Đề kiểm tra học kì I. năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 8

I. Trắc nghiệm: (2đ)

Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng :

 Câu 1. Văn bản "Tôi đi học" – Thanh Tịnh thuộc thể loại nào ?

A. Bút ký B. Tiểu thuyết C. Truyện ngắn D.Tuỳ bút

 Câu 2. Nhà văn Nguyên Hồng quê ở đâu?

A. Ngoại ô thành phố Huế C. Ngoại thành Hà nội

B. Thành phố Nam Định D. Tỉnh Hà Nam

Câu 3. Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ : " Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác". Theo em , nghĩa khác của cái đáng buồn ấy là gì?

A. Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm.

B. Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết.

C. Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng trối.

D. Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến cái chết

 

doc 37 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1837Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kì I. năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho điểm 
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
-------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
________________________
I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm )
Câu 1: Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng : 
1/ Truyện ngắn "Làng"của Kim Lân viết về đề tài gì?
A. Người tri thức . C. Người nông dân
B. Người phụ nữ D. Người lính.
2/ Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận được in trong tập thơ nào?
A. Đất nở hoa . C. Lửa thiêng
B. Trời mỗi ngày một sáng. D. Hương cây bếp lửa
3/Chủ đề chính của truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” là gì? 
A. Ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
B. Trân trọng những khát khao sáng tạo trong nghệ thuật.
C. Nói lên quan niệm về hạnh phúc: hạnh phúc là phải biết hi sinh vì người khác và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung.
D. Đề cao bản lĩnh của mỗi người trong việc lựa chọn con đường đi của mình trong cuộc sống.
4/ Trong câu thơ: 
 “ Chỉ cần trong xe có một trái tim ”
Có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A.So sánh. B. Hoán dụ
C.Ẩn dụ. D.Nhân hóa
5/ Thành ngữ “nói nước đôi” có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng C. Phương châm lịch sự
B. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức
6/ Từ :ngọn” trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc ?
A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu )
B. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu ( Bằng Việt )
C.Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.( Bằng Việt )
D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy.( Chính Hữu )
Câu 2: Điền từ còn thiếu trong phần trích dưới đây
 .................. , tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật , lời dẫn ......................... 
II. Phần tự luận ( (8 điểm )
Câu 1: 2 điểm 
 "Không có kính rồi xe không có đèn
 Không có mui xe thùng xe có xước
 Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim"
 ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật )
 Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên (trình bày thành một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó)
Câu 2: 6 điểm
Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa
-----------------HẾT---------------
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN: NGỮ VĂN 9 
HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014-2015
 I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm )
Câu 1 ( 1,5 điểm ) Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0.25 điểm
 Câu
1
2
3
4
5
6
 Đáp án
C
B
A
B
D
A
 Câu 2: 
Điền đúng mỗi từ được 0.25 điểm
Các từ: Dẫn trực tiếp, trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
II. Phần tự luận ( (8 điểm ) 
 Câu 
 Đáp án
Điểm
1
2 điểm
