Đề kiểm tra học kì I. năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6

Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm) Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng

 Câu 1. Đơn vị cấu tạo nên từ là gì ?

 A- Từ B- Tiếng C- Từ và tiếng D- Câu

 Câu 2. Trong các từ sau đây từ nào là từ láy?

 A- lom khom B- chăn nuôi C- bánh chưng D- ăn ở

Câu 3. Câu văn "Càng lạ hơn nữa , từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi."có mấy từ mượn ?

 A- Một từ B- Hai từ C- Ba từ D- Bốn từ

Câu 4. Trong câu văn "Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con đành phải chạy nhờ bà con làng xóm." từ nào là từ nhiều nghĩa?

 A- vợ chồng B- chạy C- làm D- nhờ

Câu 5. Câu văn " ThÇy nµo còng phµn nµn kh«ng biÕt h×nh thï con voi thế nµo."có mấy danh từ?

 A- Một B- Hai C- Ba D- Bốn

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1775Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I. năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I.
NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)
Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm) Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng 
 Câu 1. Đơn vị cấu tạo nên từ là gì ?
 A- Từ B- Tiếng C- Từ và tiếng D- Câu
 Câu 2. Trong các từ sau đây từ nào là từ láy? 
 A- lom khom B- chăn nuôi C- bánh chưng D- ăn ở 
Câu 3. Câu văn "Càng lạ hơn nữa , từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi."có mấy từ mượn ?
 A- Một từ B- Hai từ C- Ba từ D- Bốn từ 
Câu 4. Trong câu văn "Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con đành phải chạy nhờ bà con làng xóm." từ nào là từ nhiều nghĩa?
 A- vợ chồng B- chạy C- làm D- nhờ 
Câu 5. Câu văn " ThÇy nµo còng phµn nµn kh«ng biÕt h×nh thï con voi thế nµo."có mấy danh từ? 
 A- Một B- Hai C- Ba D- Bốn 
Câu 6. Trong các danh từ sau đây từ nào là danh từ riêng?
 A- ngày xưa B- Lạc Việt C- vị thần D- con trai 
Câu 7. Số từ là 
Những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Những từ chỉ đơn vị
Những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
Câu 8. Câu ca dao "Đấy vàng đây cũng đồng đen
 Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ"có mấy chỉ từ ? 
 A- Một B- Hai C- Ba D- Bốn 
Phần II: Tự luận (8 điểm)
 Câu 1. (3 điểm)
Chỉ ra các sự việc chính của truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh". Nêu ý nghĩa của truyện. 
Câu 2 ( 5 điểm)
Nhập vai Thánh Gióng, em hãy kể lại câu chuyện "Thánh Gióng"
 ..........HẾT........ 
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 –
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 
 Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi ý đúng 0.25 điểm
Câu 1 B Câu 5 B
Câu 2 A Câu 6 B
Câu 3 A Câu 7 A
Câu 4 B Câu 8 D
 Phần II: Tự luận (8 điểm)
 Câu 1. (3điểm)
a. Chỉ ra được các sự việc chính của truyện: (1,5điểm)
 - Vua Hùng kén rể.
 - Sơn Tinh và Thủy Tinh đua tài
 - Vua Hùng thách cưới
 - Sơn Tinh đến trước lấy được vợ
 - Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ đuổi đánh Sơn Tinh
 - Hai thần giao tranh, Thủy Tinh thua phải rút quân
 - Hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh để trả thù nhưng đều thất bại
* Lưu ý : Thiếu 1 ý trừ 0,25đ
b. Ý nghĩa của truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh": (1,5điểm)
 - là câu chuyện tưởng tượng kỳ ảo(0,5đ)
 - giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai(0,5đ)
 - suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. (0,5đ)
Câu 2 ( 5 điểm)
Yêu cầu chung 
Về hình thức:
HS biết làm bài đúng phương thức biểu đạt của văn tự sự, kể chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Bài viết rõ ràng, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, lời văn trong sáng, tự nhiên, giàu cảm xúc, có trí tưởng tượng tốt và hấp dẫn.
Ngôi kể : ngôi thứ nhất , xưng ta (tôi) và có mặt trong câu chuyện để viết.
Về nội dung: 
* Mở bài + Giới thiệu mình là Thánh Gióng, quê quán , cha mẹ, sự ra đời và tuổi thơ kỳ lạ của mình (0.5đ)
* Thân bài + Diễn biến câu chuyện (4đ) 
 - Giặc Ân xâm lược nước ta, sứ giả rao tìm người tài giúp nước, ta cất tiếng nói đầu tiên và yêu cầu roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt 
- Kể từ đó ta ăn khỏe, lớn nhanh như thổi => bà con đã giúp đỡ, gom góp tiền gạo nuôi ta.
- Giặc đến chân núi Châu, sứ giả mang những thứ ta cần đến, ta vươn vai thành tráng sỹ cao lớn, oai phong lẫm liệt
- Ta vỗ vào mông ngựa,nhảy lên mình ngựa, ngựa hí vang phun lủa xông ra trận 
- Ta vung roi sắt giặc chết như ngả rạ. Khi roi sắt gẫy ta nhổ tre ven đường làm vũ khí giết giặc.
- Ta thúc ngựa đuổi giặc đến chân núi.
-Giặc tan. Ta và ngựa lên đỉnh núi ta cởi bỏ áo giáp bái biệt quê hương, mẹ cha và dân làng rồi bay về trời.
 * Kết bài + Kết thúc câu chuyện (0.5đ)
- Nhớ công ơn ta , vua Hùng phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ta. Mỗi năm tổ chức Hội một lần.
-Đặt tên làng mang tên ta. Hiện nay còn những dấu vết về ta như làng Cháy , những ao hồ liên tiếp hay những khóm tre đằng ngà 
- Cho điểm
Điểm 4 - 5: HS biết thâm nhập câu chuyện,đúng ngôi kể, kể đầy đủ nội dung chính, lời văn mạch lạc,trong sáng, tự nhiên, sáng tạo, giàu cảm xúc và hấp dẫn thể hiện trí tưởng tượng phong phú.
Điểm 3 - 3.5: Kể đủ nội dung chính, lời văn mạch lạc, tự nhiên, có sáng tạo.
Điểm 1.5 - 2.5 : Đủ nội dung,cách kể còn lan man, sót chi tiết .
Điểm 0.5 - 1 : Lan man, lộn xộn.
Chú ý : HS kể chuyện theo ngôi thứ 3 cho không quá 2 điểm
..........HẾT......
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)
Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm) Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng 
Câu 1. Phó từ là : 
Những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
Những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Những từ chỉ đơn vị
Những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
Câu 2. Từ nào là phó từ chỉ quan hệ thời gian 
 A- rất B- đã C- cũng D- được 
Câu 3. Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần:
A. Chủ ngữ.	 C. Trạng ngữ.
B. Vị ngữ.	D. Phụ ngữ.
Câu 4. Nếu viết: “Nhú lên dần dần rồi nhô lên cho kỳ hết”, câu văn mắc lỗi gì ?
A. Thiếu chủ ngữ.	B. Thiếu vị ngữ.	
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.	D. Thiếu bổ ngữ.
Câu 5. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp: 
 A- Một B- Hai C- Ba D- Bốn 
Câu 6. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn: “Bến cảng lúc nào cũng đông vui, tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.” ?
A. So sánh.	B. Nhân hoá.	C. Ẩn dụ.	D. Hoán dụ.
Câu 7. Câu văn: “ Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.” sử dụng loại so sánh nào ?
