Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân lớp 7 học kì I (năm 2015 - 2016)

I. Trắc Nghiệm.

1 Biểu hiện nói lên tính giản dị là:

A. Làm việc sơ sài, cẩu thả. B. Thái độ khách sáo, kiểu cách.

C. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. D. Tổ chức sinh nhật linh đình.

2 Chọn ý đúng về biểu hiện thiếu tự trọng.

A. Nói năng lịch sự B. Giữ đúng lời hứa.

C. Sống buông thả. D. Kiên quyết không quay cóp

3 Hành vi biểu hiện tôn sư trọng đao là:

A. Lắng nghe cô giảng bài C. Bạn bè giúp đỡ nhau

B. Kính trọng người già. D. Cả A và C đều đúng

4 Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng khoan dung.

A. Có công mài sắt có ngày nên kim

B. Con hơn cha là nhà có phúc

C. Há miệng chờ sung.

D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1250Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân lớp 7 học kì I (năm 2015 - 2016)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD7 HỌC KÌ I
 (2015 - 2016)
I. Trắc Nghiệm.
1 Biểu hiện nói lên tính giản dị là: 
A. Làm việc sơ sài, cẩu thả.	B. Thái độ khách sáo, kiểu cách.
C. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.	 D. Tổ chức sinh nhật linh đình.
2 Chọn ý đúng về biểu hiện thiếu tự trọng.
A. Nói năng lịch sự	B. Giữ đúng lời hứa.
C. Sống buông thả.	D. Kiên quyết không quay cóp
3 Hành vi biểu hiện tôn sư trọng đao là: 
A. Lắng nghe cô giảng bài C. Bạn bè giúp đỡ nhau 
B. Kính trọng người già. D. Cả A và C đều đúng
4 Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng khoan dung.
A. Có công mài sắt có ngày nên kim 
B. Con hơn cha là nhà có phúc
C. Há miệng chờ sung.. 
D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại 
5 Cho các cụm từ: “tiến bộ, hòa thuận, ổn định, xóm giềng, công dân”.
Tìm các từ thích hợp để điền vào chỗ trống để làm rõ khái niệm thế nào là gia đình văn hóa. 
Gia đình văn hóa là gia đình, hạnh phúc,  thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với.và làm tốt nghĩa vụ .
6 Hãy nối câu tục ngữ ở cột A với các phẩm chất ở cột B sao cho phù hợp. 
A
 Nối
B
1.Chung lưng, đấu cật
A. Tự tin
2.Lá lành đùm lá rách
B. Đoàn kết, tương trợ
3.Giấy rách phải giữ lấy lề
C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp
 của gia đình,dòng họ
4.Có cứng mới đứng đầu gió
D. Yêu thương con người
E. Khoan dung
II. Tự luận.
1. Theo em, thế nào là một gia đình văn hóa ?. 
Trả lời: Gia đình văn hóa là gia đình: 
 - Hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ 
 - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình 
 - Đoàn kết với hàng xóm, láng giềng 
 - Hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân 
2. Bản thân em sẽ làm gì để xây dựng một gia đình văn hóa ? 
Trả lời: Để xây dựng một gia đình văn hóa, bản thân em sẽ: 
 - Chăm ngoan, học giỏi 
 - Kính trọng phụng dưỡng ông bà, cha mẹ 
 - Thương yêu, giúp đỡ anh chị em 
3. Theo em, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mang ý nghĩa gì ? 
Trả lời: Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mang ý nghĩa là: 
 - Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống 
 - Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc 
4. Xử lí tình huống: Hăng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở Lan. Lan nỗi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng.
Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan
Nếu em là Lan trong tình huống trên em sẽ có cách ứng xử như thế nào?
+ Lan hành động như vậy là chưa đúng đắn.
+ Lan đã không độ lượng, không khoan dung với việc làm vô ý của HằngNếu em là Lan trong tình huống trên em sẽ :
+ Tha thứ, khoan dung cho hành vi của bạn
+ Không mắng bạn, không trả thù bạn bằng bất kì một hành vi nào
+ Nhắc bạn nên cẩn thận, làm việc gì cũng cần chú ý, để không ảnh hưởng đến những người xung quanh. 
5. Thế nào là tôn sư trọng đạo? Là học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện lòng tôn sư trọng đạo.
- Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy, cô giáo 
- Coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy cô đã dạy cho mình.
- Là học sinh, em sẽ thể hiện lòng tôn sư trọng đạo như:
+ Nghe lời thầy cô, cố gắng học giỏi, siêng năng cần cù. Ví dụ trong lớp tập trung nge cô thầy giảng, phát biểu xây dựng bài, tự giác học và làm bài tập đầy đủ
+ Yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô. Vi dụ chào hỏi lề phép khi gặp thầy cô, thăm thầy cô ..
6. Tự tin là gì? Em đã rèn luyện tính tự tin bằng cách nào? Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác em thấy có đúng không? Vì sao?.
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.Chúng ta hãy rèn luyện tính tự tin bằng cách: 
+ Chủ động, tự giác học tập, tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta được củng cố và nâng cao. 
+ Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.
+ Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác là đúng 
+ Vì: Họ tin tưởng vào khả năng bản thân mình có thể làm được, không phải dựa dẫm, lệ thuộc mà họ học hỏi kinh nghiệm, xin ý kiến của mọi người.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516GDCD_7.doc