*Viết đúng hình thức đoạn văn, đúng số câu quy định, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh.
*Viết được câu hỏi tu từ, gạch chân câu hỏi tu từ đó.
* Nêu được cảm nghĩ về đoạn thơ.có thể là những ý sau:
+ Là khổ thơ hay nhất bài thơ.
+ Hai câu đầu miêu tả hiện thực ác liệt của chiến tranh thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính. Phép liệt kê, điệp từ "không" được nhắc lại nhiều lần tô đậm hoàn cảnh thiếu thốn khó khăn...
+ Hai câu cuối sử dụng nghệ thuật tương phản khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang bất chấp khó khăn gian khổ quyết tâm chiến đấu giải phóng Miền Nam. Câu thơ cuối là câu thơ hay nhất bật sang chủ đề bài thơ, hình ảnh hoán dụ "trái tim" diễn tả tình yêu đất nước.lý tưởng chiến đấu vì Miền Nam ruột thịt của người chiến sĩ lái xe.
+ Khổ thơ trên thể hiện chiều sâu triết lí:sức mạnh của con người, của một dân tộc không phải ở những vũ khí tối tân hiện đại mà ở tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm của chính họ.
0,25điểm
0,25điểm
1, 5điểm
 2
 6 điểm
Yêu cầu chung
+ Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm
+Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết
+ Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng
+ Bố cục rõ ràng 
Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu được tình huống gợi nhớ về người thân và câu chuyện ( cần chỉ rõ người thân đó là ai, câu chuyện đó là gì) .
(0.5 điểm )
Thân bài 
 + Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
Nêu được sự việc mở đầu,
Nêu được sự việc phát triển – cao trào 
Nêu được sự việc kết thúc 
 Trong quá trình kể kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cẩm, sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ để thể hiện tình cảm của mình,của người thân trong câu chuyện.
+ Kể lại được kỷ niệm sâu sắc nhất giữa mình và người thân 
 - Đó là kỉ niệm nào
Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở tại thời điểm đó và bây giờ.
Trong quá trình kể kết hợp với yếu tố miêu tả, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, yếu tố nghị luận để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình về kỉ niệm với người thân.
 2 điểm
 0.5điểm
 2 điểm
0.5 điểm
Kết bài: 
Bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện đó
0.5 điểm
Cho điểm :
* Điểm 6 : Đảm bảo các yêu cầu trên, nội dung sâu sắc, lời văn hấp dẫn ,bài viết giàu cảm xúc và chân thành, có liên hệ mở rộng khi phân tích , không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp, trình bày rõ, bố cục hoàn chỉnh .
* Điểm 5 : Đảm bảo tương đối tốt những yêu cầu trên sai không quá hai lỗi chính tả ,dùng từ .
* Điểm 3-4: Nắm được yêu cầu của đề bài, đảm bảo các nội dung cơ bản ,diễn đạt trôi chảy ,sai không quá 4 lỗi.
*Điểm 2-3 : Còn lúng túng về phương pháp làm bài, còn mắc nhiều lỗi sai trong bài làm.
* Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra.
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi từ số 1 đến 6 bằng cách ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng 
 “Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không những là mấy học thuyết luân lí, triết học , mà là tất cả những say sưa ,vui buồn ,yêu ghét,mơ mộng , phấn khích và biết bao tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách, bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận được hàng ngày chung quanh ta ,một ánh nắng ,một lá cỏ , một tiếng chim ,bao nhiêu bộ mặt con ngưòi trước kia ta chưa nhìn thấy ,bao nhiêu vẻ mới mẻ , bao nhiêu vấn đề mà ta ngạc nhiên tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta nữa...” 
Câu 1: Đoạn trích trên năm trong văn bản nào ?
A .Bàn về đọc sách . 	 B. Tiếng nói của văn nghệ .
C. Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới . D. Nhật kí trong tù.
Câu 2: Ai là tác giả của bài viết đó ?
A. Nguyễn Dữ . C. Chu Quang Tiềm . 
B.Phạm văn Đồng . D. Nguyễn Đình Thi .