A. Người với người.	B. Vật với người.	
C. Vật với vật.	D. Cái cụ thể với cái trừu tượng.
Câu 8. Câu“Tre là cánh tay của người nông dân” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào ?
A. Câu định nghĩa.	 B. Câu giới thiệu. C. Câu đánh giá.	 D. Câu miêu tả.
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Đọc kỹ các câu thơ sau : 
 "Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 Ca-lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng".
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?
b. Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.
Câu 2. (5 điểm): Hãy tả lại quang cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời ..........HẾT........
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 –
HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 
 Phần I : Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi ý đúng 0.25 điểm
Câu 1 A Câu 5 C
Câu 2 B Câu 6 B
Câu 3 C Câu 7 C
Câu 4 A Câu 8 B
 Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (3 điểm) 
a. -Đoạn thơ trích bài thơ "Lượm" (0,5đ)
 -Tác giả : Tố Hữu (0,5đ)
b - Nêu nội dung và nghệ thuật (2 điểm):
* Nội dung :(1đ)
 Đoạn thơ giới thiệu hình ảnh Lượm - mét chó bÐ liªn l¹c hån nhiªn, vui t­¬i, nhanh nhÑn vµ rÊt ®¸ng yªu. 
* Nghệ thuật: (1đ)
- Tác giả chọn miêu tả một số chi tiết nổi bật về vóc dáng, trang phục, hành động của Lượm. (0,25đ)
- Nh÷ng tõ l¸y loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh được dùng rất gợi hình gợi cảm. (0,25đ)
- H×nh ¶nh so s¸nh ®Ñp :"Nh­ con chim chÝch nh¶y trªn ®­êng vµng".(0,25đ)
- ThÓ th¬ 4 ch÷, nhÞp th¬ nhanh -> t¹o ©m h­ëng vui t­¬i, nhÝ nh¶nh(0,25đ)
Câu 2 ( 5 điểm)
* Mở bài (0.5đ)
 Giới thiệu quang cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời 
* Thân bài (4đ) 
 Miêu tả không gian, cảnh vật, khung cảnh, vẻ đẹp của ngôi trường vào buổi sáng đẹp trời
- Miêu tả khung cảnh bầu trời : ánh nắng sớm tươi mới, trời mây,gió...của buổi sáng đẹp trời
(1đ)
- Miêu tả được quang cảnh trường từ xa đến gần hoặc từ gần ra xa, từ bao quát đến cụ thể... cổng trường, sân trường, khu lớp học, khu hành chính, hiệu bộ..của nhà trường cây cối, ( cây bóng mát, vườn hoa, cây cảnh...) khoe sắc hương trong nắng mới của buổi sáng đẹp trời ..(1,5 đ)
- Hoạt động của thầy, trò , các thanh âm, các trò chơi...(1đ)
- Ngôi trường gắn bó với tuổi học trò (0,5đ)
 * Kết bài (0.5đ)
Suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc của bản thân đối với mái trường thân yêu. Liên tưởng tới tương lai.
Lưu ý : bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm
Cho điểm
Điểm 4 - 5: HS biết làm văn miêu tả, đúng yêu cầu của đề, rõ bố cục, lời văn mạch lạc,trong sáng, tự nhiên, sáng tạo, giàu cảm xúc và hấp dẫn thể hiện trí tưởng tượng phong phú.
Điểm 3 - 3.5: HS biết làm văn miêu tả, đúng yêu cầu của đề, rõ bố cục, lời văn khá mạch lạc,trong sáng, , sáng tạo, có cảm xúc, có trí tưởng tượng phong phú nhưng đôi chỗ còn tản mạn chưa tập trung vào cảnh
Kể đủ nội dung chính, lời văn mạch lạc, tự nhiên, có sáng tạo.
Điểm 1.5 - 2.5 : HS làm đúng văn miêu tả, viết khá sinh động, tương đối đủ nội dung, đôi chỗ còn kể lể, trí tưởng tượng chưa phong phú .
Điểm 0.5 - 1 :Nội dung nghèo nàn, viết còn lan man, lộn xộn, diễn đạt lủng củng .
........HẾT........

Tài liệu đính kèm:

  • docde_van_6.doc