Đề cương ôn tập Sinh 10 – Kì II (năm học: 2014 – 2015)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 10 – KII (NĂM HỌC: 2014 – 2015)

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trãi qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là: A. Chu kì tế bào. B. Quá trình phân bào. C. Phân chia tế bào. D. Phân cắt tế bào.

Câu 2: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là: A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối.

Câu 3: Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kì trung gian là:

A. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. B. Trung thể tự nhân đôi.

C. NST tự nhân đôi. D. ADN tự nhân đôi.

Câu 4: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là: A. Nhân đôi ADN và NST. B. NST tự nhân đôi.

C. ADN tự nhân đôi. D. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.

Câu 5: Hoạt động xảy ra trong pha G2 của kì trung gian là:

A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào. B. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.

C. Tổng hợp tế bào chất và bào quan. D. Phân chia tế bào.

Câu 6: Hình thức phân bào không có thoi phân bào ở sinh vật nhân sơ:

A. Phân đôi. B. Nguyên phân. C. Giảm phân. D. Phân cắt.

Câu 7: Hình thức phân bào có thoi phân bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực:

A. Nguyên phân và giảm phân. B. Phân chia tế bào. C. Nguyên phân. D. Giảm phân.

Câu 8: Loại TB nào xảy ra quá trình nguyên phân? A. Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

 B. Tế bào sinh dưỡng. C. Tế bào sinh giao tử. D. Tế bào sinh dục sơ khai.

Câu 9: Quá trình nguyên phân diễn ra gồm các kì: A. Kì đầu, giữa, sau, cuối. B. Kì đầu, giữa, cuối, sau.

C. Kì trung gian, giữa, sau, cuối. D. Kì trung gian, đầu, giữa, cuối.

Câu 10: Kết quả của quá trình nguyên phân:

A. Tạo ra 2 TB con có bộ NST giống hệt TB mẹ. B. Tạo ra nhiều TB con có bộ NST giống hệt TB mẹ.

C. Tạo ra 2 TB con có bộ NST khác TB mẹ. D. Tạo ra 2 TB con có bộ NST khác nhau.

Câu 11: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.

B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.

C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn. D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

Câu 12:NST ở trạng thái kép tồn tại trong chu kỳ tế bào ở:

