Đề kiểm tra học kì I năm học 2012 - 2013

Câu 1. (4đ)

Đọc đoạn truyện sau và trả lời câu hỏi:

“ Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.

Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:

-Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn sai sự mục đích cả.

Bác Thứ nghe chưa thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.

-Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!

 

docx 2 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
	 HUYỆN THANH OAI	 NĂM HỌC 2012-2013
	(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1. (4đ)
Đọc đoạn truyện sau và trả lời câu hỏi:
“ Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
-Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biếtcải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn sai sự mục đích cả.
Bác Thứ nghe chưa thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.
-Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chínhcải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác”.
Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu nét chính về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? (1đ)
Tại sao tác giả để ông Hai nói “ sai sự mục đích”? (0,5đ)
Nói “ Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,5đ)
Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị Tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hành động đó. (2đ)
Câu 2. (6đ)
Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu một khổ thơ trong một tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
	“ Trăng cứ tròn vành vạnh”
Em hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. (0,5đ)
Hình ảnh bao trùm trong bài thơ (có khổ thơ em vừa chép) là hình ảnh nào? Hãy nêu những tầng ý nghĩa của hình ảnh đó?
Hãy viết một đoạn văn trình bày theo cách T-P-H có độ dài khoảng 10 -12 câu, trong đó sử dụng một câu cảm thán phân tích khổ thơ em vừa chép để làm rõ nội dung: Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. ( Gạch chân dưới câu cảm thán đó).

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_9.docx