Đề cương ôn tập học kì I lớp 7 môn Công nghệ (có đáp án)

Môn: CÔNG NGHỆ

1- Vai trò của trồng trọt:

- Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp & nông sản để xuất khẩu.

2- Nhiệm vụ của trồng trọt:

- Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.

3- Đất trồng là gì?

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp, trên đó cây trồng có thể sinh sống & sản xuất ra sản phẩm.

4- Đất trồng gồm những thành phần:

- Gồm 3 thành phần: khí, lỏng, rắn.

5- Đất trồng có những tính chất:

- Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây & giữ cho cây không bị đổ.

6- Độ phì nhiêu của đất:

- Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao.

- Tuy nhiên muốn có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: thời tiết thuận lợi, giống tốt & chăm sóc tốt.

 

doc 4 trang Người đăng vuhuy123 Lượt xem 7338Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I lớp 7 môn Công nghệ (có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I LỚP 7 (có đáp án)
	Năm học: 2011 – 2012
	**********
	Môn: CÔNG NGHỆ
1- Vai trò của trồng trọt:
- Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp & nông sản để xuất khẩu.
2- Nhiệm vụ của trồng trọt:
- Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.
3- Đất trồng là gì?
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp, trên đó cây trồng có thể sinh sống & sản xuất ra sản phẩm.
4- Đất trồng gồm những thành phần:
- Gồm 3 thành phần: khí, lỏng, rắn.
5- Đất trồng có những tính chất:
- Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây & giữ cho cây không bị đổ.
6- Độ phì nhiêu của đất:
- Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao.
- Tuy nhiên muốn có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: thời tiết thuận lợi, giống tốt & chăm sóc tốt.
7- Sử dụng đất hợp lí – Biện pháp:
- Diện tích đất trồng trọt có hạn, vì vậy cần phải sử dụng đất 1 cách hợp lí.
- Biện pháp:
 Biện pháp	Mục đích
Thâm canh, tăng vụ.
Tăng sản lượng, lương thực, thực phẩm.
Không bỏ đất hoang.
Tăng diện tích đất trồng trọt.
Chọn cây trồng phù hợp với đất.
Tăng năng suất cây trồng.
Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo.
Tăng độ phì nhiêu của đất.
8- Biện pháp, mục đích cải tạo đất:
Biện pháp
Mục đích
Áp dụng cho loại đất
Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
Tăng bề dày, độ phì nhiêu của đất.
Đất xám, đất bị bạc màu.
Làm ruộng bậc thang.
Hạn chế xói mòn, rữa trôi.
Loài đất dốc.
Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
Tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, rữa trôi.
Đất dốc, đất vừa cải tạo.
Cày, nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
Hạn chế đất phèn.
Đất phèn.
Bón vôi.
Khử chua.
Đất chua.
9- Tác dụng của phân bón. Các loại phân bón. Cho VD:
- Phân bón có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản & độ phì nhiêu của đất.
- Các loại phân bón: phân hữu cơ, phân hóa học & phân vi sinh.
VD:
+ Phân hữu cơ: cây điền thanh; phân trâu, bò; phân xanh, khô dầu dừa, phân lợn (heo), cây muồng muồng, bèo dâu, khô dầu đậu tương
+ Phân hóa học: Urê, Supe lân, DAP, phân NPK,
+ Phân vi sinh: Nitragin (chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm)
10- Cách bón lót, bón thúc. Loại phân bón dùng để bón lót, bón thúc:
- Cách bón lót: là bón phân vào đất trước khi gieo trồng.
Mục đích: nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc.
