Đề kiểm tra: môn Ngữ văn 8

Câu 1(3điểm) :

a,Thế nào là tình thái từ ? Cho VD.

b,Điền chính xác các dấu câu thích hợp vào đúng vị trí trong đoạn văn

 " Nhân dân ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo luôn đề cao vai trò của người thầy câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên đã khẳng định điều đó không có người truyền thụ dìu dắt thì khó mà thành công trong cuộc sống do đó trong cuộc đời mỗi con người người thầy là quan trọng

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1827Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra: môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA : MÔN NGỮ VĂN 8
 (Thời gian làm bài : 60 phút ,không kể thời gian giao đề )
Câu 1(3điểm) :
a,Thế nào là tình thái từ ? Cho VD.
b,Điền chính xác các dấu câu thích hợp vào đúng vị trí trong đoạn văn
 " Nhân dân ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo luôn đề cao vai trò của người thầy câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên đã khẳng định điều đó không có người truyền thụ dìu dắt thì khó mà thành công trong cuộc sống do đó trong cuộc đời mỗi con người người thầy là quan trọng 
Câu 2(2điểm) :Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nam Cao. 
Câu 3(5điểm): Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt. 
 ĐỀ KIỂM TRA : MÔN NGỮ VĂN 8 
 (Thời gian làm bài : 60 phút ,không kể thời gian giao đề )
Câu 1(3điểm) 
a,Thế nào là thán từ ? Cho VD
b,Điền chính xác các dấu câu thích hợp vào đúng vị trí trong đoạn văn
 " Nhân dân ta có truyền thống Tôn sư trọng đạo luôn đề cao vai trò của người thầy câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên đã khẳng định điều đó không có người truyền thụ dìu dắt thì khó mà thành công trong cuộc sống do đó trong cuộc đời mỗi con người người thầy là quan trọng 
Câu 2(2điểm): Trình bày hiểu biết của em về tác giả Ngô Tất Tố
Câu 3(5 điểm ): Thuyết minh về đôi đép lốp.
 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 
ĐỀ 1:
Câu 1(3điểm):
a, Nêu được khái niệm thế nào là tình thái từ và cho VD đúng(1điểm )
b,Điền chính xác các dấu câu (2đ)
Nhân dân ta có truyền thống "Tôn sư trọng đạo", luôn đề cao vai trò của người thầy. Câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên" đã khẳng định điều đó. Không có người truyền thụ, dìu dắt thì khó mà thành công trong cuộc sống. Do đó, trong cuộc đời mỗi con người, người thầy là quan trọng. 
Câu 2(2điểm): Trình bày được hiểu biết của mình về tác giả Nam Cao 
- Nam Cao ( 1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sông mòn mỏi trong xã hội cũ.
Sau cách mạng tháng Tám, Nam Cao tận tuỵ sáng tác phục vụ kháng chiến. ông đã hi sinh trên đường đi công tác ở vùng sau lưng địch.
 - Nam Cao đựơc Nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT ( năm 1996).
 - Tác phẩm chính: Chí Phèo (1941), Lão Hạc (1943).
Câu 3(5điểm ) 
- Yêu cầu về kĩ năng (0,5điểm )
+ Biết cách làm bài văn thuyết minh về đồ dùng 
+ Biết cách thuyết minh,trình bày mạch lạc sạch đẹp 
- Yêu cầu về kiến thức (4,5 điểm ) Cơ bản cần đảm bảo nội dung sau 
Mở bài: Giới thiệu về chiếc kính đeo mắt: vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt của con người.(0,5đ)
 2) Thân bài:(3,5đ)
- Lịch sử phát minh của KĐM: ra đời ở Ý vào năm 1920. Đầu tiên, thiết kế của KĐM chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng một sợi dây đè lên đâu mũi. Năm 1930, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra hai càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào một cách chắc chắn.  
-Cấu tạo của kính:  
+Mắt kính được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa cao cấp; hình dỏng: có hình tròn, hình cầu; có nhiều màu sắc: trong, sẫm, xanh, vàng  
+Gọng kính được làm từ nhựa hay kim loại (một hợp kim của sắt), titan..  
+Còn có những phụ kiện khác như ốc, vít  - Các loại kính: K thuốc, K lão, K cận, K viễn, K áp tròng  
- Cách sử dụng và bảo vệ K:  
+Lấy và đeo kính bằng 2 tay 
 +Bỏ kính vào hộp
 +Lau K thường xuyên bằng dung dịch chuyên dùng 
3)Kết bài: Suy nghĩ về KĐM và lợi ích của nó(0,5đ)
ĐỀ 2: 
Câu 1(3điểm) 
a,Nêu được khái niệm thế nào là thán từ và Cho VD đúng(1điểm )
b,Điền chính xác các dấu câu (2đ)
Nhân dân ta có truyền thống "Tôn sư trọng đạo", luôn đề cao vai trò của người thầy. Câu tục ngữ: "Không thầy đố mày làm nên" đã khẳng định điều đó. Không có người truyền thụ, dìu dắt thì khó mà thành công trong cuộc sống. Do đó, trong cuộc đời Câu 2(2điểm): Trình bày hiểu biết của em về tác giả Ngô Tất Tố
- Ngô Tất Tố ( 1893-1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, xuất thân trong 1 gia đình nhà nho gốc nông dân . Là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước Cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật và sáng tác.Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp.
 - Ngô Tất Tố đựơc Nhà nước tặng Giải thưởng HCM về VHNT ( năm 1996).
 - Tác phẩm chính : Tắt đèn, (năm 1939); Lều chõng (năm 1940).
Câu 3(5 điểm ): 
- Yêu cầu về kĩ năng (0,5điểm )
+ Biết cách làm bài văn thuyết minh về đồ dùng 
+ Biết cách thuyết minh,trình bày mạch lạc sạch đẹp 
- Yêu cầu về kiến thức (4,5 điểm ) Cơ bản cần đảm bảo nội dung sau 
1)Mở bài: Giới thiệu về đôi dép lốp được dùng trong kháng chiến(0,5đ)
2)Thân bài:(3,5đ)
- Lịch sử ra đời: Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ .
- Hình dáng, cấu tạo, chất liệu:
+ Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường.
+ Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm.
+ Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua.
+ Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn.
- Nét đặc biệt, công dụng:
+ Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ
+ Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch.
+Dép lốp lại rất bền phù hợp với điều kiện khó khăn của cuộc kháng chiến còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
+ Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ.
- Bảo quản:
-+Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản:
+ Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao.
3)Kết bài:Suy nghĩ về đôi dép lốp và tác dụng của nó(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Toi_di_hoc.doc