Câu 3 : Hiểu ý câu văn trên như thế nào ?
A .Tác phẩm văn nghệ thể hiện tâm hồn tác giả .
B .Tác phẩm văn nghệ mang đến cho người đọc hiểu biết rung động mới mẻ .
C .Tác phẩm văn nghệ giúp người đọc hiểu thêm chính mình .
D .Tất cả 3 tác dụng trên . 
Câu 4: Đặc điểm của câu văn trên là ?
A .Câu văn rất dài .
B .Câu dài ,dùng phép liệt kê ,giàu hình ảnh .
C.Câu dài ,nhiều cụm chủ vị ,dùng liệt kê
 D .Câu dài ,dùng phép liệt kê .
Câu 5 .Tác dụng của cách đặt câu đó như thế nào ?
A .Diễn đạt được nhiều ý 
B . Câu văn có nhịp điệu 
C .Thể hiện cảm xúc tuôn trào của người viết 
Câu 6 . Trong các câu sau câu nào là câu ghép ?
A. Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa , nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng .
B .Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác ,vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng .
C. Tác phẩm nghệ thuật cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại .
D. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc một lần mà bỏ xuống được .
Câu 7 .Các tổ hợp từ : “một ánh nắng ,một lá cỏ ,một tiếng chim” được gọi là ?
A .Cụm danh từ . C.Cụm tính từ .
B .Cụm động từ . D.Thành ngữ .
Câu 8 .Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên ?
A .Tự sự . C.Nghị luận .
B. Miêu tả D .Biểu cảm .
II.Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2điểm) Viết 1 đoạn văn giới thiệu về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Câu 2 (6điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh .
--------------- HẾT ---------------
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
ĐÁP ÁN
MÔN: NGỮ VĂN 9
 HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014-2015
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Lựa chọn 1 đáp án đúng mỗi ý đúng : 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
D
C
C
A
A
C
II.Phần tự luận ( 8điểm)
Câu 
Đáp án
Điểm
Câu1
(2điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng .
 + Đúng hình thức đoạn văn, 
 +Đủ số câu, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả
2 Yêu cầu về kiến thức .
 -Học sinh có thể viết dưới dạng một đoạn văn với các ý sau 
+Giới thiêu về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi và nhân vật Phương Định .
+Lần lượt nêu những đặc điểm của nhân vật Phương Định như: Cô gái Hà Nội còn rất trẻ ,ngoại hình ưa nhìn,thích hát thích làm điệu ,thích ngồi bó gối mơ màng,trong chiến đấu rất gan dạ và dũng cảm ,tâm hồn nhạy cảm yêu đời ,trẻ trung ...
Có thể lấy một vài dẫn chứng nhỏ đề làm sáng tỏ các đặc điểm trên của nhân vật (4,5đ)
+Khái quát khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Phương Định là vẻ đẹp của thanh niên Việt Nam trong những năm chống Mỹ .
0.25
0,25
1,0
0.25
0.25
Câu 2
(6điểm)
I .Yêu cầu chung :
1. Về kỹ năng .
+ Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học với những nhận xét đánh giá xác đáng ,thuyết phục .
+ Bố cục bài viết mạch lạc , lập luận chặt chẽ biết cách xây dựng trình bày nội dung đoạn văn ,diễn đạt lưu loát ,văn viết có hình ảnh có cảm xúc chân thành 
2 .Về kiến thức 
+ Học sinh phân tích ,đánh giá được những thành công về nghệ thuật và nội dung tư tưởng cua bài thơ Sang Thu .
+Có thể có những liên hệ và so sánh hợp lý để làm nổi bật cá hay cái đẹp trong cách thể hiện của Hữu Thỉnh .
I . Yêu cầu cụ thể .
* Mở bài 
- HS giới thiệu được 
+ Tác giả:
Nguyễn Hữu Thỉnh. Sinh năm 1942.
Quê: Vĩnh Phúc.
Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những người mẹ, người chị ở nông thôn, về mùa thu.
+ Tác phẩm:
-Sáng tác năm 1977 ..
- Thơ 5 chữ.
-Là những cảm nhận hết sức mới mẻ và tinh tế về cảnh sắc giao mùa từ hạ sang thu 
* Thân bài :
- Nhận xét khái quát ban đầu về bài thơ : Một bài thơ thu đẹp , một hồn thơ tinh tế 
- HS lần lượt nêu những cảm nhận của riêng mình về bài thơ với các ý sau :
*Khổ 1/ Bức tranh cảnh sắc thiên nhiên sang thu
