Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

A. PHẦN THỨ NHẤT: VĂN HỌC.

AI. VĂN HỌC HKI.

I. CỤM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG.

1. Cho biết tác giả của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”? Qua văn bản, hãy cho biết vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là gì?

- Tác giả Lê Anh Trà.

- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

2. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà đã cho biết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh như thế nào?

Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.

+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;

+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;

+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.

3. Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng nào về lối sống giản dị của Bác?

 

doc 87 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xã hội?
 a) Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
 - Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc mốt số) địa phương nhất định.
 - Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 b) Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
 - Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong văn thơ, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
 - Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
Câu 25: Nêu đặc diểm, công dụng từ tượng hình, từ tượng thanh?
 a) Đặc điểm:
 Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Phần lớn từ tượng hình là từ láy.
 Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.
 b) Công dụng:
 Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
 Câu 26: Thế nào là so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ?
 1) So sánh:
 - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 - Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
 + Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
 + Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sư vật, sự việc nói ở vế A)
 + Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
 + Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)
 Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều:
 + Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lượt bớt.
 + Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
 - Có hai kiểu so sánh: So sánh không ngang bằng và so sánh ngang bằng.
 - Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
2) Ẩn dụ:
 - Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
 - Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
 + Ẩn dụ hình thức
 + Ẩn dụ cách thức.
 + Ẩn dụ phẩm chất.
 + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
 3) Nhân hóa:
 - Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
 - Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: 
 + Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
 + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
 + Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
 4) Hoán dụ: 
 - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
 - Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
 + Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể.
 + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
 + Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật.
 + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
 5) Nói quá:
 - Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
 6) Nói giảm, nói tránh: 
 Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
 7) Điệp ngữ:
 Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
 Điệp ngữ có nhiều dạng: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
8) Chơi chữ:
 - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,.... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
 - Các lối chơi chữ thường gặp:
 + Dùng từ ngữ đồng âm
 + Dùng lối nói trại âm (gần âm)
 + Dùng cách điệp âm
 + Dùng lối nói lái.
 + Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
 - Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,....
 BÀI TẬP THAM KHẢO
