Đề cương Ngữ văn 12- Học kì I

A. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NLXH

I. Nghị luận về tư tưởng đạo lí.

1. Mở bài: giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận

2. Thân bài:

- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

- Phân tích những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ( luôn có liên hệ, so sánh, đối chiếu với thực tế cuộc sống để nêu những dẫn chứng cụ thể).

- Phê phán, lên án lối sống, suy nghĩ, quan điểm lệch lạc, sai trái.

- Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.

3. Kết bài: Đánh giá, khẳng định giá trị của vấn đề cần bàn luận.

II. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

1. Mở bài: giới thiệu hiện tượng đời sống cần bàn luận

2. Thân bài:

- Nêu rõ những biểu hiện của hiện tượng ( thực trạng, quy mô).

- Phân tích các mặt đúng, sai, lợi, hại của hiện tượng.

- Tìn hiểu nguyên nhân ( chủ quan, khách quan, xa, gần) và bày tỏ thái độ, ý kiến của mình về hiện tượng.

- Đưa ra giải pháp cụ thể để khắc phục cái hại, cái sai và phát huy cái tốt, cái đúng của hiện tượng.

- Đưa ra phương hướng hành động của bản thân.

3. Kết bài: Đánh giá chung về hiện tượng cần bàn luận.

 

docx 70 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1841Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Ngữ văn 12- Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cổ mang quan tài ra trận, hay ý chí của đoàn vệ quốc quân “Ra đi ra đi, giữ gìn sông núi; Ra đi ra đi thề chết không lui”. Đằng sau cái vẻ oai hùng, dữ dằn ấy là tâm hồn rạo rực, khao khát yêu thương, càng yêu thương họ càng quyết tâm chiến đấu để rồi sau những giờ phút căng thẳng vẫn có khoảng trời đi về trong mộng ước với dáng hình thướt tha yêu kiều của người con gái Hà thành.Những giấc mơ đẹp là động lực thúc giục họ tiến lên phía trước, mang họ vượt qua bom đạn trở về. Cách miêu tả sự đối lập giữa vẻ bề ngoài và tâm hồn người lính của Quang Dũng đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Sự hi sinh của người lính được miêu tả qua cái nhìn nhiều chiều, không chìm vào bi thương. Cái bi thương được gợi lên qua Những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi biên cương lạnh lẽo xa xôi được giảm nhẹ đi nhờ các từ Hán Việt trang trọng, cổ kính. Mặt khác cái bi thương còn bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ Quốc. 
 “Rải rác biên cương mồ viễn xứ
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
 Áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
- Hình ảnh người lính tiều tuỵ trong hình hài nhưng chói ngời vẻ đẹp của lòng yêu nước, các từ “chẳng tiếc, về đất” đã diễn tả tinh thần sẵn sàng dâng hiến cho Tổ Quốc, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, thanh thản vô tư sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Sự thật người lính hi sinh không có cả manh chiếu che thân, qua cách nhìn của nhà thơ được thi vị hoá bằng những tấm áo bào sang trọng và tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã như bản nhạc tiễn đưa các anh về với đất thật hào hùng. Câu trên nhẹ nhàng, thanh thản, kìm nén, câu dưới dữ dội, gào thét. Giọng thơ bộc lộ tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội 
- 4 câu cuối tô đậm thêm không khí chung của một thời Tây Tiến. Nhịp thơ chậm, giọng buồn nhưng vẫn toát lên vẻ hào hùng.
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
 Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
 Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
 “Mùa xuân ấy” là mùa xuân 1947- Mùa xuân thành lập đoàn quân đã trở thành thời điểm một đi không trở lại.Cái thời mơ mộng, lãng mạn hào hùng in đậm trong tâm hồn tình cảm của người lính trở thành thời điểm không thể nào quên của cả dân tộc.
- KẾT BÀI: HS tự làm
Gợi ý: Nhận xét về cảm hứng, cách sử dụng từ ngữ, giọng thơ. Nêu Cảm xúc của bản thân.
VIỆT BẮC (Tố Hữu)
Phần một: Tác giả
I. Vài nét về tiểu sử:
- Tố Hữu (1920 - 2002) quê Thừa Thiên Huế, sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo, cha mẹ đều yêu thích thơ ca.
- 1938 Tố Hữu trở thành đảng viên Đảng CS Đông Dương.
- 1939 bị thực dân Pháp bắt giam và đày ải trong nhiều nhà tù.
- 3/1942 Tố Hữu vượt ngục, về với phong trào.
- 1945 Tố Hữu là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.
- Trong kháng chiến chống Pháp, Tố Hữu công tác văn hóa, văn nghệ ở Việt Bắc.
- Trong suốt hai cuộc kháng chiến -> 1986, ông liên tục giữ nhiều cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
- 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
II. Đường cách mạng, đường thơ:
- Thơ Tố Hữu phản ánh chân thực những chặng đường CM của dân tộc và của chính bản thân.
1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)
- Phản ánh chặng đầu tiên, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên thanh niên quyết tâm theo CM với một niềm tin vững chắc..
- Tập thơ chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
2. Tập thơ Việt Bắc (1946 - 1954)
- Tập thơ là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
- Tập thơ còn ngợi ca chiến thắng hào hùng, niềm tự hào, nỗi xúc động của cả dân tộc.
3. Tập thơ Gió Lộng (1955 - 1961)
- Hướng về quá khứ để nhớ đến cha ông, ghi sâu ân tình của CM.
- Phản ánh cuộc sống mới ở miền Bắc tràn đầy sức sống và niềm vui.
- Thể hiện nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ miền Nam.
4. Tập thơ Ra Trận (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977).
- Tập thơ Ra Trận: ca ngợi miền Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ.
- Tập thơ Máu và Hoa: ghi lại chặng đường CM, khẳng định niềm tin, niềm tự hào khi toàn thắng về ta.
5. Tập thơ Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)
- Thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời và con người.
- Niềm tin về lý tưởng cách mạng, về chữ "nhân".
III. Phong cách thơ Tố Hữu:
Là nhà thơ trữ tình chính trị: hướng tới cái chung với lẽ sống lớn- tình cảm lớn của dt. Cái tôi trữ tình trong thơ ông là cái tôi chiến sĩ, cái tôi cộng đồng, c.đ vì một. mục đích cao cả là vì cuộc sống tươi đẹp của dt
Tác phẩm tiêu biểu: Huế tháng.8, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta
* Mang đậm tính sử thi khi đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân trong nhữg biến cố quan trọng có liên quan mạnh mẽ đến vận mệnh dt, nhân vật thường mang tầm vóc lịch sử- thời đại
Tptb: Tiếng hát sang xuân, Người con gái VN
*Giọng thơ tâm tình thiết tha, là” tiếng nói của tình thương mến” khi hướng về đối tượng là đồng chí- đồng bào
*Mang tính dân tộc rất sâu sắc khi tiếp thu tinh hoa dt, thơ mới, cổ điển và hiện đại. Ông thành công trong thể thơ dt (lục bát, STLB, thể thơ thất ngôn). Ngôn ngữ và diễn đạt rất chân thành, giàu nhạc điệu, nhiều từ láy, thanh điệu
VIỆT BẮC (tt)
