Đề cương ôn tập địa học kì I môn Đại lí 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA HKI

Câu 1: Thổ nhưỡng là gì? Thế nào là thổ nhưỡng quyển? Trình bày các nhân tố hình thành đất?

 * Thổ nhưỡng

 - Là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.

 - Đặc trưng của đất là: Độ phì

 - Độ phì: Là khả năng cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

 * Thổ nhưỡng quyển:

 - Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

 * Các nhân tố hình thành đất:

 Mỗi nhân tố có một tác động riêng biệt khác nhau đến sự hình thành và phát triển lớp phủ thổ nhưỡng:

 - Đá mẹ: Quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

 - Khí hậu: Các yếu tố nhiệt ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất: phong hoá đá gốc, hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 928Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập địa học kì I môn Đại lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA HKI
Câu 1: Thổ nhưỡng là gì? Thế nào là thổ nhưỡng quyển? Trình bày các nhân tố hình thành đất?
 * Thổ nhưỡng
 - Là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa.
 - Đặc trưng của đất là: Độ phì
 - Độ phì: Là khả năng cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
 * Thổ nhưỡng quyển:
 - Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
 * Các nhân tố hình thành đất:
 Mỗi nhân tố có một tác động riêng biệt khác nhau đến sự hình thành và phát triển lớp phủ thổ nhưỡng:
 - Đá mẹ: Quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất. 
 - Khí hậu: Các yếu tố nhiệt ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất: phong hoá đá gốc, hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
 - Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất, cung cấp chất hữu cơ, chất mùn cho đất. Góp phần làm biến đổi tính chất đất. 
 - Địa hình: ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm.
 - Vùng núi cao, địa hình dốc: quá trình hình thành đất yếu, lớp đất mỏng.
 - Vùng bằng phẳng: tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.
 - Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu à tạo ra các vành đai đất khác nhau.
 - Thời gian: Thời gian hình thành đất gọi là tuổi đất. Tuổi đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ các quá trình tác động đó. 
 - Con người: Hoạt động sản xuất của con người có thể làm đất xấu (đốt rừng làm rẫy...) đi cũng có thể làm cho đất tốt hơn (thau chua, rửa mặn...).
 Câu 2: Sinh quyển là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật?
 * Sinh quyển :
 - Là một quyển của Trái Đất trong đó có sinh vật sinh sống.
 - Chiều dày :
 + Giới hạn trên : tiếp giáp với tầng ôdôn (22 km)
 + Giới hạn dưới : tới đáy đại dương, ở lục địa tới lớp vỏ phong hóa.
 - Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.
 * Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
 - Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm và ánh sáng.
 + Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định, nơi có nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi.
 + Nước và độ ẩm không khí: Quyết định sự sống của sinh vật, những vùng khô khan sinh vật khó có thể sinh sống được.
 + ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
 - Đất: Các đặc tính lí, hoá, độ ẩm của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
 - Địa hình: 
 + Các vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao.
 + Lượng nhiệt và độ ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật khác nhau.
 - Sinh vật:
 + Thức ăn là nhân tố quyết định tới sự phát triển và phân bố của động vật.
 + Thực vật là nơi cư trú và là nguồn thức ăn của động vật 
à ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bó của động vật.
 - Con người :
 + Làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
 + Làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích rừng.
 + Làm tuyệt chủng nhiều loài thực vật, động vật hoang dã.
 Câu 3: Quy luật phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất?
 - Theo vĩ độ: Mỗi kiểu khí hậu sẽ có các thảm thực vật và các nhóm đất tương ứng. 
 - Theo độ cao: ở vùng núi khí hậu thay đổi theo độ cao, tạo nên các vành đai thực vật và đất theo độ cao.
 Câu 4: Lớp vỏ địa lí là gì? Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí? ý nghĩa?
 * Khái niệm: là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp bộ phận.
 - Chiều dày: khoảng 30 - 35 km, tính từ giới hạn dưới của lớp ôdôn đến đáy vực thẩm đại dương và xuống hết lớp vỏ phong hóa ở lục địa. 
 * Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
 Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nàocũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau, Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
 * ý nghĩa thực tiễn: Cần thiết phải nghiên cứu kỹ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
 Câu 5: Quy luật địa đới là gì? Nguyên nhân ? Biểu hiện của quy luật?
 * Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực).
 * Nguyên nhân: Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
 * Biểu hiện của quy luật
 - Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
Từ Bắc đến Nam cực có 7 vòng đai nhiệt:
 + Vòng đai nóng.
 + Hai vòng đai ôn hoà ở hai bán cầu. 
 + Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của 2 bán cầu. 
 + Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh 2 cực. 
 - Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất.
 + Có 7 đai áp 
 + Có 6 đới gió hành tinh. 
 + 2 gió Đông cực
 + 2 gió Tây ôn đới
 + 2 gió Mậu dịch.
 - Các đới khí hậu trên Trái Đất.
 Có 7 đới khí hậu chính: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
 - Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật
 + Có 10 nhóm đất.
 + Có 10 kiểu thảm thực vật.
 Câu 6: Thế nào là quy luật phi địa đới? Nguyên nhân ? Biểu hiện của quy luật?
 * Khái niệm
 Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
 Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao.
 * Biểu hiện của quy luật
 -Quy luật đai cao
 + Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.
 + Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt, ẩm theo độ cao.
 +Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vâtk theo độ cao.
 - Quy luật địa ô
 +Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.
 + Nguyên nhân: Do sự phân bố đất liền, biển và đại dương và do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
 +Biểu hiện: Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
 Câu 7: Xu hướng biến đổi dân số thế giới?
 * Dân số thế giới
Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau.
 * Tình hình phát triển dân số
 - Thời gian dân số tăng thêm 1 tỷ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn từ 123 năm (giai đoạn 1804 - 1927) xuống còn 12 năm (1987 - 1999).
 - Thời gian tăng gấp đôi rút từ 123 năm xuống còn 47 năm.
 Nhận xét: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn và tốc độ gia tăng dân số thế giới ngày càng nhanh.
I. Cơ cấu sinh học
1. Cơ cấu dân số theo giới (đơn vị%)
- Khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
Được biểu thị bằng hai công thức sau: 
Tnn=Dnam/Dnữ
Trong đó: TNN: Tỉ số giới tính.
 Dnam: Dân số nam.
 Dnữ: Dân số nữ.
- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực: nước phát triển nữ nhiều hơn nam và ngược lại.
- Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam.
- Cơ cấu dân số theo giới: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia...
2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi (đơn vị %)
- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. 
- Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.
- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
 + Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.
 + Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).
 + Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
- Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
 + Thuận lợi: Lao động dồi dào.
 + Khó khăn: Sức ép dân số lớn.
- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
 + Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
 + Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.
- Tháp dân số (tháp tuổi)
 + Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
 + Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).
Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.
II. Cơ cấu xã hội
1. Cơ cấu dân số theo lao động
- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
a. Nguồn lao động
- Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
 + Nhóm dân số hoạt động kinh tế.
 + Nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
- Khu vực I: Nông-lâm- ngư nghiệp
- Khu vực II: Công nghiệp-xây dựng
- Khu vực III: Dịch vụ
Xu hướng tăng ở khu vực II và III.
2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
- Dựa vào:
 + Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
 + Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.
---- Hết ----

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on thi HK1 Dia Ly 10_12237517.doc