Đề cương kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 6

I.TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )

1. Hãy chọn ý đúng trong các câu sau (1điểm):

 Câu 1: Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn), trong lớp đất chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40-30 vạn năm, các nhà khảo cổ học đã phát hiện:

a. Những chiếc răng của Người tối cổ

b. Những công cụ ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ

c. Những mảnh đá ghè mỏng của Người tối cổ

d. Những chiếc rìu bằng hòn cuội Người tối cổ.

 Câu 2: Những di vật ngày nay tìm thấy tại các di chỉ về Người tối cổ ở nước ta được chế tác bằng chất liệu:

a. Bằng đá b. Bằng đồng thau

c. Bằng đất d. Bằng sắt

Câu 3: Ở Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), các nhà khảo cổ học đã phát hiện:

a. Những rìu bằng hòn cuội có hình thù rõ ràng.

b. Những công cụ đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ

c. Những mảnh đá ghè mỏng của Người tối cổ

d. Những công cụ bằng xương, sừng.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học: 2017 – 2018 
Môn: LỊCH SỬ 6 
I.TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) 
1. Hãy chọn ý đúng trong các câu sau (1điểm): 
 Câu 1: Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn), trong lớp đất chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40-30 vạn năm, các nhà khảo cổ học đã phát hiện: 
a. Những chiếc răng của Người tối cổ
b. Những công cụ ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ
c. Những mảnh đá ghè mỏng của Người tối cổ
d. Những chiếc rìu bằng hòn cuội Người tối cổ. 
 Câu 2: Những di vật ngày nay tìm thấy tại các di chỉ về Người tối cổ ở nước ta được chế tác bằng chất liệu: 
a. Bằng đá b. Bằng đồng thau
c. Bằng đất d. Bằng sắt 
Câu 3: Ở Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), các nhà khảo cổ học đã phát hiện:
a. Những rìu bằng hòn cuội có hình thù rõ ràng. 
b. Những công cụ đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ
c. Những mảnh đá ghè mỏng của Người tối cổ
d. Những công cụ bằng xương, sừng. 
Câu 4: Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình- Bắc Sơn là: 
a. Theo bầy đàn b. Chế độ thị tộc mẫu hệ 
c. Chế độ thị tộc phụ hệ d. Tổ chức thành chiềng, chạ. 
Câu 5: Đặc điểm của thị tộc mẫu hệ ở thời nguyên thủy trên đất nước ta:
a. Những người cùng huyết thống sống chung với nhau.
b. Sống ổn định lâu dài ở một nơi. 
c. Sốn hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. 
d. Tôn người mẹ lớn tuổi lên làm chủ. 
Câu 6: Thông tin nào sau đây là không đúng với đặc điểm nhà nước Âu Lạc: 
a. Đóng đô ở Bạch Hạc ( Việt Trì, Phú Thọ). 
b. Thục Phán lên làm vua gọi là Hùng vương. 
c. Tổ chức bộ máy nhà nước giống thời Văn Lang. 
d. Quyền lực của nhà vua cao hơn trước. 
Câu 7: Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Tần kết thúc thắng lợi, hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên là: 
a. Nước Âu Lạc b. Nước Lạc Việt 
c. Nước Đại Việt d. Nước Lâm Ấp 
2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) (1 điểm): 
 “Hùng vương lên ngôi đặt tên nước là (1)..........................................................................chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở (2). Vua giữ mọi quyền hành trong nước. Đặt tướng văn là (3)..tướng võ là (4)...” 
Hoặc: 
 “ Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và (1).......................................................... Khi có chiến tranh, vua Hùng và các (2)..............................................................huy động (3)......................................ở các (4)..............................................tập hợp lại, cùng chiến đấu”. 
3. Nối ý ở cột A với ý ở cột B để có kết quả đúng. (1 điểm): 
Cột A ( tên các công trình kiến trúc cổ đại )
Cột B (Tên các quốc gia cổ đại) 
1. Chùa hang A-gian-ta
a. Trung Quốc
2. Đền Pác-tê-nông
b. Hy Lạp 
3. Khải hoàn môn
c. Lưỡng Hà
4. Vườn treo Ba-bi-lon
d. Rô-ma
e. Ấn Độ 
Hoặc: 
Cột A ( tên các công trình kiến trúc cổ đại )
Cột B (Tên các quốc gia cổ đại) 
1. Vườn treo Ba-bi-lon
a. Ai cập 
2. Kim tự tháp
b. Hy Lạp 
3. Tượng lực sĩ ném đĩa
c. Rô-ma
4. Đấu trường Cô-li-dê 
d. Lưỡng Hà
e. Ấn Độ 
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm) 
Câu 1: Hãy trình bày sự thay đổi trong đời sống kinh tế của con người thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc so với thời Hòa Bình, Bắc Sơn. 
Câu 2: Nghề nông trồng lúa nước ra đời trong điều kiện nào? 
Câu 3: Phân tích vai trò quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước .
Câu 4: Vì sao khu vực đồng bằng ven các con sông lớn lại trở thành nơi định cư lâu dài của con người? 
Câu 5: Nêu những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Theo em, trong những đặc điểm trên đặc điểm nào còn tồn tại tới ngày nay?
Câu 6: Nêu mối quan hệ trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. 
Câu 7: Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang? 
Câu 8: Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? 
Hết. 

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG SỬ 6 KI I 2017.doc