Phần hai: Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Việt Bắc là căn cứ địa CM Việt Nam trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ được ký kết 10/1954, các cơ quan của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
- Trong cuộc chia tay đầy lưu luyến, nhân sự kiện có tính chất thời sự đó, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc in trong tập thơ cùng tên.
2. Bố cục: chia làm 2 phần
- Phần đầu: tái hiện kỷ niệm CM và kháng chiến.
- Phần sau: niềm tin vào tương lai tươi sáng, biết ơn Đảng và Bác.
* Đoạn trích thuộc phần đầu.
3. Chuû ñeà:
 Baøi thô ñöôïc xem laø baûn tình ca, laø khuùc haùt aân tình, chung thuûy cuûa ngöôøi caùch maïng veà cuoäc khaùng chieán vaø con ngöôøi khaùng chieán maø nguoàn coäi saâu xa laø tình yeâu queâ höông ñaát nöôùc, töï haøo veà söùc maïnh daân daân, ñaïo lyù aân nghóa cuûa daân toäc Vieät Nam.
4. Keát caáu cuûa baøi thô:
- Theo loái ñoái ñaùp quen thuoäc cuûa ca dao daân ca.
- Hai nhaân vaät “mình” vaø “ta” thöïc chaát laø söï phaân thaân cuûa moät “caùc toâi tröõ tình”.
- Gioïng ñieäu bao truøm caû ñoaïn trích qua nhöõng töø laëp ñi laëp laïi “nhôù, mình, ta” à traïng thaùi tình caûm trôû ñi trôû laïi – ngoït ngaøo eâm aùi à nhö lôøi ru trong theå thô luïc baùt.
à Dieãn taû caùc traïng thaùi tình caûm, caûm xuùc ñaày löu luyeán luùc phaân li, ñöa ngöôøi laïc vaøo theá giôùi taâm tình ñaày aân nghóa.
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
Đề 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu 
“ Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm nội dung đoạn thơ
 + Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông phản ánh những chặng đường CM của đất nước. Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc là khúc hát tâm tình, là khúc ca hùng tráng về CM, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống nhân nghĩa, đạo lí thủy chung. Bài thơ được sáng tác vào thời điểm sau chiến thắng Điện Biên phủ, miền Bắc được giải phóng. Tháng 10-1954 cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Trong cuộc chia taygiữa những người cách mạng với nhân dân Việt Bắc
 + Đoạn thơ là lời của cả người đi và người ở lại thể hiện tình cảm lưu luyến thuỷ chung 
2- Thân bài: 
 - Cấu tứ bài thơ: Lối đối đáp giao duyên quen thuộc của ca dao, lời hỏi, lời đáp là cách hóa thân tạo sự hô ứng, đồng vọng vang ngân mở ra bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu nỗi nhớ thương, Là biểu hiện tâm tư tình cảm của chính nhà thơ. 
Khổ 1: Lời của ND Việt Bắc
 - Thể thơ lục bát, đại từ mình ta tạo âm điệu ngọt ngào đằm thắm, đưa người đọc vào tg tâm tình đầy ân nghĩa.
 - Câu hỏi tu từ dồn dập “Mình về mình có nhớ ta; mình về mình có nhớ không” → tâm trạng bâng khuâng lưu luyến không muốn rời xa.
 - Sau mỗi câu hỏi, gợi nhắc kỉ niệm mười 15 năm gắn bó với Việt Bắc – quê hương của CM.
 + “Mười lăm năm ấy”, “nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” thời gian từ Kháng chiến chống Nhật đến khi người cm rời về thủ đô là thời gian đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi của cm với nhân dân VB giờ đây trở thành nỗi niềm thương nhớ → Lời hỏi, khơi dậy cả quá khứ đầy kỉ niệm, khơi dòng cho mạch nhớ mạch thương tuôn chảy. 
Khổ 2: Tâm trạng của người CM.
Trong lúc chia tay, cán bộ không nói nên lời( biết nói gì hôm nay). Điều đó không có nghĩa là không có gì để nói, mà vì tình cảm quá mãnh liệt nên ngôn ngữ trở nên bất lực, cảnh và người dường như ngẩn ngơ.