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ.
Hình như thu đã về
-Tín hiệu ban đầu:hương ổi ,gió se-> các sự vật báo hiệu mùa thu rất quen thuộc nhưng đây là cách cảm nhận mùa thu rất riêng của Hữu Thỉnh. 
-Từ bỗng ,phả thể hiện sự đổi thay đột ngột của thiên nhiên cùng sự tinh tế và cảm giác ngỡ ngàng của tác giả => Tác giả là người nhạy cảm, yêu thiên nhiên , yêu thời tiết thu và cuộc sống nơi làng quê => TY dân tộc . 
*Khổ 2 /.Cảm nhận không gian đất trời sang thu
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
- nghệ thuật  : nhân hoá.
-dùng từ hay , độc đáo và sáng tạo,hình ảnh thợ lạ và đẹp 
=> Sự thay đổi của đất trời từ hạ sang thu nhẹ nhàng rõ rệt mùa thu dường như đã thực sự trở về và hoà vào cảnh vật xung quanh . 
*Khổ 3 . Suy ngẫm của nhà thơ khi cảnh vật sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
..........
Trên hàng cây đứng tuổi.
- Nghệ thuật  : Hả ẩn dụ tạo tính hàm nghĩa cho bài thơ. 
->Nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong khó khăn sẽ vững vàng hơn trước mọi biến động bất thường của ngoại cảnh 
-Tổng hợp :đáng giá khái quát những thành công về nghệ thuật và nội dung bài thơ 
* Kết bài 
-Khẳng định thành công của bài thơ và những đóng góp của Hữu Thỉnh cho thơ thu của Việt Nam 
-Cảm xúc suy nghĩ đọng lại trong mỗi người khi đọc bài thơ của Tác giả .
Cho điểm :
* Điểm 6 : Đảm bảo các yêu cầu trên, nội dung sâu sắc, lời văn hấp dẫn ,bài viết giàu cảm xúc và chân thành, có liên hệ mở rộng khi phân tích , không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp, trình bày rõ, bố cục hoàn chỉnh .
* Điểm 5 : Đảm bảo tương đối tốt những yêu cầu trên sai không quá hai lỗi chính tả ,dùng từ .
* Điểm 3-4: Nắm được yêu cầu của đề bài, đảm bảo các nội dung cơ bản ,diễn đạt trôi chảy ,sai không quá 4 lỗi.
*Điểm 2-3 : Còn lúng túng về phương pháp làm bài, còn mắc nhiều lỗi sai trong bài làm.
* Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra.
0.25
0,25
0,25
1,,5
1,25
1,5
0,5
0,5
Tổng
8.0điểm
------------------------------
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
-------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)
I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 diểm)
Phần 1 (2.0 điểm) : Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài ca dao sau thuộc chủ đề nào ?
“Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan
Công đâu công uổng công hoang
Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa.”
	A. Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước 
	B. Những câu hát về tình cảm gia đình.
 C. Những câu hát than thân
	 D. Những câu hát châm biếm
Câu 2 : Bài thơ “ Sông núi nước Nam” được làm theo thể nào?
A. Thất ngôn bát cú C. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Ngũ ngôn D. Song thất lục bát
Câu 3: Nhà thơ Nguyễn Khuyến có tên gọi là:
A. Thần thơ thánh chữ 	B. Tam Nguyên Yên Đổ 	 
 C. Thi tiên 	D. Thi thánh
Câu 4: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói điều gì về người phụ nữ?
	A. Vẻ đẹp hình thể	 C. Số phận bất hạnh
	B. Vẻ đẹp tâm hồn	D. Vẻ đẹp và số phận long đong
Câu 5: Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh?
A. Dòng suối	B. Tiếng hát	C. Bầu trời	 D Ánh trăng 	
Câu 6. Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
A. Điệp ngữ cách quãng 	B. Điệp ngữ nối tiếp	C. Điệp ngữ chuyển tiếp
Câu 7. Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì?
A. Tiếng gà trưa B. Quả trứng hồng
C. Người bà D. Người chiến sĩ
Câu 8. Bài “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì?
A. Hồi kèn xung trận B. Khúc ca khải hoàn
C. Áng thiên cổ hùng văn D. Bản tuyên ngôn độc lập
Phần 2 (1.0 điểm) : Nối cột A và cột B cho thích hợp:
Cột A (Tác phẩm)
Cột B (Thể thơ )
Cột A+ B
1. Bánh trôi nước
A. Thất ngôn tứ tuyệt
1+ .....
2. Tiếng gà trưa
B. Lục bát
2+ .....
3. Bạn đến chơi nhà 
