Đề cương ôn tập Sinh 6 - Học kì I

Câu 1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống?

Trả lời: Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:

• Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được.

• Lớn lên và sinh sản.

VD: con gà, cây đậu, con chó, cây bàng.

Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật? Vì sao nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú?

Trả lời:

• Đặc điểm chung của thực vật là:

o Tự tổng hợp được chất hữu cơ.

o Phần lớn không có khả năng di chuyển.

o Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.

• Ta nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú vì thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, có nhiều loài khác nhau, thích nghi với môi trường sống.

 

docx 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Sinh 6 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 6- HỌC KÌ I
Năm học 2014-2015
Câu 1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống?
Trả lời: Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:
Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được.
Lớn lên và sinh sản.
VD: con gà, cây đậu, con chó, cây bàng.....
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật? Vì sao nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú?
Trả lời:
Đặc điểm chung của thực vật là:
Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
Phần lớn không có khả năng di chuyển.
Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Ta nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú vì thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, có nhiều loài khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
Câu 3: Dựa vào đâu để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
Thực vật có hoa gồm những cơ quan nào? Nêu ví dụ về một số cây có hoa, một số cây không có hoa.
Trả lời:
Dựa vào cơ quan sinh sản để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa:
Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
Thực vật không có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.
Thực vật có hoa gồm có các loại cơ quan sau:
Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây.
Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống.
VD:
Cây có hoa: cây cải, cây sen, cây lúa.......
Cây không có hoa: cây rêu, cây quyết, dương xỉ....
Câu 4: Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào? Bao gồm những thành phần nào? Mô là gì? Kể tên một số mô thực vật.
Trả lời:
Tế bào thực vật có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cấu tạo gồm các thành phần chính sau:
Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định .
Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.
Chất tế bào: chứa các bào quan.
Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Không bào
Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
VD: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.
Câu 5: Trình bày quá trình phân bào? Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
Trả lời:
Tế bào sinh ra và lớn lên đến một kích thước nhất định sé phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.
Chỉ những tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia, quá trình phân bào diễn ra như sau:
Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con.
Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho tới khi bằng tế bào mẹ
Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Câu 6: Có mấy loại rễ chính ? Nêu ví dụ minh họa.
Rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền?
Trả lời:
Có 2 loại rễ chính:
Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con.VD: rễ cây cải, mít , xoan, nhãn....
Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. VD: rễ cây lúa, ngô, hành..
Rễ gồm 4 miền:
Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền.
Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
Câu 7: Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng?
Trả lời: Cấu tạo của miền hút gồm 2 bộ phận chính:
Vỏ gồm:
biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
Trụ giữa gồm mạch gỗ và mạch rây, ruột. Mạch gỗ chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây. Ruột chứa chất dự trữ.
Câu 8: Cây cần nước và các loại muối khoáng như thế nào? Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?
Trả lời:
Cây cần nước và các loại muối khoáng hòa tan, trong đó cần nhiều muối đạm, muối lân, muối kali. Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau với từng loai cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây.
Bộ phận lông hút của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng. Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
Câu 9: Có những loại rễ biến dạng nào? Nêu chức năng của chúng.
Trả lời:
Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: cây cải củ, cà rốt
Rễ móc: giúp cây leo lên. VD: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh.
Rễ thở: lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD: bụt mọc, mắm, bần.
Rễ giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. VD: tơ hồng, tầm gửi.
Câu 10: Thân cây gồm những bộ phận nào? Có mấy loại thân?
Trả lời:
Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa.
Có những loai thân sau:
Thân đứng gồm: thân gỗ (bàng, xoan, lim..), thân cột (cau, dừa..), thân cỏ (cỏ mần trầu).
Thân leo: gồm thân cuốn (mồng tơi), tua cuốn (mướp, đậu ván)
Thân bò: rau má, ...

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe cuong on tap HKI mon sinh lop 6_12238864.docx