Tình cảm gắn bó được bộc lộ qua những từ láy vửa giàu gợi cảm vửa thể hiện trạng thái buâng khuâng và tâm trạng bồn chồn lúc bước đi. Buâng khuâng là trạng thái bịn rịn phải nữa muốn đi (vì trách nhiệm), nửa muốn ở (vì tình cảm níu chân), kiểu bước đi một bước giây giây lại dừng.bồn chồn là tâm trạng xao xuyến, xốn xang,day dứt,không nở rời xa.
Tình cảm gắn bó cũng được thể hiện qua việc cầm tay nhau, một hành động quen thuộc, một thứ ngôn ngữ đặc biệt dễ chia sẽ và thấu hiểu nhau.
Cách diễn đạt vừa chân thành,vừa dân dã( biệt nói gì hôm nay). Nhịp thơ 3/3/2 ở câu cuối như là sự bóp thắt loạn nhịp của trái tim người đi.
3 Kết bài: Đánh giá về tài năng và tình cảm của nha thơ, nêu cảm nghĩ của bản thân
Đề 2: Cảm nhận đoạn thơ sau 
“ Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Tân trào, Hồng Thái, mái dình cây đa”
ND cần đạt
1. MB
_ Giới thiệu tg TH
_ Giới thiệu tp VB
_ Vị trí và nội dung đoạn thơ: ND VB nhắc lại những kỉ niệm kháng chiến
-Trích dẫn thơ
“ Mình đi co nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Tân trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”
Thân bài
Cảm nhận chung.
 VB ko chỉ là một địa danh gắn với một vùng xa xôi của tổ quốc, nơi đây còn là cái nôi cuả cm, là căn cứ địa của cuộc kháng chiến. Từ ngày về nước, BH đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến xâm lược. Biết bao tình gắn gó giữa người cm và nh VB. Vì thế, cái ko khí chia li đã thấm đẫm ân tình của hồi tưởng và hoài niệm, tạo nên nỗi nhớ da diết trong lòng người đi, người ở. 
Kết cấu bài thơ theo lối đối đáp giao duyên, đại từ “ mình – ta” gợi lên cuộc chia tay của đôi lứa trong ca dao. Nhà thơ tái hiện cuộc chia tay giữa người cán bộ cách mạng về xuôi với nhân dân Việt Bắc bịn rịn nhớ thương, đưa người đọc vào thế giới tâm tình đằm thắm . Đoạn thơ trên gồm 12 câu lục bát, là lời của nd vb đã nhắc lại những kỉ niệm ko thể nào quên về những ngày gian khó nơi chíến khu.
Phân tích khổ thơ:
Người dân Việt Bắc gợi nhắc những kỉ niệm của một thời vận động đấu tranh cm gian nan cực khổ
“ Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Hình ảnh mưa nguồn, suối lũ, mây mù tô đậm sư khắc nghiệt của thiên nhiên nơi núi rừng vb. Hình ảnh vừa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng, nhắc lại để những người trong cuộc nhớ bao nhiêu khó khăn, cơ cực mà nhân dân vb và người cán bộ phải chịu đựng. 
Việt Bắc nơi tập trung cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ, là căn cứ của cuộc kháng chiến .
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
+ Biện pháp tiểu đối, lối sử dụng hình ảnh sáng tạo làm nổi bật cảm xúc ,gợi lên khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về vật chất trong ngày đầu của cuộc kháng chiến. Mối thù dân tộc như đè nặng trên vai của mỗi người. cán bộ và nhân dân đồng tâm hiệp lực,chung một ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược, giải phóng đất nước. Giờ đây người cán bộ về xuôi để lại nỗi nhớ trong lòng người ở lại mà cả núi rừng Việt Bắc như có một khoảng trống menh mông. 	
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Nhà thơ đã sử dụng phép nhân hóa” rừng núi nhớ ai” tô đậm nỗi nhớ “ trám bùi để rụng, măng mai để già”.Những quả tram, đọt măng là những sản vật nơi níu rừng, trong kháng chiến là nguồn lương thực nuôi bộ đội. Giờ đây người cách mạng về xuôi, trám rụng không ai hái, măng già không ai bẻ , một sự trống vắng tràn ngập cả thiên nhiên và lòng người. 