- Cách bón thúc: là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.
Mục đích: nhằm đáp ứng kịp thời giúp nhu cầu dinh dưỡng của cây.
11- Cách bảo quản phân bón:
- Đối với phân hóa học:
+ Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao ni lông.
+ Để ở nơi cao ráo, thoáng mát.
+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.
- Đối với phân hữu cơ:
+ Bảo quản tại chuồng nuôi hoặc ủ thành đống rồi dùng bùn trác kín bên ngoài.
12- Vai trò giống cây trồng:
- Đối với năng suất cây trồng: dùng giống mới năng suất cao thay giống cũ nhằm tăng năng suất, sản lượng.
- Đối với các vụ gieo trồng: dùng giống mới ngắn ngày thay cho giống cũ dài ngày nhằm tăng vụ, tăng sản lượng.
- Đối với cơ cấu cây trồng: dùng giống mới ngắn ngày thay cho giống cũ dài ngày nhằm tăng vụ & thay đổi cơ cấu cây trồng.
*Kết luận: thay đổi giống cây trồng tốt sẽ tăng năng suất cây trồng, tăng vụ & thay đổi cơ cấu cây trồng.
13- Phương pháp chọn tạo giống: chọn lọc, lai tạo, gây đột biến:
- Phương pháp chọn lọc: Từ nguồn giống khởi đầu, chọn các cây tốt thu lấy hạt → Gieo hạt của các cây được chọn & so sánh với giống khởi đầu & giống địa phương. Nếu tốt hơn thì nhân giống cho sản xuất đại trà.
- Phương pháp lai tạo: 
+ Lấy phấn của cây bố thụ phấn cho cây mẹ.
+ Lấy hạt của cây dùng làm mẹ, ta được cây lai.
- Phương pháp gây đột biến:
+ Sử dụng tác nhân vật lí hay các chất hóa học để xử lí các bộ phận của cây gây đột biến.
+ Gieo hạt của các cây đột biến để chọn những giống có đột biến tốt, có lợi để làm giống.
14- Phương pháp sản xuất bằng hạt, sản xuất giống bằng cây con:
- Phương pháp sản xuất bằng hạt: trong quá trình gieo trồng, nhiều đặc tính tốt của giống dần dần mất đi vì thế cần phải phục tráng (phục hồi) để duy trì đặc tính tốt vốn có trước đó.
Sơ đồ sản xuất giống cây trồng bằng hạt:
Hạt giống đã được phục tráng & duy trì
Dòng 1 Dòng 2 Dòng 3	 Dòng 4	Dòng 5
	↓
Hạt giống siêu nguyên chủng
	↓
Hạt giống nguyên chủng
 ↓ 
Hạt giống sản xuất đại trà
Phương pháp sản xuất giống bằng cây con:
+ Thường được áp dụng cho loại cây: ăn quả, hoa cây cảnh.
+ Các phương pháp như: * Ghép mắt.
 * Chiết cành.
	* Giâm cành.
15- Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh:
- Phòng là chính. (Vì ít tốn công, sâu bệnh ít, cây sinh trưởng tốt, giá thành thấp).
- Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh & triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
16- Tác hại của sâu bệnh:
- Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém.
- Năng suất, chất lượng nông sản giảm.
- Có khi không thu hoạch được gì.
17- Mục đích của việc làm đất:
- Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng cho cây.
- Diệt cỏ dại, mầm mống sâu bệnh.
Các công việc làm đất:
Cày đất. Tác dụng: làm đất tơi xốp, vùi lấp cỏ dại.
Bừa & đập đất. Tác dụng: làm nhỏ đất, trộn đều phân, gom cỏ lại, làm phẳng mặt ruộng.
Lên luống. Tác dụng: chống ngập úng, dễ chăm sóc, tạo tầng đất dày cho cây.
18- Thời vụ là: Mỗi loại cây đều được gieo trồng trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó gọi là “thời vụ”.Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
19- Mục đích xử lí hạt giống nhằm: vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt.
20- Biện pháp chăm sóc cây trồng:
- Tỉa, dặm cây.
- Làm cỏ, vun xới.
- Tưới, tiêu nước.
- Bón phân thúc.

Tài liệu đính kèm:

  • docCac_bai_On_tap.doc