Bài tập 1: Bài ca dao sau là lời gieo quẻ của một thầy bói với một cô gái:
 “ Số cô chẳng giàu thì nghèo,
 Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà,
 Số cô có mẹ có cha
 Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
 Số cô có vợ, có chồng,
 Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai”.
 Lời của thầy bói đã vi phạm phương châm hội thọai nào? Vì sao?
Bài tập 2: 
 Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi
 Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
 Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
 “ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
 Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”
 (Bếp lửa - Bằng Việt)
 So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy có ý nghĩa gì?
Bài tập 3: 
 Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.
 a) Đêm hôm qua cầu gãy.
 b) Học xong bạn nhớ đi ra cửa trước.
 c) Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ.
Bài tập 4: 
 Trong giao tiếp, các từ ngữ nào thường được sử dụng để thể hiện phương châm lịch sự?
Bài tập 5: 
 Khi cha mẹ đi vắng, có một người lạ mặt đến hỏi về tình hình gia đình như ngày giờ đi làm của cha mẹ,... em cần phải tuân thủ những phương châm hội thoại nào khi trả lời? Phương châm hội thoại nào không nên tuân thủ? Vì sao?
Bài tập 6: Xét về phương châm hội thoại, nhân vật Mã Giám Sinh đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào trong đoạn thơ sau? Vì sao?
 Gần miền có một mụ nào,
 Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
 Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
 Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Bài tập 7: Một khách mua hàng hỏi người bán:
 - Hàng này có tốt không anh?
 - Mốt mới đấy! Mua đi! Dùng rồi sẽ biết anh ạ.
 Cách trả lời của người bán hàng vi phạm phương châm hội thoại nào? Tạo sao?
Bài tập 8: Những câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 a) Ai ơi chớ vội cười nhau
 Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười.
 b) Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
 Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
 c) Biết thì thưa thốt
 Không biết dựa cột mà nghe.
 d) Nói có sách, mách có chứng.
 đ) Nói gần nói xa chẳng qua nói thật.
Bài tập 9:
 Viết một đoạn văn hội thoại, trong đó nhân vật thể hiện đúng phương châm quan hệ và phương châm cách thức.
 Bài tập 10:
 Trong tiếng Việt, các từ anh, ông đều được sử dụng để chỉ người nói, người nghe và người được nói đến. Hãy lấy ví dụ minh họa.
Bài tập 11: Đọc đoạn thơ sau:
 Mình về với Bác đường xuôi
 Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
 Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời..
 Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường...
 (Việt Bắc - Tố Hữu)
 a) Cách xưng hô Bác, Người, Ông Cụ giống nhau ở điểm nào?
 b) Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của các từ trên?
Bài tập 12
 Ông cụ giáo Khuyến tựa trên chiếc gậy song đang đứng bên phải. Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào thăm sức khỏe của Nhĩ.
 - Cụ ạ - Nhĩ hất đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – Cháu Huệ có gửi lại chìa khóa cho cụ.
 - Hôm nay ông Nhĩ có khỏe không nhỉ?
 - Dạ , con cũng thấy như hôm qua... 
 (Bến quê - Nguyễn Minh Châu) 
 Tại sao cụ giáo Khuyến gọi Nhĩ là “ông” mà Nhĩ lại xưng với cụ là “con”?
Bài tập 13: Viết một đoạn văn kể chuyện, trong đó nhân vật chính thay đổi cách xưng hô với người đối thoại hai lần.
Bài tập 14: Nhận xét lời dẫn và lời người dẫn trong các trường hợp sau. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng: 
 a) Cha ông ta đã khẳng định vai trò của người thầy trong câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.
 b) Con người sống có bản lĩnh sẽ không bị những ảnh hưởng xấu bên ngoài tác động đến. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, tục ngữ chẳng đã nhắc nhở ta như thế hay sao?
Bài tập 15:
 Chuyển các lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau sang lời dẫn gián tiếp:
