Đề cương ôn tập môn lịch sử 9 - Học kì I năm học: 2015 - 2016

Câu 1. Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Những thành tựu đó có ý nghĩa gì đối với Liên Xô?

Câu 2. Tại sao chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu lại sụp đổ?

Câu 3. Trình bày ý nghĩa sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa và cho biết công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978 đến nay) của Trung Quốc.

 Câu 4. Em hãy cho biết tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

 Câu 5. Tổ chức ASEAN được thành lập trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động là gì? Hiện nay có bao nhiêu nước?

 Câu 6. Em biết gì về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apác thai? Trình bày cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi.

 Câu 7. Em hiểu gì về tình hình hình đất nước Cu Ba trước Cách mạng và khi Cách mạng bùng nổ, thắng lợi. Em có nhận xét gì về tinh thần cách mạng của nhân dân Cu Ba?

 Câu 8. Em hãy cho biết sự phát triển của nền kinh tế Mĩ. Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Mĩ phát triển?

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn lịch sử 9 - Học kì I năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 9-HKI
Năm học: 2015 -2016
Câu 1. Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Những thành tựu đó có ý nghĩa gì đối với Liên Xô? 
Câu 2. Tại sao chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu lại sụp đổ? 
Câu 3. Trình bày ý nghĩa sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa và cho biết công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978 đến nay) của Trung Quốc. 
 Câu 4. Em hãy cho biết tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945. 
 Câu 5. Tổ chức ASEAN được thành lập trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động là gì? Hiện nay có bao nhiêu nước?
 Câu 6. Em biết gì về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apác thai? Trình bày cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi. 
 Câu 7. Em hiểu gì về tình hình hình đất nước Cu Ba trước Cách mạng và khi Cách mạng bùng nổ, thắng lợi. Em có nhận xét gì về tinh thần cách mạng của nhân dân Cu Ba?
 Câu 8. Em hãy cho biết sự phát triển của nền kinh tế Mĩ. Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Mĩ phát triển?
 Câu 9. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản. 
 Câu 10. Những nét nổi bật nhất của những nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
 Câu 11. Tại sao Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất trong quan hệ quốc tế ? 
 Câu 12. Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
 Câu 13. Trình bày những thành tựu chủ yếu của CMKHKT lần 2.
 Câu 14. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật có tác động gì đến đời sống của con người và sản xuất?
 Câu 15. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam như thế nào?
 Câu 16. Trình bày phong trào công nhân (1919-1925).
ĐÁP ÁN
Câu 1. Thành tựu chủ yếu của LX từ năm 1950 – 1970
Kinh tế: trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. 
KH-KT: khoa học vũ trụ đạt nhiều thành tựu: phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ (1957); năm 1961 phóng tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga- ga-rin bay vòng quanh Trái Đất. 
Đối ngoại: tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới ...
* Ý nghĩa:
+ Nâng cao vị thế của LX trên trường quốc tế. 
+ Trở thành chỗ dựa vững chắc cho hòa bình và CMTG. 
Câu 2. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu lại sụp đổ, vì:
- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thiếu dân chủ và công bằng xã hội.
- Không bắt kịp bước phát triển của KH-KT tiên tiến.
- Khi tiến hành cải tổ lại phạm nhiều sai lầm.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Câu 3. Ý nghĩa sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa 
- Kết thúc ách đô hộ của phong kiến và đế quốc, đưa Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. 
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La Tinh
* Công cuộc cải cách - mở cửa (từ 1978 đến nay) của Trung Quốc. 
- Từ năm 1978 đến nay Trung Quốc thực hiện đường lối cải cách, mở cửa và đạt nhiều thành tựu to lớn, nhất là về tốc độ phát triển kinh tế 
- Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thu được nhiều kết quả, củng cố được địa vị trên trường quốc tế. 
Câu 4. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945. 
- Trước 1945 hầu hết là thuộc địa (trừ Thái Lan)
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các dân tộc ĐNÁ giành được độc lập 
- Trong thời kì “chiến tranh lạnh” Mĩ can thiệp vào khu vực: lập khối quân sự SEATÔ, xâm lược VN, sau đó mở rộng sang cả Lào và Cam Pu Chia.
Câu 5. Tổ chức ASEAN được thành lập trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động là gì? Hiện nay có bao nhiêu nước?
- Hoàn cảnh:
+ Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác phát triển.
+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
+ Ngày 8 – 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po.
- Mục tiêu của ASEAN: là tiến hành hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
- Hiện nay ASEAN gồm 10 nước.
Câu 6.
A pác thai có nghĩa là “sự tách biệt chủng tộc”. Đây là một chính sách của người da trắng ( số ít ) cầm quyền ở Nam Phi, đã ban hành hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, đối xử và tước bỏ quyền làm người của người da đen và da màu, buộc họ phải sống trong những khu riêng biệt, cách li hoàn toàn với người da trắng.
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của cộng hòa Nam Phi: 
+ Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi”, đứng đầu là chủ tịch Nen- xơn Man-đê-la , được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế 
+ Người da đen đã bền bỉ đấu tranh chống chế độ A pác thai , phát triển thành một cao trào đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị mang tính quần chúng.
+ Kết quả: 
1993 chế độ A pác thai bị xóa bỏ.
