Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn 9 năm học: 2012 – 2013

Phần I: (5 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Cho đoạn văn sau:

 “ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây.(1) Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, Châu Mỹ.(2) Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.(3) Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề.(4) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.(5) Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.(6) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.(7) Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại (8)”

a. Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

b. Trong câu văn “ Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại ” những từ “Việt Nam”, “phương Đông” được dùng với tư cách là từ loại nào? Tác dụng của cách dùng từ như vậy?

c. Chỉ ra một câu ghép trong đoạn văn trên. (Chép ra giấy kiểm tra và phân tích ngữ pháp câu ghép đó).

 

doc 1 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn 9 năm học: 2012 – 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Giảng Võ 	ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 	Tổ Văn - Sử	Môn: Ngữ văn 9 
	Năm học: 2012 – 2013
 	Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I: (5 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Cho đoạn văn sau: 
	“ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây.(1) Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, Châu Mỹ.(2) Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.(3) Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Ngavà Người đã làm nhiều nghề.(4) Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.(5) Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.(6) Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.(7) Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại (8)”
Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Trong câu văn “ Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” những từ “Việt Nam”, “phương Đông” được dùng với tư cách là từ loại nào? Tác dụng của cách dùng từ như vậy?
Chỉ ra một câu ghép trong đoạn văn trên. (Chép ra giấy kiểm tra và phân tích ngữ pháp câu ghép đó).
Câu 2 (2 điểm): Cho câu mở đoạn:
"Trong bài "Quê hương", Tế Hanh đã sử dụng những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, độc đáo để miêu tả con thuyền về bến." 
Hãy viết tiếp khoảng 4 - 6 câu để hoàn chỉnh đoạn văn, trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa tác dụng của những biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau : 
	“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. 
("Quê hương" – Tế Hanh, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 2)
Phần II: (5 điểm)
Con trâu vốn gắn bó với người nông dân Việt Nam trong công việc đồng áng và luôn làm bạn cùng trẻ em ở nông thôn. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy kiểm tra, chỉ sử dụng trong phạm vi những thông tin tham khảo dưới đây, không dùng tài liệu khác) giới thiệu về điều đó. Trong bài văn có vận dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách tự nhiên, hợp lý.
Thông tin tham khảo:
1. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, lông xám, xám đen, thân hình to, sừng cong, đuôi dài
2. Trâu lao động cùng người nông dân khi thời tiết nắng và cả lúc mưa gió.
3. Trâu kéo cày:
Lực kéo trung bình trên đồng ruộng 70 – 75kg bằng 0,36 – 0,4 mã lực.
Trâu loại A một ngày cày được 3 – 4 sào, loại B: 2 – 3 sào, loại C: 1,5 – 2 sào Bắc Bộ.
4. Trẻ em nông thôn khoảng 6 -7 tuổi đã dắt trâu đi ăn cỏ, chơi đùa lúc trâu gặm cỏ, đưa trâu về chuồng.
Chúc các con làm bài đạt điểm tốt!

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_van_9 (1).doc