C. Ngũ ngôn 
3+ .....
4. Bài ca Côn Sơn
D. Thất ngôn bát cú Đường luật
4+ .....
E. Song thất lục bát
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm): Hãy chép thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước ” Hồ Xuân Hương.
Câu 2 (5.0 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.	
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Phần I (2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm.
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
B
D
D
C
A
D
Phần II (1.0 điểm): HS ghép đôi đúng mỗi cặp (0,25 điểm) : 
 1 +A ; 2 + C ; 3 + D ; 4 + B.
TỰ LUẬN (7.0 điểm):
Câu 1: - Học sinh ghi lại chính xác (1.0 điểm) . Sai một từ trừ 0.25 điểm; sai một dòng không chấm điểm.
 - Chép đúng như sau: 
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 2(6.0 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
* Yêu cầu chung:
- Thể loại: Biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Nội dung: Bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
- Hình thức: Bố cục đầy đủ ba phần. Hành văn mạch lạc, lưu loát.
* Yêu cầu cụ thể: Bài làm cần đảm bảo các ý chính sau:
1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật qua từng khổ thơ.
- Khổ 1: Tâm trạng người lính trẻ trên đường hành quân xa .
 + Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ là âm thanh quen thuộc, bình dị của làng quê từ bao đời nay. Nhưng với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm xao động nắng trưa và cả hồn người. Tiếng gà trưa giúp người lính trẻ xua tan bao mệt mỏi và gợi nhớ về tuổi thơ.
 + Điệp từ nghe làm cho giọng thơ thêm bồi hồi, tha thiết.
- Khổ 2,3,4,5,6 : Những kỷ niệm tuổi thơ của người lính trẻ được gợi lên từ tiếng gà trưa. 
 + Khổ 2: Hình ảnh đàn gà và những ổ trứng hồng đẹp như tranh vẽ
 + Khổ 3: Kỉ niệm về bà- một lần xem gà đẻ bị bà mắng. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu thương và sự lo lắng cho cháu.
 + Khổ 4, 5: Hình ảnh người bà chắt chiu, dành từng quả trứng hồng lo cho cháu. Nhớ tới bà là nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la.
 + Khổ 6: Niềm vui của tuổi thơ khi được quần áo mới từ tiền bán gà của bà.
- Điệp ngữ tiếng gà trưa được nhắc lại nhiều lần, một âm thanh hiện hữu đồng vọng gợi nhớ bao kỷ niệm một thơ bé. Tiếng gà trưa là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương thiết tha sâu nặng của người lính trong kháng chiến chống Mỹ.
- Khổ cuối: Những suy tư được gợi lên từ tiếng gà trưa
+ Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ.
+ Điệp từ vì nhấn mạnh nguyên nhân lên đường của người cháu. Tình yêu gia đình hòa trong tình yêu quê hương đất nước.
3. Kết bài: Khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (Thể thơ năm chữ, hình ảnh bình dị, điệp ngữ; vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm về tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương đất nước.)
* Biểu điểm:
- Điểm 5.0 – 6.0: Viết đúng thể loại văn biểu cảm, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; có cảm xúc, đảm bảo các ý trên, sai không quá 3 lỗi các loại.
- Điểm: 3,5 – 4,5: Viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, biết cách làm nhưng thiếu một vài ý, sai không quá 5 lỗi các loại.
- Điểm 2,5. – 3.0: Cảm nghĩ sơ sài, thiếu nhiều ý, bài viết lủng củng, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 2- 1: Dành cho những bài viết bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
 TRƯỜNG THCS LỘC HẠ 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
 Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu sau:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 2: (1điểm) 
 Thế nào là câu đặc biệt? 
 Cho ví dụ và chỉ rõ câu đặc biệt có trong ví dụ ấy.
Câu 3: (2 điểm) 
 Cho câu sau: “Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.”
 a. Xác định trạng ngữ có trong câu trên?