A. Kì trung gian đến hết kì giữa. B. Kì trung gian đến hết kì sau.

C. Kì trung gian đến hết kì cuối. D. Kì đầu, giữa và kì sau.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1136Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Sinh 10 – Kì II (năm học: 2014 – 2015)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 10 – KII (NĂM HỌC: 2014 – 2015)
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1:Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trãi qua trong khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp được gọi là: A. Chu kì tế bào. B. Quá trình phân bào. C. Phân chia tế bào. D. Phân cắt tế bào.
Câu 2: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là: A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối.
Câu 3: Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kì trung gian là: 
A. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. 	B. Trung thể tự nhân đôi. 
C. NST tự nhân đôi. 	D. ADN tự nhân đôi.
Câu 4: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là: A. Nhân đôi ADN và NST. 	B. NST tự nhân đôi. 
C. ADN tự nhân đôi. 	D. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào. 
Câu 5: Hoạt động xảy ra trong pha G2 của kì trung gian là:
A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào. B. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
C. Tổng hợp tế bào chất và bào quan. D. Phân chia tế bào.
Câu 6: Hình thức phân bào không có thoi phân bào ở sinh vật nhân sơ:
A. Phân đôi. B. Nguyên phân. C. Giảm phân. D. Phân cắt.
Câu 7: Hình thức phân bào có thoi phân bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực:
A. Nguyên phân và giảm phân. B. Phân chia tế bào. C. Nguyên phân. D. Giảm phân. 
Câu 8: Loại TB nào xảy ra quá trình nguyên phân? A. Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. 
 B. Tế bào sinh dưỡng. C. Tế bào sinh giao tử. D. Tế bào sinh dục sơ khai. 
Câu 9: Quá trình nguyên phân diễn ra gồm các kì: A. Kì đầu, giữa, sau, cuối. B. Kì đầu, giữa, cuối, sau. 
C. Kì trung gian, giữa, sau, cuối. D. Kì trung gian, đầu, giữa, cuối. 
Câu 10: Kết quả của quá trình nguyên phân:
A. Tạo ra 2 TB con có bộ NST giống hệt TB mẹ. B. Tạo ra nhiều TB con có bộ NST giống hệt TB mẹ.
C. Tạo ra 2 TB con có bộ NST khác TB mẹ. 	D. Tạo ra 2 TB con có bộ NST khác nhau. 
Câu 11: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ. 
C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn. D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. 
Câu 12:NST ở trạng thái kép tồn tại trong chu kỳ tế bào ở:
A. Kì trung gian đến hết kì giữa. 	B. Kì trung gian đến hết kì sau. 
C. Kì trung gian đến hết kì cuối. 	D. Kì đầu, giữa và kì sau. 
Câu 13: NST biến đổi hình thái có tính chu kì trong quá trình phân bào: 
A. Tháo xoắn đóng xoắn tháo xoắn. 	B. Tháo xoắn đóng xoắn. 
C. Đóng xoắn tháo xoắn. 	D. Tháo xoắn nhân đôi tạo NST kép.
Câu 14: NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động để:
A. Phân chia đồng đều VCDT cho tế bào con. 	B. Dễ di chuyển về mặt phẳng xích đạo. 
C. Dễ biến đổi hình thái trong phân chia tế bào. 	D. Trao đổi các đoạn NST tạo biến dị.
Câu 15: NST phải co xoắn cực đại rồi mới phân chia các nhiễm sắc tử về 2 cực của tế bào để:
A. Khi phân li về 2 cực của tế bào không bị rối. 	B. Dễ tách nhau khi phân li. 
C. Phân chia đồng đều VCDT. 	D. Dễ biến đổi hình thái trong phân chia tế bào.
Câu 16: Nguyên phân tạo ra 2 TB con có bộ NST giống hệt TB mẹ là do:
A. NST tự nhân đôi sau đó được phân chia đồng đều. B. NST tự nhân đôi. 
C. Quá trình phân chia đồng đều VCDT ở kì sau. 	D. NST biến đổi hình thái không theo chu kì. 
Câu 17: NST tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc để:
 A. Tạo sự cân bằng lực kéo ở 2 đầu TB của thoi vô sắc. B. Dễ quan sát và đếm được số lượng NST của loài. ; C. Dễ tách nhau khi phân li. D. Sắp xếp thứ tự NST trước khi phân li. 
Câu 18: Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh để:
A. Nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và Prôtêin chuẩn bị cho chu kì sau. B. Nhân đôi ADN.
