Đề khảo sát học sinh giỏi môn: Vật lý 8 năm học 2016 - 2017

Bài 1.

 Một cái thùng hình hộp, rỗng, có thể tích 10 dm3. Để thùng chìm xuống, thì phải đặt vào thùng một vật nặng có khối lượng nhỏ nhất là 8 kg.

 a) Tính khối lượng của thùng?

 b) Nếu không đặt vật nặng vào thùng thì một người phải thực hiện một công là bao nhiêu để thùng chìm xuống độ sâu 5 m. Biết nước không tràn được vào thùng và khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3.

Bài 2.

An đi xe đạp từ nhà đến trường. Khi đi được 6 phút, An chợt nhớ mình quên đem theo hộp chì màu. An vội trở về lấy và đi ngay đến trường. Thời gian đi của An bằng 1,5 lần thời gian An đi từ nhà đến trường khi không quên hộp chì màu. Biết thời gian lên hoặc xuống xe không đáng kể và An luôn đi với vận tốc không đổi là 10 km/h. Tính quãng đường từ nhà An đến trường và thời gian An đi từ nhà đến trường nếu không quên hộp chì màu.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát học sinh giỏi môn: Vật lý 8 năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD - ĐT DUY XUYÊN
TRƯỜNG THCS TRẦN CAOVÂN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI 
 MÔN: VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2016-2017 (Lần 1)
 Thời gian: 120 phút
Bài 1.
 Một cái thùng hình hộp, rỗng, có thể tích 10 dm3. Để thùng chìm xuống, thì phải đặt vào thùng một vật nặng có khối lượng nhỏ nhất là 8 kg.
	a) Tính khối lượng của thùng?
	b) Nếu không đặt vật nặng vào thùng thì một người phải thực hiện một công là bao nhiêu để thùng chìm xuống độ sâu 5 m. Biết nước không tràn được vào thùng và khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3.
Bài 2. 
An đi xe đạp từ nhà đến trường. Khi đi được 6 phút, An chợt nhớ mình quên đem theo hộp chì màu. An vội trở về lấy và đi ngay đến trường. Thời gian đi của An bằng 1,5 lần thời gian An đi từ nhà đến trường khi không quên hộp chì màu. Biết thời gian lên hoặc xuống xe không đáng kể và An luôn đi với vận tốc không đổi là 10 km/h. Tính quãng đường từ nhà An đến trường và thời gian An đi từ nhà đến trường nếu không quên hộp chì màu.
Bài 3.
 Bỏ một quả cầu đồng thau có khối lượng 1 kg được đun nóng đến 1000C vào trong thùng sắt có khối lượng 500 g đựng 2 kg nước ở 200 C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.
	a) Tìm nhiệt độ cuối cùng của nước. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau, sắt, nước lần lượt là: C1 = 380 J/ kg.K; C2 = 460 J/ kg.K; C3 = 4200 J/ kg.K; 
	b) Tìm nhiệt lượng cần thiết để đun nước từ nhiệt độ của câu a (có cả quả cầu) đến 500C?
Bài 4. 
Một thỏi hợp kim chì kẽm có khối lượng 500 g ở nhiệt độ 1200 C được thả vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung 300 J/ K chứa 1 kg nước ở 200C. Nhiệt độ khi cân bằng là 220C. Tìm khối lượng chì, kẽm có trong hợp kim. Biết nhiệt dung riêng của chì, kẽm, nước lần lượt là: C1 = 130 J/ kg.K; C2 = 400 J/ kg.K; C3 = 4200 J/ kg.K; 
Bài 5. 
Một điểm sáng S cách màn một khoảng SH = 1 m. Khoảng giữa, tại trung điểm M của SH người ta đặt một tấm bìa hình tròn, vuông góc với SH.
	a) Tìm bán kính vùng tối trên màn nếu bán kính tấm bìa là R = 10 cm.
	b) Thay điểm sáng S bằng một nguồn sáng hình cầu có bán kính r = 2 cm. Tìm bán kính vùng tối và vùng nửa tối? 
 --------------------------------------------------------------------------
 PHÒNG GD - ĐT DUY XUYÊN GỢI Ý CHẤM
TRƯỜNG THCS TRẦN CAOVÂN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI 
 MÔN: VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2016-2017 (Lần 1)
Bài 1.
	a) Khi thùng chìm xuống nước, lực đẩy Acsimet tác dụng lên thùng là:
 F = dV = P = 10 m
