Tiết 13, Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-Si-Mét - Bích Thị Thúy Vân

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.

- Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có.

- Sử dụng được lực kế, bình chia độ, để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet.

2. Kĩ năng: Sử dụng lực kế, bình chia độ, để lm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet.

3. Thi độ: Rn luyện thi độ nghim tc khi lm thí nghiệm.

II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm HS:

- Lực kế 2N, bình chia độ, giá đỡ, bình nước.

- Một vật nặng thể tích 50cm3

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 13, Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-Si-Mét - Bích Thị Thúy Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 - Tiết 13 Bài 11: Thực hành: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ACSIMET
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
- Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có.
- Sử dụng được lực kế, bình chia độ,để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet.
2. Kĩ năng: Sử dụng lực kế, bình chia độ,  để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet.
3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi làm thí nghiệm.
II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm HS:
- Lực kế 2N, bình chia độ, giá đỡ, bình nước.
- Một vật nặng thể tích 50cm3
III. Hoạt động dạy học:
Học sinh 
Giáo viên 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu.
- Khi nào xuất hiện lực đẩy Acsimet?
- Lực đẩy Acsimet được tính bằng công thức nào? Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Làm bài tập 10.2 – SBT.
Hoạt động 2: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS cho bài thực hành.
I. Chuẩn bị:
- Làm theo yêu cầu của GV.
- Yêu cầu HS để mẫu báo cáo thực hành lên bàn cho GV kiểm tra. Tuyên dương những HS chuẩn bị tốt, nhắc nhở những HS chuẩn bị chưa tốt để rút kinh nghiệm.
- Nhắc nhở HS cẩn thận, trật tự, nghiêm túc trong giờ thực hành.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung thực hành.
II. Nội dung thực hành:
1. Đo lực đẩy Acsimet.
2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tchs bằng thể tích của vật.
3. So sánh kết quả P và F A. Nhận xét và rút ra kết luận.
- Gọi Hs đọc phần II – SGK/40.
- Hãy nêu những nội dung trong bài. Cần tìm hiểu những gì?
- Bài thực hành có mục tiêu là gì?
Hoạt động 4: Tổ chức thực hành
- HS phân nhóm.
- Nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Các nhóm thực hành theo các bước của nội dung thực hành.
- GV phân nhóm ( 1 tổ/ nhóm ) và yêu cầu HS ngồi theo nhóm của mình.
- GV giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và phát dụng cụ cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo nội dung bài thực hành.
- GV theo dõi, quan sát hướng dẫn cho các nhóm gặp khó khăn.
Hoạt động 5: Tổng kết và đáng giá tiết thực hành.
- HS thu dọn dụng cụ thí nghiệm và vệ sinh sạch sẽ.
- Nộp bài báo cáo thực hành cho GV.
- HS phân nhóm.
- Nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Các nhóm thực hành theo các bước của nội dung thực hành.
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Thực hành- Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét - Bích Thị Thúy Vân - Trường THCS Sông Bình.doc