C. Khôi phục bộ NST lưỡng bội 2n của loài.	 D. Tiếp tục chu kì biến đổi hình thái.
Câu 19: Cơ sở của sự nhân đôi NST là: A. Sự nhân đôi của ADN. 	 B. Sự co xoắn và tháo xoắn mang tính chu kì của NST. C. Sự tổng hợp Prôtêin trong tế bào. D. Sự phân li của các NST ở kì sau của phân bào. 
Câu 20: Số lượng tế bào con được sinh ra qua n lần nguyên phân từ 1 tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai là:	A. 2n 	B. 2n 	C. 4n 	D. 2(n) 
Câu 21: Tính số lượng tế bào ban đầu, biết số tế bào con được sinh ra là 384 tế bào đã trải qua 5 lần nguyên phân: 	A. 12 	B. 22 	C. 32 	D.42 
Câu 22: Bộ NST của đậu Hà lan là 2n = 14, số lượng NST kép, số crômatit, số tâm động ở kì giữa của nguyên phân là: A. 14, 28, 14. B. 28, 14, 14. 	C. 7, 14, 28. 	 D. 14, 14, 28. 
Câu 23: Bộ NST của loài được kí hiệu AaBbDd, kí hiệu bộ NST của loài ở kì đầu của nguyên phân là: 
 A. AAaaBBbbDDdd. B. AABBDD và aabbdd. 	 C. AaBbDd. 	 D. AaBbDd và AaBbDd.
Câu 24: Loại TB xảy ra quá trình giảm phân: A. Tế bào sinh dục chín. 	 B. Tế bào sinh dục sơ khai. 
C. Tế bào sinh dưỡng. 	D. Tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh giao tử ở giai đoạn chín. 
Câu 25: Một tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng ở giai đoạn chín sẽ trải qua:
A.1 lần giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp để tạo thành giao tử. 
B. Một số lần giảm phân để tạo giao tử. 	C. 2 lần giảm phân để tạo thành giao tử. 
D.1 lần giảm phân và 1 lần gián phân để tạo thành giao tử. 
Câu 26: Sự phân bào làm giảm số lượng NST xảy ra ở:
A. Giảm phân I. 	B. Giảm phân II. 	C. Giảm phân. 	D. Nguyên phân. 
Câu 27: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu I của giảm phân I:
A. Làm thay đổi vị trí các gen trên cặp NST kép tương đồng biến dị tổ hợp. 	 B. Tạo giao tử đơn bội.
C. Tạo nên sự đa dạng của các giao tử. 	 D. Đảm bảo quá trình GP diễn ra bình thường. 
Câu 28: Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8, số NST trong mỗi tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của lần phân bào I trong giảm phân là: 	A. 4 NST kép. 	B. 4 NST đơn. 	C. 8 NST kép. D. 8 NST đơn. 
Câu 29: Sự khác biệt cơ bản trong quá trình giảm phân của động vật và thực vật bậc cao:
A. Ở TV sau khi kết thúc GP, tế bào đơn bội tiếp tục nguyên phân một số lần. 
B. Ở ĐV, giao tử mang bộ NST n còn TV mang bộ NST 2n. 
C. Tế bào trứng ở động vật có khả năng vận động. 
D. Ở TV tất cả các tê bào đơn bội được hình thành sau GP đều có khả năng thụ tinh. 
Câu 30: Sau GP số lượng NST ở tế bào con giảm đi một nửa vì:
A. Ở lần phân bào II không có sự tự nhân đôi của NST. 	 B. Ở lần phân bào I có sự tự nhân đôi của NST. 
C. Có 2 lần phân bào liên tiếp. D. Ở kì cuối phân bào I có 2 tế bào con mang n NST kép.
Câu 31: Nếu không có quá trình GP thì số lượng NST của mỗi loài sau mỗi thế hệ:
A. Bộ NST tăng lên về số lượng sau mỗi lần thụ tinh. 	 B. Bộ NST giảm đi một nửa. 
C. Bộ NST tăng lên theo bội số n. 	 D. Duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài. 
Câu 32: Giảm phân là hình thức phân bào có ý nghĩa tiến hóa nhất: 
A. Tạo các giao tử và qua thụ tinh tạo hợp tử mang biến dị tổ hợp nguyên liệu cho quá trình chon lọc. 
B. Tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST.
C. Tạo sự đa dạng về kiểu hình và kiểu gen. D.Kết hợp với thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng.
Câu 33: Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc:
A. Chỉ xuất hiện ở vùng tâm của tế bào.	B. Từ giữa tế bào lan dần ra 2 cực. 
C. Từ 2 cực tế bào lan vào giữa.	D. Chỉ hình thành ở 2 cực tế bào.
Câu 34: Môi trường sống của vi sinh vật:
A. Môi trường tự nhiên, môi trường nuôi cấy. 	B. Môi trường tự nhiên, môi trường tổng hợp. 
C. Môi trường tự nhiên, môi trường bán tổng hợp.	D. Môi trường tổng hợp, môi trường bán tổng hợp.
Câu 35: Người ta chia các hình thức dinh dưỡng của VSV thành 4 kiểu dựa vào:
A. Nguồn năng lượng, nguồn cacbon. B. Nguồn oxi. C. Nguồn nitơ. D. Cấu tạo đơn bào hay đa bào. 
Câu 36: Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các VSV còn lại: 