 a) Sáng hôm qua Lan khoe với tôi: “ Mẹ mình mới mua cho mình bộ sách giáo khoa lớp 9”
 b) Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột: “ Sáng mai tôi sẽ đi học”
Bài tập 16: Viết đọan văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến sau đây và trích dẫn ý kiến đó theo hai cách dẫn: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp:
 “ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
 (Hồ Chí Minh, báo cáo Chính trị tại Đại hội 
 đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)
Bài tập 17:
 Hãy hoàn thiện sơ đồ sau:
 Sự phát tirển của từ vựng
Phát triển nghĩa của từ
Tạo từ mới
Bài tập 18:
 Đắn đo cân sắc cân tài
 Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
 (Nguyễn Du)
 Những từ “cân, ép” trong câu thơ được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ hay hoán dụ? Trong những câu trên, từ “cân, ép” nghĩa là gì?
Bài tập 19: Lựa chọn và điền các từ ngữ mới (Cầu truyền hình, đường cao tốc, đường vành đai, công viên nước, công ti trách nhiệm hữu hạn, thương hiệu, dịch vụ hậu mãi) vào những chỗ trống trong các câu sau: 
 a) hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu, đối thoại trực tiếp qua hệ thống ca-mê-ra giữa các địa điểm cách xa nhau.
 b)công viên giải trí, trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước như trượt nước, bơi thuyền, tắm biển nhân tạo,..
 c) đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành riêng cho xe cơ giới chạy với vận tốc cao (khoảng từ 100km / h trở lên)
 d) đường bao quanh, giúp cho những phương tiện vận tải có thể đi vòng qua để đến một địa phương khác mà không đi vào bên trong thành phố, nhằm giải tỏa giao thông thành phố.
 e) ..nhãn hiệu hàng hóa được dùng trên thị trường, nhãn hiệu thương mại.
 g) .là công ti trong đó các chủ sở hữu vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ti trong phạm vi phần vốn của mình đã góp vào Công ti.
 h)..là dịch vụ sau khi mua, hàng được đưa đến tận nhà, lắp ráp, bảo hành.
Bài tập 20: Thêm yếu tố cấu tạo nào theo kiểu “x + tặc” để các yếu tố sau trở thành những từ mới:
 Phi hành, triết, chuyên, thương, văn, toán, sinh, vật lí.
Bài tập 21: Đọc hai đoạn trích sau:
 a) Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. 
 (Thông tin về Ngày trái đất năm 2000)
 b) Trong khói thuốc lá lại có chất ô-xít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ôxi nữa. Không lạ gì sức khỏe của người nghiện thuốc ngày càng sút kém
 (Ôn dịch, thuốc lá)
 Hãy xác định từ mượn các ngôn ngữ Châu Âu có trong đoạn trích trên.
Bài tập 22:
 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 5- 7 dòng), nội dung tự chọn, trong đoạn có sử dụng ít nhất hai từ mới và gạch chân dưới hai từ mới ấy.
Bài tập 23: Hãy dựa vào kiến thức Ngữ văn đã học, em hãy điền các từ ngữ vào chỗ trống trong các câu sau:
 a) ..là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
 b) ..là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Nó thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
 c) . là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
 d) ..là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
 e) . .là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
 g) ...............là loại văn bản nhằm giúp người đọc hình dung được đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cách, làm cho những cái đó hiện lên trước mắt người đọc.
 Các từ ngữ được điền vào có thể xem là các thuật ngữ của ngành học Ngữ văn hay không?
Bài tập 24: Hãy kể một số thuật ngữ trong lĩnh vực tin học, văn học.
Bài tập 25: Xem xét các trường hợp sau đây rồi trả lời câu hỏi ghi bên dưới:
 (1) Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời, cũng là hành tinh trong hệ Ngân hà. 
 (Vũ Bội Tuyền)
 (2) Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
 ( Huy Cận)
 (3) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 (Viễn Phương)
 a) Trường hợp nào “mặt trời” được dùng với vị trí vai trò của một thuật ngữ.
 b) Trường hợp nào “mặt trời” được dùng làm một biện pháp tu từ trong văn chương?