	với m là khối lượng của nước bị thùng chiếm chỗ, ta có m = D.V
	Thay số vào, tính ra được F = 100 N
	Do vật nặng có khối lượng nhỏ nhất để thùng bị chìm nên F = P1 + P2 với P1 là trọng lượng của thùng, P2 là trọng lượng của vật nặng. Suy ra P1 = F - P2
	Thay số vào, tính ra được khối lượng của thùng m1 = 2 kg.
	b) Nếu không đặt vật nặng vào thùng, để thùng chìm xuống độ sâu 5 m thì phải tác dụng vào thùng một lực thẳng đứng có độ lớn nhỏ nhất F1 = P2 = 80 N.
	Vậy công nhỏ nhất mà người đó phải thực hiện là A = F1 . s = 80.5 = 400 (J)
Bài 2.
	- Gọi s (km) là chiều dài quãng đường từ nhà An đến trường
	- Thời gian An đi từ nhà đến trường khi không quên hộp chì màu là t = s/v
	- Do quên hộp chì màu nên thời gian An đi đến trường là t’ = s/v + 2tq
	(tq thời gian từ nhà đến chỗ nhớ quên hộp chì màu để quay về)
	- Theo đề bài có: t’ = 1,5 t s/v + 2tq = 1,5 s/v
 Thay số vào tính được s = 4 km; t = 24 phút
Bài 3.
	a) Tìm tc
	Nhiệt lượng Q1 của quả cầu bằng đồng thau tỏa ra khi giảm nhiệt độ từ
 t1 = 1000C đến t0c
	Nhiệt lượng Q2; Q3 của thùng sắt và nước nhận được để tăng nhiệt độ từ 
 t2 = 200C đến t0c
	Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt Q1 = Q2 + Q3 (viết các công thức nhiệt lượng cụ thể)
	suy ra t0c = (các biểu thức biến đổi và thay số) = 23,370C
	b) Tìm Q
	Nhiệt lượng cần thiết để nước và cả hệ thống (thùng, quả cầu) tăng từ 
t0c = 23,370C đến t’ = 500C
	Q = Q’1 + Q’2 + Q’3 = (viết các công thức cụ thể và thay số tính) = 239,9 kJ
Bài 4.
	Gọi m1 và m2 là khối lượng của chì và kẽm có trong hỗn hợp. Ta có:
	m1 + m2 = m (1)
	Mặt khác: Chì, kẽm tỏa nhiệt, nhiệt lượng kế và nước thu nhiệt. Do đó, có phương trình cân bằng nhiệt Qthu = Qtỏa Q1 + Q2 = Q3 + Q4 (các công thức cụ thể) (2)
	Giải hệ phương trình (1) và (2) tính được m1 = 92,6 g; m2 = 407,4 g
Bài 5.
	a) Vẽ hình thể hiện được các tia sáng truyền từ S đến màn (chú ý có mũi tên chỉ hướng truyền sáng)
	Nêu được 2 tam giác đồng dạng và viết được tỉ số đồng dạng
	Thay số, tính được bán kính vùng bóng tối Rt = 20 cm
	b) Vẽ hình thể hiện được các tia sáng truyền từ nguồn sáng hình cầu S đến màn (chú ý có mũi tên chỉ hướng truyền sáng)
	Dựa vào hình vẽ, chỉ ra các cặp tam giác đồng dạng và biến đổi các tỉ lệ thức để tìm các bán kính vùng tối, nửa tối theo yêu cầu hoặc dựa vào hình vẽ xét các cặp tam giác bằng nhau và tính bán kính theo yêu cầu
	Thay số tính được kết quả bán kính vùng tối Rt’ = 18 cm; Rnt = 22 cm; từ đó tính được bề dày của vùng nửa tối là 4 cm (vùng nửa tối là một hình vành khăn có bán kính trong 18 cm; bán kính ngoài là 22 cm)
 Chú ý. Phân bố điểm cho việc vẽ hình đúng định luật truyền thẳng ánh sáng; chỉ ra các cặp tam giác theo yêu cầu; viết đúng các cặp tỉ lệ thức hoặc các biểu thức về các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác và biến đổi, thay số tính ra kết quả
Gợi ý chung:
	- Toàn đề gồm 5 bài, mỗi bài 2 điểm
	- Cách phân chia các phần điểm nên chia theo điểm lẻ 0,125 đ
	- Yêu cầu hs trình bày chi tiết, cụ thể từ tóm tắt đề, vẽ hình (quang học; chuyển động (nếu cần thiết) đổi đơn vị, cách gọi (đặt), lý luận, viết công thức, biểu thức, phương trình chung, tổng quát;
	- Từ các biểu thức.... chung đến cụ thể và biến đổi đến đại lượng cần tìm
	- Thay số và giải tính toán ra kết quả kèm theo đơn vị
	- Giám khảo chấm dựa trên gợi ý chấm, nên trình bày bài giải thêm cụ thể, chi tiết để chấm và sau này poto ra cho hs để sửa chữa, rèn luyện cách trình bày cho hs.
 PHÓ HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI RA ĐỀ
 Nguyễn Quang Bàn Đoàn Công Tri

Tài liệu đính kèm:

  • docde khao sat HSG lan 1_12197161.doc