 b. Chuyển trạng ngữ vừa tìm được lên đứng ở vị trí đầu câu hoặc giữa câu?
Câu 4: (5 điểm) 
 Em hiểu thế nào về câu tục ngữ sau: Thất bại là mẹ thành công
=HẾT=
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
 TRƯỜNG THCS LỘC HẠ 
HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 7 HỌC KÌ II. NĂM 2014- 2015
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
2d
- HS giải thích được:
 + Nghĩa đen: Ăn quả phải nhớ đến người đã trồng ra cây ấy.
 + Nghĩa bóng: Được thừa hưởng thành quả hôm nay phải luôn nhớ đến công lao người đã gay dựng nên thành quả ấy.
1đ 
1đ
Câu2
1d
-Nêu đúng khái niệm của câu đặc biệt: 
-Lấy được ví dụ.
-Biết xác định câu đặc biệt.
0.5đ
0.25
0.25
Câu3
2d
-Xác định được: đời đời, kiếp kiếp là trạng ngữ. 
-Chuyển được trạng ngữ theo đúng một trong hai yêu cầu trên.(Lưu ý: Nếu hs không dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa trạng ngữ với thành phần chính của câu thì bị trừ 0,5điểm )
1đ
1đ
Câu4
5d
1. Mở bài: 
- Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công
HS: Biết dẫn dắt vào bài nhằm hướng người đọc người nghe đến với lời động viên, khuyên nhủ, nhắc nhở, của ông cha ta qua câu tục ngữ:"Thất bại là mẹ thành công"
2. Thân bài:
a/ HS giải thích đước các ý sau
- thất bại là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi.
- thành công: Có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. 
- Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công.
b/ Lập luận để làm rõ vấn đề sau: Tại sao thất bại lại là mẹ thành công?
 -Từ thực tế hs có thể thấy khi bị thất bại thường có 2 loại người với 2 phản ứng khác nhau :
 +Có người nản chí, bỏ cuộc: Dẫn đến kết quả đi từ sai thất bại đến sai thất bại khác.
 +Có những người lại quyết tâm làm lại: Kết quả tốt hơn.
 -Vì sao như vậy: Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, họ biết tìm ra nguyên nhân dẫn, rút được kinh nghiệm, tránh những sai lầm đó và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn
 + Dẫn chứng từ thực tế, từ sách báo hoặc từ bài văn: Đừng sợ vấp ngã SGK trang 41 Ngữ văn 7 tập 2.
- Từ đó khẳng định: 
+Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.
+ Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn.
 -Liên hệ: Là học sinh chúng ta đã cần thực hiện lời khuyên đó chưa? Nếu cần, thì em sẽ làm gì? Làm như thế nào để thực hiện có kết quả lời dạy ấy?
3. Kết bài: 
 Bài học rút ra cho bản thân cũng như lời khuyên đến với mọi người: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình.
0.5đ
4đ
0.5đ
 BIỂU ĐIỂM CÂU 4:
- Điểm 4.5-5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu cả về bố cục, nội dung (có thể vấp một vài lỗi diễn đạt). Vào bài hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe.Dẫn chứng thuyết phục. Trình bày sạch, đẹp.
- Điểm 3.5-4 : Bài viết đảm bảo nội dung, dẫn chứng phù hợp nhưng sức thuyết phục chưa cao. 
- Điểm 2-3: Xác định được yêu câu của đề ra. Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Nhưng lập chưa chặt chẽ.
- Điểm 1-2: Xác định được yêu cầu của đề ra. Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên. Trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.
Hết -
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 ĐỀ KHẢO SÁT HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian :90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 ĐIỂM) 
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 
Câu 1. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu ra đời trong hoàn cảnh nào? 
A. Khi tác giả mới tham gia hoạt động cách mạng.
B. Tác giả đang học ở trường Quốc học Huế.
C. Tác giả đang ở Huế.
D. Tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.
Câu 2. Tập thơ "Nhật kớ trong tự" được Bác viết vào thời gian nào ?
A. 1940. B. 1941. C. 1942. D. 1943.
Câu 3. Bài thơ “Quê hương” thể hiện tỡnh cảm gì của Tế

Tài liệu đính kèm:

  • docde_van_789ki_12.doc