 c) Từ “mặt trời” thứ nhất trong câu thơ của Viễn Phương có phải là một thuật ngữ không? Vì sao?
Bài tập 26: Viết một đoạn văn thuyết minh giới thiệu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Hãy gạch chân các thuật ngữ văn học mà em đã sử dùng trong đoạn văn.
Bài tập 27: Yếu tố Hán Việt “thanh” có những nghĩa sau đây:
 (1) Sắc xanh
 (2) Trong sạch
 (3) Tiếng (giọng, danh tiếng)
 a) Gạch chân những từ có yếu tố Hán Việt “thanh” trong các câu sau:
 Bác để tình thương cho chúng con
 Một đời thanh bạch chẳng vàng son
 (Tố Hữu)
 Thanh bần giữ phận yên vui
 Noi nhân, giữ nghĩa có hồi sấm vang
 (Nguyễn Đình Chiểu)
 Đời sống của Hồ Chủ tịch giản dị, thanh đạm
 (Phạm Văn Đồng)
 Tiếng ta lại giàu về thanh điệu
 (Đặng Thai Mai)
 Đất tốt trồng cây rườm rà
 Những người thanh lịch nói ra quý quyền.
 (Ca dao)
 Vất vả có lúc thanh nhàn
 Không dưng ai dễ cầm tàn che cho
 (Ca dao)
 b) Hãy điền vào bảng sau nghĩa của yếu tố “ thanh” trong mỗi từ vừa gạch chân và nghĩa của từ đó.
Từ
Nghĩa của yếu tố “thanh”
Nghĩa của từ
Bài tập 28: Hãy đọc câu văn viết về thể cáo của một bạn học sinh, rồi nhận xét xem bạn ấy dùng từ đã hoàn toàn chính xác chưa? Hãy chữa lại cho chính xác những từ mà bạn dùng còn sai nghĩa:
 Cáo là thể văn bàn luận mà vua chúa hoặc người cầm đầu phong trào dùng để tuyên cáo thành quả của một công việc mới hoàn toàn.
Bài tập 29: Hãy chọn điền các từ ngữ sau vào chỗ trống thích hợp: ẩn giấu, áp đảo, áy náy, giấu giếm, cất giấu, gán, gán ghép, đau đớn, đau khổ, múa may, múa máy, giá, giá cả, giá trị.
 - Nói nhiều để..tinh thần đối phương.
 - Tôi.vì không có điều kiện giúp bạn.
 - Tài nguyên còn.trong lòng đất.
 - Nó không có tiền phải. nợ ngôi nhà.
 - Thức ăn có ..dinh dưỡng cao.
Bài tập 30: Hãy phân biệt ý nghĩa và cách dùng của các cặp từ ngữ sau:
 - Nguyện vọng – hi vọng
 - Hoang vu – hoang dã.
 - Cương quyết - kiên quyết.
 - Cựu chủ tịch - cố chủ tịch.
Bài tập 31: Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Trong đoạn văn cần có các từ: vị trí, nội dung nghệ thuật, bút pháp, tâm trạng.
Bài tập 32: Hoàn thiện sơ đồ sau:
 Từ
( Xét về đặc điểm cấu tạo)
Từ đơn
Từ láy âm
Câu 33: Hãy chia các từ sau thành hai cột từ láy và từ ghép:
 Tức bực, lung linh, xám xịt, lầy lội, ăn năn, dạy dỗ, nhảy nhót, trong trắng, xinh xắn, lạnh lùng, chậm chạp, dọn dẹp, sâu sắc.
Câu 34:
 a) Gạch dưới các thành ngữ được dùng trong đoạn văn sau:
 . Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nghĩ. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mựa nghi oan cho thiếp.
 ( Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)
 Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: “ Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu”
 (Lão Hạc - Nam Cao)
 b) Giải thích các thành ngữ đó.
Câu 35: 
 Sau khi đã tìm khắp gian ngoài và buồng trong không thấy một ai, họ xuống bếp chọc tay thước vào cót thóc và bồ trấu. Rồi họ sục ra mé sau nhà. Vẫn vô hiệu. Nhưng bỗng có tiếng trẻ con khóc thét lên thì hai anh tuần mới khám phá ra chỗ người trốn.
 Cuộc săn lùng dù ráo riết đến đâu cũng không sao tróc đủ một trăm người đi xem đá bóng.
 ( Nguyễn Công Hoan - Tinh thần thể dục)
 a) Gạch chân những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
 b) Chỉ ra tác dụng của việc dùng từ đồng nghĩa kể trên.
Câu 36: Em hãy cho biết bài ca dao sau đây có điều gì lí thú?
 Mùa xuân em đi chợ Hạ
 Mùa cá thu về, chợ vẫn còn đông
 Ai bảo anh rằng em đã có chồng?
 Bực mình đổ cá xuống sông em về!
Câu 37: Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các câu tục ngữ, thành ngữ sau:
- Chết....còn hơn sống đục.
- Làm khi lành để dành khi........
- Ai...ba họ, ai khó ba đời.
- Trước lạ sau.....
- Tích tiểu thành.....
- Sinh li tử......
- .....học lễ hậu học văn.
- Khẩu phật tâm.....
- Một miếng khi đói bằng một gói khi .......
- Khoai đất ....mạ đốt quen
Bài tập 38: Ông nhà theo bạn xuất quân
 Tui nay cũng được vô chân “sẵn sàng”
 Gan chi gan rứa mẹ nờ?
 Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai?
 Tàu bay hắn bắn sớm trưa
 Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò
 (Mẹ Suôt - Tố Hữu) 
 a) Tìm những từ ngữ toàn dân thay thế những từ in đậm trong các câu thơ trên.
 b) Đưa những từ địa phương đó vào câu thơ có ý nghĩa như thế nào?
Câu 39: Trong đoạn văn sau có những từ ngữ nào là biệt ngữ xã hội?
 Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:
 - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình, Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.
 ( Bánh chưng, bánh giầy)
Câu 40: Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho các từ in nghiêng trong đoạn văn sau:
 Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Họ thèm và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
 ( Thanh Tịnh- Tôi đi học)
Câu 41: Tìm các từ thuộc trường từ vựng phong cảnh đất nước trong đoạn thơ sau:
 Trời xanh đây là của chúng ta
 Núi rừng đây là của chúng ta
 Những cánh đồng thơm mát
 Những ngả đường bát ngát
 Những dòng sông đỏ nặng phù sa
 Nước chúng ta
 Nước những người chưa bao giờ khuất
 Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
 Những buổi ngày xưa vọng nói về
 (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Câu 42: Trong bài thơ Buổi sáng nhà em, Trần Đăng Khoa viết:
 Chị tre chải tóc bên ao
 Đàn mây áo trắng ghé vào soi gương
 Bác nồi đồng hát bùng boong
 Bà chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà.
 a) Tìm các từ tượng hình, tượng thanh trong đọan thơ trên.
 b) Em hiểu các từ đó miêu tả cái gì?
Câu 43: Tìm biện pháp tu từ trong những câu sau:
 a) Con sông thức tỉnh
 Uốn mình vươn vai
 Giấc ngủ còn dính
 Trên mi sương dài
 ( Huy cận )
 b) Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
 Miền Nam mong bác nỗi mong cha
 c) Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. 
 (Ngô Gia văn Phái) 
 d) Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức gì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 (Trần Minh Quốc) 
 e) Hỡi cô tát nước bên đàng
 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
 (Ca dao) 
 g) Mỗi người đội một vành trăng nhỏ 
 Chấp chới nghiêng trên thảm lúa vàng
 Tổ gặt con gái làng tôi đó
 Mười hai chiếc nón sáng thâu đêm
 (Gặt đêm- Lâm Thị Mỹ Dạ) 
Câu 44:
 Đất nước bốn nghìn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao 
 Cứ đi lên phía trước.
 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh hải)
 Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên.
Câu 45: Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng” ở câu thơ sau:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 ( Viếng lăng Bác - Viễn Phương )
Câu 46: Bão bùng thân bọc lấy thân
 Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn
 Thương nhau, tre chẳng ở riêng
 Lũy thành từ đó mà nên hỡi người !
 (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
 Khổ thơ miêu tả những khóm tre trong gió bão mà lại gợi nghĩ đến tình thương yêu, đoàn kết giữa con người với nhau. Theo em, những biện pháp tu từ nào đã góp phần làm nên ý nghĩa đó? Phân tích để làm rõ ý kiến của em.
Câu 47: Phân tích ý nghĩa của cách nói quá trong việc diễn tả tình cảm của tác giả ở đoạn văn sau:
 Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìa xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
 GỢI Ý GIẢI ĐÁP MỘT SỐ BÀI TẬP
Bài tập 1:
 Lời của thầy bói vi phạm phương châm về lượng. Vì đó là những điều hiển nhiên mà ai cũng đã biết. 
Bài tập 2: 
 - Phương châm hôi thoại đã bị vi phạm là phương châm về chất.
 - Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy là để thực hiện mục đích khác: Bà không muốn cháu thông báo cho bố mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác. Qua đó thấy được sự hi sinh của bà vì con cháu và tình cảm của bà đối với kháng chiến, đối với đất nước.
Bài tập 3: 
 - Các câu đều vi phạm phương châm cách thức vì gây ra cách hiểu mơ hồ.
 - Chữa lại:
 a) Có thể thêm dấu phẩy, hoặc thêm từ thích hợp để câu được hiểu rõ ràng hơn
 Ví dụ: Đêm hôm qua, cầu gãy.
 b, c: làm tương tự.
Bài tập 4:
 Xin l

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 10 Dong chi_12264722.doc