“Mình đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
 Vẫn là những câu hỏi của người Việt Bắc nhưng gợi lên cuộc sống nghèo khó mà nghĩa tình. Biện pháp đối Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”hình ảnh những căn nhà đơn sơ, heo hút nơi núi rừng, cuộc sống thiếu thốn về vật chất nhưng tấm lòng của đồng bào vẫn thủy chung son sắt với cách mạng.
“Mình về có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh
Mình đi mình có nhớ mình
Tân trào ,Hồng Thái, mái đình, cây đa”
Người ở lại hỏi người ra đi có nhớ về một thời gian khó đã cùng chia bùi sẻ ngọt kể từ năm 1940 bắt đầu cuộc kháng chiến chống Nhật đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống pháp. Một câu lục mà tới ba lần lặp lại chữ mình: “Mình đi, mình có” là chỉ người về, “nhớ mình” là chỉ người ở. Câu hỏi đầy ý nhị mà sâu kín Mình quên “ta” cũng là quên chính “mình”. 
Đại từ nhân xưng được sử dụng vừa thống nhất vừa biến hoá khiến “Việt Bắc” cất lên như tiếng lòng đồng vọng bản hoà âm tâm hồn của kẻ ở người đi. 
 - Sự đổi chỗ trong tổ chức câu thơ: “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” được viết thành: “Tân trào Hồng Thái mái đình cây đa” chứng tỏ tên riêng và danh từ chung đều đã đồng nhất hoàn toàn về ý nghĩa -Việt Bắc quê hương cách mạng. những địa danh gợi nhớ những sự kiện trọng đại của cuộc kháng chiến, mái đình Hồng Thái- nơi diễn ra quốc dân đại hội phát lệnh khởi nghĩa. Dưới gốc đa Tân Trào là nơi thành nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đó là những địa danh đã di vào tâm thức không thể nào quên.
- Cứ mỗi câu hỏi là một cây thơ gợi nhắc, các từ “có nhớ “ cứ lặp đi lặp lại như những đợt sóng cảm xúc xoáy vào cả long người đi, người ở. Biện biện pháp nghệ thuật đối, lời thơ dạt dào cảm xúc, giọng diệu ngọt ngào Đoạn thơ đã tái hiện nghĩa tình cách mạng gắn bó sâu sắc giữa nhân dân với cách mạng.
3. kết bài:
- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân
Đề 3: Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu
‘Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
..
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
1- Mở bài:
 - Giới thiệu tác gỉa, tác phẩm, nội dung đoạn trích
 - Đoạn trích là hồi tưởng của nhân vật trữ tình về cảnh và người Việt Bắc 
Thân bài: Vẻ đẹp Việt Bắc vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị gợi rõ những nét riêng độc đáo, khác hẳn những miền quê của đất nước.
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”
- Câu trên là câu hỏi, câu dưới là câu giãi bày lòng mình. Từ ‘Ta về’ được nhắc lại liên tiếp nhấn mạnh sự thật nỗi nhớ đang đong đầy trong lòng người ra đi. Cảnh vật và con người Việt Bắc đáng nhớ, đáng yêu. Nỗi nhớ được xác định cụ thể trong không gian và thời gian lung linh kỉ niệm, nhớ hoa là nhớ thiên nhiên. Cái đẹp của thiên nhiên gắn liền với vẻ đẹp con người. Ấn tượng về thiên nhiên Việt Bắc là ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương núi, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, Những núi rừng, sông suối mang những cái tên thân thuộc: Ngòi thia, sông Đáy, suối LêVà hình ảnh không phai về người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thủy chung, nghĩa tình: Người mẹ lao động vất vả, cuộc sống cơ cực, gắn bó nghĩa tình với CM, lạc quan yêu đời.
