Đề cương ôn tập học kì I năm học 2014 – 2015 môn Toán 6

 I/ LÝ THUYẾT :

1/ SỐ HỌC :

1. Viết dạng tổng quát của tính chất giao hoán , kết hợp, của phép cộng và phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

2. Lũy thừa bậc n của a là gì?

3. Viết công thức nhân , chia hai lũy thừa cùng cơ số?

4. Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 ?

5. Thế nào là số nguyên tố, hợp số? cho ví dụ?

6. Nêu cách tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số?

7. Viết số đối của số nguyên a ?

8. Giá trị tuyệt đối của số nguyên a có thể là số nào?

9. Phát biểu qui tắc cộng, trừ số nguyên ?

10. Phát biểu qui tắc dấu ngoặc ?

 

docx 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I năm học 2014 – 2015 môn Toán 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN TOÁN 6
 I/ LÝ THUYẾT : 
1/ SỐ HỌC :
Viết dạng tổng quát của tính chất giao hoán , kết hợp, của phép cộng và phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Lũy thừa bậc n của a là gì?
Viết công thức nhân , chia hai lũy thừa cùng cơ số?
Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 ? 
Thế nào là số nguyên tố, hợp số? cho ví dụ?
Nêu cách tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số?
 Viết số đối của số nguyên a ?
Giá trị tuyệt đối của số nguyên a có thể là số nào?
Phát biểu qui tắc cộng, trừ số nguyên ?
Phát biểu qui tắc dấu ngoặc ? 
 2/ HÌNH HOC:
	 1. Thế nào là tia Ox? Vẽ tia Ox?
	 2. Đoạn thẳng AB là gì? Vẽ đoạn thẳng AB?
	 3. Khi nào thì AM + MB =AB ?
	 4. Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì?
 II/ BÀI TẬP :
 1/ Trắc nghiệm:
 a/ Số học :
 Câu 1 : Cho 2 tập hợp M= { a,b} và N={ x, a,b} . Chọn kết quả đúng nhất : 
	 A. a N	 B. x M	 C. N M	 D. M N
 Câu 2 : Cho tập hợp A = { x ∈ N / 1 < x ≤ 8 } . Số phần tử của tập hợp A là : 
 A . 8 B. 7 C. 6 D. 9 
 Câu 3 : Chọn cách viết đúng trong các câu sau : 
 A . 5I34 B. V534 C. XVII D. XXXX 
 Câu 4 : Trong các số sau số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 9.
	 A. 1260	 B. 9945	 C. 2715	 D. 1620
 Câu 5: Trong các số sau số nào chia hết cho cả 2;3;5;9.
	 A. 1230	 B. 3210	 C. 1350	 D. 3105
 Câu 6 : Tập hợp ước của 12 là : 
 A . Ư(12) = {0; 1; 2; 3 ; 6; 12 } B. Ư(12) = {1; 2 ; 3 ; 4 ; 6 ; 12} 
 C. Ư(12) = {0; 2; 3; 4; 6; 12} D. Ư(12) = { 0; 1; 2; 3; 4; 6 } 
 Câu 7: Cặp số nào sau đây nguyên tố cùng nhau:
	 A. 6 và 8	 B.3 và 4	 C. 9 và 12	 D. 5 và 15.
 Câu 8: UCLN ( 20,18,48) là: 
	 A. 2	 B. 4	 C. 8	 D. 16
 Câu 9: Ứơc chung của 20; 18; 48 là:
	 A. 1;2	 B. 2; 3	 C. 3 ; 4	 D. 1 ; 4
 Câu 10: BCNN ( 36,48,80) là:
	 A. 360	 B. 480	 C. 720	 D. 800
 Câu 11 : Tìm các số tự nhiên x sao cho x ∈ B(12) và 20 < x < 50 :
 A . 12; 24 ; 36 B. 24 ; 36; 60 C. 24; 36 ; 48 D. 12; 36; 60 
 Câu 12 : Tìm các số tự nhiên x sao cho x ∈ Ư(20) và x > 5 : 
 A . 1; 2 B. 5 ; 10 C. 10 ; 20 D. 5 ; 20 
 Câu 13: Tổng hay hiệu nào sau đây chia hết cho 3:
	 A. 75 + 216	 B. 930 – 211	 C. 171 + 760	 D. 2130 – 319
 Câu 14: Kết quả của phép tính 3.52 - 16:22 là:
	 A. 71	 B. 60	 C. 69	 D. 26
 Câu 15: Tìm số tự nhiên x, sao cho 23.( 40 - x) = 69. Kết quả là:
	 A. 23	 B. 37	 C. 40 	 D. 43
