Đề cương ôn tập học kỳ I môn giáo dục công dân 12 năm học 2015 – 2016

A/ Lý thuyết:

1. Công dân bình đẳng trước pháp luật:

- Nêu được khái niệm, biểu hiện Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Nêu được khái niệm, biểu hiện Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

2. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội:

- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình.

- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lao động.

- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động.

3. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và phê phán những hành vi gây chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.

4. Công dân với các quyền tự do cơ bản:

- Nêu được khái niệm, nội dung một số quyền tự do cơ bản của công dân:

 + Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

+ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác và biết phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

* Chú ý:

+ Liên hệ thực tế, liên hệ bản thân.

+ Vận dụng kiến thức xây dựng và giải bài tập tình huống.

 

doc 2 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn giáo dục công dân 12 năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
Năm học 2015 – 2016
A/ Lý thuyết: 
1. Công dân bình đẳng trước pháp luật:
- Nêu được khái niệm, biểu hiện Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Nêu được khái niệm, biểu hiện Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
2. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội:
- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình.
- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lao động.
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động. 
3. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và phê phán những hành vi gây chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
4. Công dân với các quyền tự do cơ bản:
- Nêu được khái niệm, nội dung một số quyền tự do cơ bản của công dân:
	+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
+ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác và biết phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
* Chú ý: 
+ Liên hệ thực tế, liên hệ bản thân.
+ Vận dụng kiến thức xây dựng và giải bài tập tình huống.
B/ Một số tình huống: 
Tình huống 1
Người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết định được việc lớn, nên khi bán xe ô tô (tài sản chung của vợ và chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) đã không bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, không đồng ý bán. 
Câu hỏi : Theo em người vợ có quyền đó không? Vì sao ?
Tình huống 2
A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức thì A đã dùng gậy đánh vào chân B làm B phải vào bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở chân.
Câu hỏi : Em hãy giải thích ông A đã vi phạm quyền gì của công dân ?
C/ Một số câu hỏi vận dụng: (Phần này không soạn)
Câu 1: Em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí ? Cho ví dụ ?
Câu 2: Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ?
Câu 3: Nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ vợ và chồng. Theo em, pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ và chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không ? Vì sao?
Câu 4: Hợp đồng lao động là gì? Việc giao kết HĐLĐ phải theo nguyên tắc nào? Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động? Thực hiện đúng giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động ?
Câu 5: Thế nào là bình đẳng giữa dân tộc? Phân tích và dẫn chứng nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế và văn hóa giáo dục. 
Câu 6: Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể? Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Giải thích vì sao em cho là vi phạm?
Câu 7: Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của công dân? Phân tích nội dung của nó ?
	 Giáo viên
 Nguyễn Ngọc Sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong_dan_on_tap_HKI_GDCD_12_20152016_theo_huong_phat_huy_nang_luc_hs.doc