- 5/1994 Nen xơn Man đê la trở thành tổng thống da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi.
Câu 7. Em hiểu gì về tình hình hình đất nước Cu Ba trước Cách mạng và khi Cách mạng bùng nổ, thắng lợi. Em có nhận xét gì về tinh thần cách mạng của nhân dân Cu Ba?
a) Tình hình hình đất nước Cu Ba trước Cách mạng và khi Cách mạng bùng nổ, thắng lợi.
* Trước Cách Mạng: 
- Cu Ba dưới chế độ độc tài Ba-tix-ta rơi vào tình trạng nghèo đói và cực khổ.
- Nhân dân Cu Ba mâu thuẫn với chế độ độc tài Ba-tix-ta 
* Cách mạng bùng nổ và thắng lợi:
- 26/7/1953 cuộc tấn công vào pháo đài Môn ca đa đã mở đầu phong trào đấu tranh vũ trang.
- Giai đoạn 1956-1958: xây dựng căn cứ phát triển lực lượng cách mạng.
- Giai đoạn 1958-1959: chế độ độc tài Ba-tix-ta bị lật đổ, cách mạng Cu Ba thắng lợi.
b) Tinh thần cách mạng của nhân dân Cu Ba dấy lên trở thành một cao trào phát triển mạnh mẽ xuất phát từ trước cách mạng và khi có sự lãnh đạo của Phi đen Caxtơrô thì phong trào ấy không gì ngăn cản nổi. Vì thế, cách mạng Cu-Ba đã giành thắng lợi và tiến lên xây dựng CNXH.
Câu 8. * Sự phát triển nền kinh tế Mĩ:
- Sau CTTG II Mỹ vươn lên thành nước Tư Bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN
 + Sản lượng công nghiệp chiếm hơn 50% toàn thế giới.
 + Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
 + Chiếm ¾ lượng vàng và là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
 + Quân sự: có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử
* Nguyên nhân phát triển:
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú
- Ở xa chiến trường không bị chiến tranh tàn phá, đất nước hòa bình...
- Thu được lợi nhuận lớn từ CTTG II (114 tỉ USD)
- Thừa hưởng và áp dụng có hiệu quả những thành tựu của cuộc CM KHKT hiện đại 
Câu 9. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản. 
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; 
- Sự quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti; 
- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển của Chính phủ Nhật Bản.
- Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- Chi phí quốc phòng thấp.	
- Tận dụng các yếu tố ở bên ngoài.
Câu 10. Những nét nổi bật nhất của những nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu bị tàn phá nặng nề.
- Các nước Tây Âu thực hiện kế hoạch Mác-san nhằm khôi phục kinh tế của mình, song nền kinh tế phụ thuộc vào Mỹ.
- Về đối ngoại: những năm đầu, nhiều nước đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, tham gia khối NATO chạy đua vũ trang.
- Sau chiến tranh Đức thành lập hai nhà nước: Cộng hoà liên bang Đức và cộng hoà dân chủ Đức.
- Kinh tế cộng hoà Liên bang Đức phát triển rất nhanh chóng
- Tháng 10/1990 nước Đức tái thống nhất. 
Câu 11. Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất trong quan hệ quốc tế vì :
- Từ khi ra đời cho đến nay, LHQ giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế, góp phần giải quyết các vụ tranh chấp xung đột khu vực, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển về mọi mặt. 
Câu 12. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
- Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
- Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, châu Á, ...) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng.
- Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
Câu 13. Những thành tựu chủ yếu của CMKHKT lần 2
- Khoa học cơ bản: nhiều p/mih quan trọng trong toán học, vật lí, hoá học và sinh học -> được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất phục vụ cho cuộc sống: cừu Đô li ra đời bằng ppháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người ...
- Công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động
- Năng lượng mới: năng lượng Mặt Trời, nguyên tử, gió, thuỷ triều
- Vật liệu mới: chất Pô-li-me (chất dẻo), titan
- Cách mạng xanh trong nông nghiệp: khắc phục nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài ở nhiều nước.
- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc. 
- Chinh phục vũ trụ: phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người vào vũ trụ, 
Câu 14. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động đến đời sống của con người và sản xuất:
- Tác động: 
+ Tích cực: cải tiến công cụ SX, giống mới trong SXNN, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt. Phương tiện GTVT, liên lạc ngày càng hiện đại: ô tô, tàu hỏa, máy bay và truyền hình, điện thoại...
+ Tiêu cực: ÔNMT do chất thải CN xe cộ, ô nhiễm nguồn nước, bầu không khí, TNGT do xe cộ đi lại nhiều, bệnh hiểm nghèo... 
Câu 15. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở VN.
1. Nguyên nhân khai thác:
- Pháp là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ.
- Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
2. Nội dung cuộc khai thác:
a) Nông nghiệp:
 Pháp tăng cường đầu tư vốn vào đồn điền (Cao su, cà phê)
b) Công nghiệp:
Chú trọng khai thác mỏ (than, thiếc, chì). Mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.
c) Thương nghiệp:
 Pháp đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam; 
Ưu tiên hàng hóa Pháp nhập vào Việt nam.
d) Giao thông vận tải:
- Đầu tư phát triển thêm nhiều tuyến đường. 
- Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn (Đồng Đăng - Na Sầm; Vinh- Đông Hà).
e) Ngân hàng:
 Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
* Nhận xét: 
Bóc lột tàn bạo với quy mô lớn.
Câu 16. Trình bày phong trào công nhân (1919-1925)
 1. Nguyên nhân đấu tranh:
 - Bị tư sản và thực dân Pháp bóc lột nặng nề
 - Chịu tác động của phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, thủy thủ Pháp và Trung Quốc
 2. Diễn biến:
- Năm 1922 công nhân Bắc Kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
- Năm 1924 bãi công của công nhân Dệt, Rượu, Xay xát diễn ra ở Nam Định - Hà Nội - Hải Dương..
- Tháng 8/1925 công nhân đóng tàu Ba Son ngăn cản Pháp đàn áp công nhân Trung Quốc 
=> Có tổ chức, có mục tiêu đấu tranh rõ ràng

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_HKI_1516Lich_su_9.doc