 Câu 16: Số đối của các số 3; -5; -7 là:
	 A. -3 ; 5; 7	 B. 3; 5; 7	 C. -3; -5; -7	 D. -3; -5 ;7
 Câu 17 : Tìm số nguyên x, biết | x| = |-2|
	 A. x = -2	 B. x = 2	 C. x= 2 hay x= -2	 D. x= 0 và x= 2
 Câu 18: Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: -2; -4; 0; -3
	 A. -2< -3< -4 < 0	 B. -3<-2<-4<0	
 C. -4<-3<-2<0	 D. 0< -4<-3<-2
 Câu 19: Có bao nhiêu số nguyên x biết: -6< x< 0
	 A. 2	 B. 3	 C. 4	 D. 5
b/ Hình học : 
 Câu 1 : Đường thẳng AB và đường thẳng AC trùng nhau thì có kết luận gì về ba điểm A,B, C .
 A . B nằn giữa A và C B. C nằm giữa A và B 
 C. A, B, C thẳng hàng D. A nằm giữa B và C 
 Câu 2 : Cho bốn điểm A, B, C , D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng . Số đường thẳng khác nhau tạo bởi hai trong bốn điểm trên là : 
 A . 4 B. 5 C. 8 D. 6 
 Câu 3 : Có bao nhiêu đường thẳng phân biệt đi qua hai điểm A, B cho trước ? 
 A . 2 B. 1 C. Vô số D. 3 
 Câu 4 : Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và một điểm M nằm ngoài đường thẳng chứa A, B, C . Có bao nhiêu đường thẳng phân biệt tạo bởi hai trong bốn điểm trên .
 A . 3 B. 2 C. 6 D. 4 
 Câu 5 : Cho điểm M thuộc tia AB . Phát biểu nào sau đây là đúng ? 
 A . Điểm B nằm giữa hai điểm A và M 
 B. Điểm B và M nằm khác phía đối với điểm A 
 C. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B .
 D. Điểm B và M nằm cùng phía đối điểm A 
 Câu 6 : Trên đường thẳng xx’ cho hai điểm A, B (phân biệt ) . Có bao nhiêu tia khác nhau có gốc A, B .
 A . 2 B. 3 C. 4 D. 5 
 Câu 7 : Ba đường thẳng phân biệt cắt nhau tại ba điểm A, B, C không thẳng hàng . Phát biểu nào sau đây đúng ? 
 A . có 6 tia phân biệt B. Có 12 tia phân biệt 
 C. Có 10 tia phân biệt D. Có 14 tia phân biệt 
 Câu 8 : Trên đường thẳng a cho ba điểm A, B, C phân biệt .Phát biểu nào sau đây là đúng ? 
 A . có 2 tia phân biệt B. Có 4 tia phân biệt 
 C. Có 6 tia phân biệt D. Cả A, B, C đều sai 
 Câu 9 : Cho bốn điểm A, B, C, D trên đường thẳng a . Có bao nhiêu đoạn thẳng khác nhau tạo bởi bốn điểm trên .
 A . 6 B. 4 C. 3 D. 8 
 Câu 10 : Cho M là điểm nằm giữa hai điểm A và B . Biết AM = 5cm , AB = 8cm . Độ dài MB là : 
 A . 13cm B. 3cm C. 4cm D. 6,5cm 
Câu 11 : Cho ba điểm A, B, C thuộc đường thẳng a sao cho : AB = 2cm , AC = 3cm , BC = 1cm , ta có : 
 A . C nằm giữa A và B B. A nằm giữa B và C 
 C. B nằm giữa A và C D. Ba kết quả trên đều sai 
Câu 12 : Gọi A , B là hai điểm trên tia Ox . Biết OA = 8cm , AB = 2cm . Độ dài của OB là : 
 A . 10cm B. 6cm 
 C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 
Câu 13 : Trên tia Ox lấy ba điểm A, B, C sao cho OA = 3cm , OB = 6cm , OC = 9cm . Hãy so sánh độ dài BC và BA ? 
 A . BC = BA B. BC > BA 
 C. BC < BA D . Không so sánh được 
Câu 14 : Trên tia Ox cho hai điểm A, B sao cho OA = 3cm , OB = 6cm . Phát biểu nào sau đây là sai ? 
 A . A nằm giữa hai điểm O và B B . OA = OB 
 C. A là trung điểm của đoạn thẳng OB D. Cả ba phát biểu đều sai 
Câu 15 : I là trung điểm của AB khi : 
 A . AI + IB = AB B. IA = IB 
 C. AI = IB và AI + IB = AB D. IA < IB 
Câu 16: Đoạn thẳng AB là hình gồm:
 A . Hai điểm A và B
 B,Tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A và B