A. Tảo đơn bào. 	B. Vi khuẩn nitrat hóa. 	C. Vi khuẩn lưu huỳnh. 	D. Vi khuẩn sắt. 
Câu 37: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự: A. G1– G2 – S – nguyên phân.	
 B. G1 – G2 – S – nguyên phân. C. G1 – S – G2 – nguyên phân.	D. S – G1 – G2– nguyên phân.
Câu 38: Tế bào xoma của người (2n = 46) ở pha G1 chứa bao nhiêu NST?
A. 23.	 B. 46.	C. 92.	 D. 184.
Câu 39: Tế bào nào của người ít có khả năng phân chia?
	A. Tế bào thần kinh.	B. tế bào da.	C. tế bào ung thư.	D. tế bào phôi.
Câu 40: Các NS tử chị em được quan sát thấy trong tế bào ở giai đoạn nào của nguyên phân?
	A. kì đầu đến kì cuối.	B. kì đầu đến kì giữa.	C. kì đầu đến kì sau.	D. kì giữa đến kì sau.
Câu 41: Các giao tử được sản sinh bởi quá trình:
	A. nguyên phân.	B. giảm phân.	C. thụ tinh.	D. phân li.
Câu 42: Trong giảm phân, các NST kép của cặp tương đồng di chuyển đến 2 cực đối diện trong kì:
	A. kì cuối II.	B. kì đầu I.	C. kì giữa I.	D. kì cuối I.
Câu 43: Nếu tế bào xoma của một động vật lưỡng bội chứa 20 NST, thì tinh trùng của động vật này chứa bao nhiêu NST? 	A. 20.	B. 10.	C. 40.	D. 5.
Câu 44: Có 5 tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan (2n = 14) cùng nguyên phân liên tiếp 6 đợt thì số tế bào con do môi trường nội bào cung cấp là: A. 315.	B. 25.	C. 320.	D. 60.
Câu 45: Có 3 tế bào sinh dục đực sơ khai của ruồi giấm cùng nguyên phân liên tiếp 5 đợt, các tế bào con tạo ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường, số giao tử đực tạo ra: A. 128 B. 384.	C. 96.	 D. 372.
Câu 46: Có 8 tế bào sinh dưỡng của ngô cùng nguyên phân liên tiếp 4 đợt, người ta thấy môi trường nội bào phải cung cấp 2400 NST đơn để hình thành các tế bào con. Bộ NST của tế bào sinh dưỡng của ngô là:
	A. 75.	B. 150.	C. 20.	D. 40.
Câu 47: Một tế bào sinh dưỡng của cà chua (2n = 24) thực hiện nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Ở đợt nguyên phân cuối cùng, vào kì giữa số cromatit là: 	A. 192.	B. 384.	C. 96.	D. 0
Câu 48: Sinh trưởng của vi sinh vật là: 
A. Sự tăng số lượng tế bào và kích thước của quần thể. 	 B. Sự tăng số lượng và kích thước tế bào. 
C. Sự tăng khối lượng và kích thước tế bào. 	D.Sự tăng số lượng và khối lượng tế bào.
Câu 49: Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là: A. Thời gian thế hệ( g). B. Thời gian phân chia. C. Thời gian nuôi cấy. D. Thời gian sống.
Câu 50: Quá trình ST của VSV trong MT nuôi cấy không liên tục biểu hiện mấy pha? 
A. 4. 	B. 3. 	C.2. 	D.5
Câu 51: Trong MT nuôi cấy VSV có quá trình trao đổi chất mạnh nhất ở:
A. Pha Log. 	B. Pha Lag. 	C. Pha cân bằng. 	D. Pha suy vong. 
Câu 52: Quá trình ST của VSV trong MT nuôi cấy liên tục biểu hiện mấy pha? 
A. 2. 	B. 3. 	C.4. 	D.Nhiều pha.
Câu 53: Quá trình ST của VSV trong MT nuôi cấy không liên tục biểu hiện các pha?
A. Pha Lag, pha Log, pha cân bằng, pha suy vong.	B. Pha Lag, pha cân bằng, pha suy vong. 
C. Pha Log, pha Lag, pha cân bằng, pha suy vong. 	D. Pha Lag, pha Log, pha cân bằng. 
Câu 54: Hằng số tốc độ sinh trưởng riêng của VSV chỉ thể hiện rõ ở:
A. Pha Log. 	B. Pha Log và pha Lag. 	C. Pha Log và pha cân bằng. 	D. Tất cả các pha giống nhau. 
Câu 55: Để thu số lượng tế bào vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở: 
A. Pha cân bằng. B. Pha Lag. C. Pha Lag và pha cân bằng. D. Pha Log, Lag và cân bằng.
Câu 56: Hình thức sống của virut: 
A. Kí sinh bắt buộc. 	B. Kí sinh không bắt buộc. 	C. Hoại sinh. 	D. Cộng sinh.
Câu 57: Virut có vỏ ngoài khác với virut trần ở đặc điểm:
A. Có vỏ ngoài là lớp kép lipit và prôtêin, các gai glicôprôtêin. 	B. Có cấu trúc phức hệ Nuclêôcapsit.
C. Ngoài phức hệ Nuclêôcapsit có thêm lớp vỏ kép. 	 D.Lõi axit nuclêic( hệ gen ) và vỏ Prôtêin( Capsit ). 
Câu 58: Do chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut được gọi là hạt, có các loại sau:
A. Cấu trúc xoắn, khối và hỗn hợp. 	B. Cấu trúc xoắn, khối, kí sinh TV. 
C. Cấu trúc xoắn, khối, kí sinh ĐV.	D. Cấu trúc khối, hỗn hợp, kí sinh vi khuẩn( phage ).
Câu 59: Phát biểu nào không đúng khi nói về virut?