Đoạn thơ là nỗi nhớ của nhà thơ về vẻ đẹp bốn mùa của Việt Bắc, với sự hòa quyện thấm thía giữa cảnh và người: Thiên nhiên đa dạng phong phú, sinh động thay đổi theo từng mùa tạo nên bức tranh tứ bình rực rỡ, tươi tắn, mỗi mùa có nét riêng tiêu biểu. 
 - Bức tranh mở đầu trong bộ tứ bình là bức tranh mùa đông, vì thời điểm cuộc chia tay vào tháng 10 năm 1954. Nhắc đến mùa đông thường gợi trong lòng người đọc cái lạnh lẽo âm u nơi núi rừng 
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
+ Mùa đông trong câu thơ của Tố Hữu, với hoa chuối đỏ tươi - màu đỏ tươi tắn rực rỡ nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của cây lá , sự phối màu xanh với màu đỏ không chỉ làm nổi bật hình ảnh của hoa chuối rừng, mà gợi sự ấm áp, xua đi cái lạnh lẽo. Trong mùa đông người lao động vẫn cần cù chịu khó, trèo đèo, lội suối để phát nương làm rẫy. Ánh sáng lấp lánh của dao trên thắt lưng người đi rừng, làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động trên đèo cao trong tư thế hiên ngang làm chủ núi rừng.
- Bức tranh mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm, thiên nhiên đầy sức sống, trăm hoa đua nở. 
 “ Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
 Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” 
+ Mùa xuân nơi núi rừng Việt Bắc có vẻ đẹp riêng, màu trắng tinh khiết của hoa mơ mênh mang khắp núi rừng mang đến vẻ đẹp mới thanh tao, dịu mát, làm nao long người. Hoa mơ tràn ngập khắp nơi, từ trên đèo cao, dưới thung lũng, trên các bản làng. 
+ Hình ảnh người lao động đang kiên nhẫn chuốt từng sợi giang, một việc làm bình thường nhưng toát lên sự cần cù, chịu khó, tâm hồn họ như gửi gắm vào công việc. Sự xuất hiện của họ làm cảnh thiên nhiên thêm sinh động. 
- Bức tranh mùa hạ:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
+ Hè đến, Cả khu rừng như thay màu áo mới, gam màu chủ đạo là màu vàng của rừng phách tràn ngập khác hẳn sắc trắng của tiết xuân. Trong cái nắng chói chang tiếng ve kêu râm ran như bản hòa tấu vui tươi rộn rã. Hình ảnh thơ như có sự chuyển động như có phản ứng dây chuyền, âm thanh vang đến đâu, sắc màu thay đổi đến đó. 
+ Trong cảnh sắc thiên nhiên sống động , hình ảnh cô gái hái măng rừng ,gợi ấn tượng về vẻ đẹp của người lao động cần cù chịu khó. Cảnh Làm nền cho người thêm đẹp, người làm cảnh thêm sống động.
- Bức tranh Mùa thu: 
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
+ Ấn tượng về mùa thu là hình ảnh ánh trăng. Động từ rọi, miêu tả ánh trăng vằng vặc chiếu khắp không gian, trăng xuyên qua cành cây, kẽ lá, khu rừng đổ bóng lung linh. Một khung cảnh đẹp, êm đềm như hiện ra trước mắt người đọc, gợi nhớ vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc trong bài thơ cảnh khuya của Hồ Chí Minh: 
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
+ Tiếng hát lạc quan yêu đời cất lên vang vọng khắp núi rừng trong đêm thu thơ mộng, thanh bình, cuộc sống mới đang hồi, một tương lai tốt đẹp đang đến với người dân Việt Bắc.
 F Mỗi mùa một màu sắc, mùa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu. Lời thơ giàu cảm xúc, hình ảnh đẹp, âm thanh rộn rã vui tươi, cứ một câu tả cảnh là một câu tả người, cảnh và người gắn bó hài hòa, cảnh làm nền cho người, người làm cảnh thêm sinh động. Những con người bình dị, những việc làm của họ đã góp phần tạo sức mạnh của cuộc kháng chiến. Đoạn thơ thể hiện những rung động chân thành thấm thía của nhà thơ, tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người . Đó cũng là tình cảm của nhà thơ với quê hương cách mạng. 