 C.Hai điểm A,B và một diểm nằm giữa hai điểm A và B
 D. Hai điểm A,B và Tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A và B
Câu 17: Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB = 8 cm, AM = ?:
 AM = 8 cm B. AM = 5 cm C. AM = 4 cm D.AM = 2 cm
Câu 18 : Trong hình vẽ sau hai tia đối nhau là:
A. Tia AB và tia Ax B. Tia AC và tia CB 
C. Tia AC và tia Ay D. Tia Bx và tia By 
2/ Tự luận:
 a/ Số học : 
 Bài 1 : Thực hiện các phép tính 
 a/ 204 - 84:12 b/ 15.23 + 4.32 -5.7
 c/ 5 . 32 - 32: 23 d/ 164.53 + 47. 164
 e/ 204: { 260 : [500 - (125 + 5 . 72 )]} f/ (2763 - 75) – 2763
 g/ (27 + 65 ) + ( 364 – 27 -65) h/ 99 + (-100) + 101
 i/(42 – 69 + 17) – (42 + 17) k/ (-2013) – (57 – 2013)
 Bài 2 : Tìm x thuộc số nguyên, biết 
 a/ 219 - 7(x+1) = 100 b/ (3x - 6). 3 = 34
 c/ 541 + (218 – x) = 735. d/ 5x . 5 = 125
 e/ 10 + 2x = 45 : 43 f/ 3 + x = 6
	 g/ x + 27 = 15 h/ 6(x – 1)	
 Bài 3: a/ Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 15
	 b/ Viết tập hợp B các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10
	 c/ Viết một tập hợp C là tập con của tập hợp A và tập hợp B 
 Bài 4 : Một bó sách nếu xếp thành từng bó 10 quyển, 12 quyển, 15 quyển đều vừa đủ bó. Tính số sách đó biết rằng số sách đó trong khoảng từ 100 đến 150.
 Bài 5 : Hai bạn An và Bách cùng học 1 trường nhưng ở hai lớp khác nhau. An cứ 10 ngày lại trực nhật, Bách cứ 12 ngày lại trực nhật. Lần đầu hai bạn cùng trực vào 1 ngày. Hỏi ít nhất sau bao nhiêu ngày thì hai bạn lại cùng trực nhật.
 Bài 6 : Đội văn nghệ của một trường có 48 nam và 72 nữ về một huyện để biểu diễn . Muốn phục vụ đồng thời tại nhiều địa điểm , đội dự định chia thành các tổ cả nam và nữ , số nam được chia đều vào các tổ, số nữ cũng vậy . Có thể chia được nhiều nhất mấy tổ ? 
 Bài 7 : Một đội y tế có 24 bác sỹ và 108 y tá. Có thể chia đội y tế đó nhiều nhất thành mấy tổ để số bác sỹ và y tá được chia đều cho các tổ?
Bài 8 : Lớp 6A có 18 bạn nam và 24 bạn nữ. Trong một buổi sinh hoạt lớp, bạn lớp trưởng dự kiến chia các bạn thành từng nhóm sao cho số bạn nam trong mỗi nhóm đều bằng nhau và số bạn nữ cũng vậy. Hỏi lớp có thể chia được nhiều nhất bao nhiêu nhóm? Khi đó mỗi nhóm có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?
 b/ Hình học : 
 Bài 1: Trên tia Ox, vẽ hai đoạn thẳng OM = 3cm, ON= 6cm. Tính MN, so sánh OM và MN.
 Bài 2: Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC= 1cm.
	 a/ Tính CB
	 b/ Trên tia tia đối của tia BC, lấy D sao BD = 2cm. Tính CD.
 Bài 3 : Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB = 6cm. 
 Bài 4: Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm.
	 a/ Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
	 b/ So sánh OA và AB.
	 c/ Điểm A có trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
 Bài 5 : Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM = 2cm, ON = 5cm, OK = 8cm. 
 a/ Điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không? Vì sao?
 b/ Tính MN ?
 c/ Điểm N có phải là trung điểm của đoạn thẳng MK không ? Vì sao ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxde cuong on tap toan 6 hk 1.docx