A. Là dạng sống phức tạp, có cấu tạo tế bào. 	B. Là dạng sống đơn giản nhất. 
C. Dạng sống không có cấu tạo tế bào. 	D. Cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là Prôtêin và axit nuclêic.
Câu 60: Virut truyền vật chất di truyền cho thế hệ sau qua cơ chế nào?
A. Qua tái tổ hợp di truyền. B. Qua nguyên phân. C. Qua giảm phân. D. Qua phân cắt.
Câu 61: Trong suốt quá trình nhiễm phagơ đến giai đoạn tổng hợp các thành phần của phagơ, người ta không thấy phagơ trong tế bào vi khuẩn vì:
A. Tế bào vi khuẩn bị phân rã. B. Phagơ đang lắp ráp. C. Phagơ trưởng thành. D. Phagơ đang hoàn chỉnh.
Câu 62: Một số loại virut chỉ có thể nhiễm vào một loại tế bào nhất định vì:
A. Trên bề mặt TB có các thụ thể là tín hiệu đặc thù dành riêng cho mỗi loại virut. 
B. Virut có thể xâm nhập bằng cách ẩm bào hay thực bào.
C. Sinh sản nhờ vào hệ gen của tế bào vật chủ. D. Virut có hệ gen mã hóa Lizôxom làm tan thành tế bào.
Câu 63: Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai? 
A. Truyền từ mẹ sang con. B. Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn không thấy biểu hiện bệnh. 
C. Khả năng lây truyền rất cao. D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội.
Câu 64: Bệnh truyền nhiễm là bệnh: 
A. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. 	B. Do vi khuẩn và virut gây ra. 
C. Do nấm và động vật nguyên sinh gây ra. 	D. Chỉ có ở động vật, thực vật.
Câu 65: Là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch gọi là: A. Intefêron. B. Hoocmon. 	C. Enzim. 	D. Chất kháng thể.
Câu 66: Loại miễn dịch nào sau đây có sự tham gia của các tế bào limphô T độc?
A. Miễn dịch tế bào. 	B. Miễn dịch thể dịch. 	C. Miễn dịch đặc hiệu. 	D. Miễn dịch tự nhiên.
Câu 67: Miễn dịch không đặc hiệu là:
A. Loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.	B. Xuất hiện sau khi bị bệnh và tự khỏi. 
C. Xuất hiện sau khi được tiêm vacxin vào cơ thể. D. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Câu 68: Virut thực vật lan truyền bệnh theo con đường:
A. Nhờ côn trùng hay qua các vết trầy xước. 	B. Nhờ các thụ thể trên bề mặt tế bào. 
C. Nhờ cầu sinh chất nối giữa các tế bào. 	D.Nhờ côn trùng, gió, nước. 
Câu 69: Virut HIV không lây nhiễm qua con đường:
A. Trên da có các tế bào chết. 	B. Qua truyền máu, tiêm chích. 
C. Qua đường tình dục. 	D.Mẹ bị nhiễm HIV truyền qua thai nhi và qua sữa.
Câu 70: Số lượng tế bào vi khuẩn E.coli sau nuôi cấy thu được 320.000 tế bào. Thời gian để VK phân chia tăng số lượng tế bào, biết số lượng tế bào ban đầu cấy vào là 104, thời gian thế hệ của VK ở 400C là 20 phút. 
A. 1giờ 40 phút. 	B. 1giờ 20 phút. 	C. 1giờ 45 phút. 	D. 1giờ 30 phút
II- PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Mô tả tính chu kỳ của hoạt động NST trong chu kỳ tế bào. 
Nêu ý nghĩa, kết quả của quá trình nguyên phân?
Câu 2: Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân .ý nghĩa của quá trình giảm phân 
Câu 3: Dựa vào nguồn cacbon và nguồn năng lượng, người ta chia sinh vật thành những loại nào? 
Nêu ví dụ.
Câu 4: Hãy nêu đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục.. 
Câu 5: Tại sao virut không được xem là sinh vật? Nêu cấu tạo của một virut hoàn chỉnh?
Câu 6: Trình bày chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ? 	
Tại sao nói: HIV là nguyên nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người?
Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS chúng ta phải làm gì?
Câu 7: Miễn dịch là gì? Trình bày về các loại miễn dịch ở sinh vật ?
Câu 8: Trình bày thí nghiệm lên men lactic được ứng dụng trong cuộc sống? 
III- BÀI TẬP:
 Vấn đề 1: Các qúa trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh (tính số NST: trong các tế bào con, môi trường cung cấp; xác định số lần nguyên phân; số giao tử: đực, cái tạo ra; số hợp tử tạo thành; tính hiệu suất thụ tinh).
Vấn đề 2: Xác định số lượng vi sinh vật (vi khuẩn) N tạo ra sau thời gian t, khi biết thời gian thế hệ g và ngược lại. 
---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docôn tập sinh K10- KY 2(2014-2015).doc