Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 năm học 2014 - 2015

ĐỀ BÀI:

Câu 1: Xác định các thành phần trạng ngữ, khởi ngữ, tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi - đáp trong các câu văn sau :

a.Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.

 (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kí mới)

b.Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh.

 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

c.Làm khí tượng, được ở cao thế mới là lí tưởng chứ.

 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d.Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đầu mà nghe rát thế không?

 (Kim Lân, Làng)

e.Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy.

 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2181Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn 9 năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH 
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi 
Tuần kiểm tra: 22 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 
NĂM HỌC 2014-2015 
Thời gian: 15 phút
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Xác định các thành phần trạng ngữ, khởi ngữ, tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi - đáp trong các câu văn sau :
a.Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
	(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kí mới)
b.Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh.
	(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
c.Làm khí tượng, được ở cao thế mới là lí tưởng chứ.
	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
d.Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đầu mà nghe rát thế không?
	 (Kim Lân, Làng)
e.Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy.
	(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu:
a.Mùa thu về đã làm lòng người thêm xao xuyến.
b.Mùa thu ấy lá rơi nhiều hơn.
c.Mùa thu mà tôi hằng mong đợi đã về.
d.Ngoài khung cửa sổ đang mở, mùa thu mang hương hoa sữa đã về.
e.Thiên nhiên sang thu và hồn người sang thu.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM
Thang điểm 10
Câu 1(5đ)
a.Trạng ngữ: “Trong những hành trang ấy ” (câu a) - 1,0đ
- Tình thái: “có lẽ” (câu a)
b. Phụ chú: “buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh ”- 1,0đ
c. Khởi ngữ: "Làm khí tượng” ;-1,0đ
d.Gọi - đáp: “Này” .1,0đ
e. Cảm thán: “Hay quá” – 1,0đ
Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp và gọi tên kiểu câu (5đ)
HS phân tích cấu tạo ngữ pháp 1,0 đ
Câu đơn: các câu a, b, c, d. 3,0 đ
 Câu ghép: câu e. 1,0 đ
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH 
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi 
Tuần kiểm tra: 25 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 
NĂM HỌC 2014-2015 
Thời gian: 15 phút
ĐỀ BÀI:
 Cho khổ thơ:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim 
(Ngữ văn 9, tập hai)
Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
b.Trăng là hình ảnh xuất hiện trong nhiều sáng tác thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM
Thang điểm 10
HS viết được đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp , đúng chủ đề (5,5đ)
Sử dụng và chỉ ra phép lặp, phần phụ chú (2,5 đ)
HS viết được câu thơ, chú thích đúng yêu cầu (2đ)
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ ( Ngắm trăng- Hồ Chí Minh)
 Đầu giường ánh trăng rọi
 Ngỡ mặt đất phủ sương ( Tĩnh dạ tứ- Lý Bạch)
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền (Rằm tháng giêng- Hồ Chí Minh)..
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH 
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi 
Tuần kiểm tra: 28 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 
NĂM HỌC 2014-2015 
Thời gian: 15 phút
ĐỀ BÀI:
Đọc đoạn văn sau:
(1) Trước hết, trong câu đầu tiên của khổ kết bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã vẽ ra trước mắt người đọc thời gian và không gian trước trận đánh của những người lính. (2) Cụm từ "rừng hoang sương muối ” đã tô đậm cái khắc nghiệt của núi rừng. (3) Tiếp đến, ở câu thứ hai, người đọc hình dung cụ thể tư thế của người chiến sĩ. (4) Họ đứng bên nhau, chờ giặc trong tư thế chủ động, ung dung và kiêu hãnh. (5) Chắc hẳn, sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. (6) Đồng thời, với việc dùng kết cấu câu chắc gọn như một câu tục ngữ, câu kết Đầu súng trăng treo là hình ảnh vừa hiện thực, vừa lãng mạn. (7) Hiện thực vì đó là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả. (8) Lãng mạn vì gợi ra nhiều liên tưởng: súng và trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là một cặp đồng chí ... (9) Xa hơn, đó là chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn của thơ ca kháng chiến chống Pháp. (10) Quả thật, trong ba câu thơ cuối, Chính Hữu đã khắc hoạ rất thành công vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội.
a.Đoạn văn trình bày theo cách lập luận nào? Vì sao?
b.Chỉ ra các phương tiện liên kết câu trong đoạn văn.
c.Trong câu: “Chắc hẳn, sức mạnh của tình đồng chỉ đã giúp họ vượt qua gian kho để hoàn thành nhiệm vụ” “chắc hẳn ” là thành phần câu gì?
d.Hãy thay đổi vị trí câu chủ đề và nêu cách lập luận của đoạn văn mới ấy.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM
Thang điểm 10
a.Đoạn văn trình bày theo cách lập luận quy nạp vì câu chủ đề đứng cuối đoạn. Khi thay đổi vị trí câu chủ đề thì cách lập luận của đoạn văn mới sẽ thay đổi
b.Chỉ ra các phương tiện liên kết câu trong đoạn văn:
- Phép thế : từ “họ ” ở câu (4) thế cho “người chiến sĩ” ở câu (3).
Phép nối: “tiếp đến ” ở câu (3); “chắc hẳn ” ở câu (5); “đồng thời" ở câu (6); “xa hơn” ở câu (9); "quả thật" ở câu (10).
“ Phép lặp: từ “hiện thực” ở câu (6), (7),... và từ “lãng mạn” ở các câu (6),
c.“Chắc hằn ” là thành phần tình thái.
 d.Chuyển câu chủ đề về đầu đoạn văn- diễn dịch
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH 
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi 
Tuần kiểm tra: 30 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 
NĂM HỌC 2014-2015 
Thời gian: 15 phút
ĐỀ BÀI:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 
“ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.”
a.Gạch chân dưới câu chủ đề của đoạn văn? Cho biết đoạn văn này đã dụng phép lập luận nào?
b.Xác định các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn?
c. “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”, coi câu văn là câu chủ đề, hãy viết tiếp khoảng 10 câu để tạo thành đoạn văn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng phép nối và phép lăp để liên kết câu.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM
-Thang điểm 10
Câu a:
+ Câu chủ đề: câu 1- HS gạch chân- 1,0 đ
+ Đoạn văn sử dụng phép lập luận diễn dịch- 1,0đ
Câu b: 
+Phép lặp: học vấn -1,0đ
+Phép nối: bởi vì -1,0đ
+Phép thế : các thành quả đó - 1,0đ
c. Viết được đoạn văn diễn dịch-4đ
 - Sử dụng chỉ ra phép nối, phép lặp -1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docđề kiểm tra văn 9-15p-chuẩn.doc