3- Kết bài: 
 - Phát huy thế mạnh của thể lục bát truyền thống:
 + Cấu tứ theo lối đối đáp của ca dao vừa có tác dụng nhấn mạnh ý vừa tạo nhịp thơ uyển chuyển, cân xứng hài hòa 
 + Ngôn ngữ: Lời ăn tiếng nói của ND, giản dị mộc mạc, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
 + Giọng điệu trữ tình êm ái, ngọt ngào, như âm hưởng của lời ru, đưa người đọc vào thế giới của cái đẹp, của nghĩa tình, thủy chung.
à Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc Qua đó thể hiện tình cảm gắn gắn bó sâu nặng của nhà thơ .
ĐỀ 4: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
“ Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồng”
Mở bài: 
Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, vị trí, nội dung đoạn thơ 
Nhận xét, đánh giá khái quát : Đoạn thơ dào dạt niềm vui sướng tự hào của nhà thơ về hình ảnh nhân dân kháng chiến, về thắng lợi dồn dập của cuộc kháng chiến
Trích dẫn thơ 
Thân bài: 
Nhà thơ tái hiện không khí cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta một cách cụ thể sinh động .
Bằng sự trải nghiệm, bằng niềm tự hào vô biên, tác gỉa diễn tả thật hay thật hào hùng âm vang cuộc kháng chiến thần thánh và sức mạnh nhân nghĩa 4000 năm của dân tộc 
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
+ Những đường Việt Bắc là những nẻo đường hành quân, nẻo đường chiến dịch. Khí thế chiến đấu của quân dân ta được nhà thơ cảm nhận và thể hiện qua các từ láy “đêm đêm, rầm rập, người đọc cảm nhận được tiếng bước chân của đoàn quân nhanh mạnh tiến về phía trước. Biện pháp so sánh, cường điệu “như là đất rung” , tưởng chừng như sức mạnh từ những bước chân làm mặt đất phải rung chuyển.
+ Sức mạnh của cuộc kháng chiến còn được thể hiện ở sự lớn mạnh về số lượng “quân đi điệp điệp trùng trùng”, Các từ láy “điệp điệp, trùng trùng” gợi hình ảnh những đoàn quân ra trận nối tiếp nhau, tưởng chừng không bao giờ dứt, hình ảnh này gợi nhớ câu thơ của Chính Hữu nói về không khí hồ hởi ra trận của dân tộc ta
“Có những buổi vui sao cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục
Xóm dưới làng trên con trai con gái
Xôi nắm cơm đùm tất tả theo nhau”
- “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” là hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn. Hình ảnh đoàn quân đi trong đêm, ánh sao đêm như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng mang đến vẻ đẹp thi vị, thiên nhiên trở thành người đồng hành, ánh sao soi sáng nẻo đường ra trận. Hình ảnh này làm người đọc liên tưởng đến hình ảnh “đầu súng trăng treo” của nhà thơ Chính Hữu. Con đường ra trận với bao vất vả khó khăn nhưng có ánh trăng, có sao trời làm bạn những khó khăn ấy bỗng như lùi dần chỉ còn niềm vui hồ hởi. 
à Chỉ với 4 câu thơ ngắn nhà thơ đã gợi lên hình ảnh quân đội ta thật oai hùng. Đông đảo về số lượng, con người hùng dũng với tư thế đầu đội trời chân đạp đất.
Cùng với hình ảnh quân đội là hình ảnh những đoàn dân công- những người phục vụ kháng chiến ,họ tham gia tiếp tế lương thực, vận chuyển vũ khí đạn dược, thuốc men cho tiền tuyến
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
- Biện pháp đảo ngữ vừa diễn tả tâm trạng của dân công, vừa là tâm trạng nhà thơ. Từng đoàn người, dưới ánh sáng của lửa đuốc, đi ra trận mà như đi 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_18_On_tap_phan_Van_hoc.docx