị thời gian
- Công thức: 
+ Chuyển động đều: 
+ Chuyển động không đều: 
Trong đó:	vtb: là vận tốc ( m/s hoặc km/h)
	s: quãng đường( m hoặc km)
	t: thời gian (s, h)
3. Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
4. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên cùng một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Gọi là chuyển động theo quán tính.
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
5. Lực ma sát:
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
Lực ma sát có thể có lợi hoặc có ích.
6. Áp suất
 - Công thức tính áp suất chất rắn: 
Trong đó: p là áp suất ( N/m2 hoặc là Pa)
	F: là áp lực( N)
	S: là diện tích bị ép.( m2).
- Công thức tính áp suất chất lỏng:
	P = d.h
Trong đó: p : áp suất chất lỏng ( Pa)
	d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
	h: là độ cao tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng (m).
 7. Lực đẩy Acsimet:
- Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng gọi là lực đẩy Ac-si-mét
- Công thức FA = d.V.
Trong đó: FA: là lực đẩy Acsimet (N)
	d. trong lượng riêng của chất lỏng( N/m3)
	V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.( m3)
II. BÀI TẬP THAM KHẢO:
A. Trắc nghiệm:
Câu 1. Chuyển động cơ học là: 
A.Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác 
B. Sự thay đổi phương chiều của vật
C.Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác 
D. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác
Câu 2. Công thức tính vận tốc là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 3. Đơn vị vận tốc là:
A.km/h	B.m.s	C.km.h	D.s/m
Câu 4. Có một ô tô chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.	B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.	D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 5. Một vật đang đứng yên trên mặt bàn nằm ngang. Các lực tác dụng lê vật cân bằng nhau đó là:
A. Trọng lực P của trái đất và lực ma sát F của mặt bàn.
B. Trọng lực P của trái đất và phản lực N của mặt bàn.
C. Trọng lực P của trái đất và lực đàn hồi.
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
Câu 6.Trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát lăn?
A.Ma sát giữa các viên bi trong ổ trục quay.
B.Ma sát giữa bánh xe và mặt đường khi xe chuyển động.
C.Ma sát giữa các con lăn và mặt đường khi di chuyển vật nặng trên đường.
D.Ma sát giữa khăn lau và mặt sàn khi lau nhà.
Câu 7. Khi ta đứng trên một xe bus đang chuyển động. Nếu bất chợt xe phanh gấp thì ta sẽ bị xô về phía nào?
A. Bên phải	B. Bên trái	C. Phía trướng	D. Phía sau
Câu 8. Đơn vị của áp lực là:
A. N/m2	B. Pa	C. N	 	D. N/cm2
Câu 9. Công thức tính áp suất là :
A. p=	B. p=F.S	C. p=	D. p=10.m
Câu 10. Câu so sánh áp suất và áp lực nào sau đây là đúng:
A. Áp suất và áp lực có cùng đơn vị đo
B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép, áp suất là lực ép không vuông góc với mặt bị ép.
C. Áp suất có số đo bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
D. Giữa áp suất và áp lực không có mối quan hệ nào.
Câu 11. Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:
A. Khối lượng của tảng đá thay đổi	B. Khối lượng của nước thay đổi
C. Lực đẩy Ácsimet	D. Lực đẩy của tảng đá
Câu 12. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Nhúng miếng sắt chìm trong nước thì lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên miếng sắt là (trọng lượng riêng nước 10000N/m2)
A. 10N.	B. 15N.	C. 20N.	D. 25N.
Câu 13. Một máy bay cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bài trên đường dài 1200 km với vận tốc trung bình 600 km/h. Thời gian bay của máy bay là: 
A. 1h.	B. 2h.	C. 3h.	D. 4h.	
Câu 14. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Nhúng miếng sắt chìm trong nước thì lực đẩy Ácsimét tác dụng lên miếng sắt là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
	A. 10N.	B. 15N.	C. 20N.	D. 25N.
Câu 15. Khi kéo gàu nước ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi kéo nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:
A. Lực đẩy Ácsimet của nước tác dụng lên gàu.	
B. Lực kéo gàu nước lớn hơn 
C. Khối lượng của nước thay đổi	
D. Khối lượng của gàu nước thay đổi
B. Tự luận:
Bài 1. Người lái đò đang chèo thuyền trên mặt hồ. Hỏi:
So với thuyền thì người lái đò chuyển động hay đứng yên?
So với mặt nước thì người lái đò chuyển động hay đứng yên?
Bài 2. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 200m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.
	a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
	b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu?
Bài 3. Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. 
a. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ? 
b. Tính áp suất tác dụng lên một điểm cách đáy thùng 0,5m ?
Bài 4. Biểu diễn các vectơ lực sau đây:
a) Trọng lực của một vật có khối lượng 15kg (tỉ xích tùy chọn).
b) Lực kéo một vật có độ lớn 500N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1cm ứng với 100N.
Bài 5. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Acsimet có thay đổi không? Vì sao?
Bài 6. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường.
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
C
B
A
C
B
D
C
C
A
C
C
C
B
C
Â
II. Phần tự luận:
Bài 1. 
- So với thuyền thì người lái đò đứng yên.
- So với mặt nước thì người lái đò chuyển động.
Bài 2. 
a) Áp suất tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 200 m là:
 p = h.d = 200.10300 = 2 060 000 N/m2
b) Nếu tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng của áp suất là:
 Dp = Dh.d = 30.10300 = 309 000 N/m2
c) Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc này là:
 p' = p + Dp = 2 060 000 + 309 000 = 2 369 000 N/m2
Bài 3. 
Áp suất tác dụng lên đáy thùng là:	
d.h=10000.2,5=25000 Pa
Áp suất tác dụng lên một điểm cách đáy thùng 0,5 m là:
 Pa	
 Bài 4.
a. Trọng lực của một vật có 	b.
khối lượng 15kg là 150N	
	 100N	
 150N
Bài 5. 
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong nước là:
	FAnước = dnước.Vsắt = 10 000.0,002 = 20N
- Lực đẩy Acsimet tác dụng lên miếng sắt khi miếng sắt được nhúng chìm trong rượu là:
	FArượu = drượu.Vsắt = 8000.0,002 = 16N
- Lực đẩy Acsimet không thay đổi khi nhúng vật ở những độ sâu khác nhau, vì lực đẩy Acsmet chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Bài 6. 
- Vận tốc trung bình trên quãng đường dốc:
vtb1 = = = 4m/s
- Vận tốc trung bình trên quãng đường nằm ngang:
 	vtb2 = = = 2,5m/s
- Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường:
vtb = = 
Ba Cụm Bắc, ngày 30 tháng 11 năm 2015
 	 	 	 Giáo viên
 	 Lê Thị Thu Phương	

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516Ly_8.doc