Đề tài Các biện pháp thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp môn sinh học

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Phần thứ nhất: Mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích của đề tài 1

Phần thứ hai: Nội dung 2

I. Cơ sở lý luận 2

1. Những khái niệm cơ bản 2

2. Ý nghĩa của việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Sinh học 2

II. Cơ sở thực tế 2

1. Giới thiệu khái quát về đơn vị 2

2.Thực trạng khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Sinh học 2

III. Các giải pháp đổi mới sáng tạo trong quá trình dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Sinh học trong năm học 2016-2017 4

1. Xác định tư tưởng đổi mới sáng tạo trong dạy môn sinh học 4

2. Tham gia học tập tự bối dưỡng về nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp 4

3. Thực hiện các chuyên đề SHCM về nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp 4

4. Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp cùng nhóm chuyên môn 4

5. Vận dụng dạy các chủ đề tích hợp vào thực tế 11

6. Phối hợp cùng các giáo viên khác trong quá trình thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp 11

IV. Các ví dụ minh họa 11

1) Dạy học theo chủ đề tích hợp: Lớp lưỡng cư- môn Sinh học 6 11

VI. Kết quả thực hiện đề tài 11

V. Phương hướng duy trì trong giai đoạn tiếp theo 11

Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị 12

1. Kết luận 12

2. Khuyến nghị 12

3. Lời cảm ơn 12

 

doc 15 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 773Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Các biện pháp thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp môn sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh sự lặp lại nội dung các môn học nên tiết kiệm thời gian tổ chức hoạt động học tập.
Bên cạnh những lợi ích, dạy học tích hợp cũng đặt ra nhiều thách thức. Điều này đòi hỏi GV đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc xây dựng nội dung và thiết kế các hoạt động học. GV phải có đầu óc cởi mở, hợp tác, sẵn sàng tiếp nhận thông tin, kiến thức từ các môn học khác hoặc kiến thức mới của xã hội và khoa học... Nhưng hiện nay, bản thân tôi và các đồng chí GV lại được đào tạo riêng rẽ theo chuyên môn sâu, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng chủ yếu liên quan đến môn học được phân công phụ trách. Chính vì vậy, đa số GV có tâm lý coi trọng chuyên môn mình, không cởi mở và ít hợp tác với GV các môn khác.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học sẽ được tích hợp thành môn KHTN. Để chuẩn bị cho việc giảng dạy đó, GV cần phải tiếp cận làm quen với việc dạy học tích hợp. Nhưng điều đó nhiều GV còn e ngại và lúng túng. Bản thân tôi cũng thấy rất khó khăn
Với tất cả các lí do trên tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra đề tài: “Các biện pháp thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp - môn Sinh học”
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Giúp bản thân thực hiện được việc dạy học tích hợp trong bộ môn Sinh học
- Giúp GV có cái nhìn toàn diện hơn về tích hợp trong dạy học cũng như hình thành các biện pháp thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp. Từ đó các bộ môn có sự cởi mở và hợp tác với nhau trong việc dạy học tích hợp.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Những khái niệm cơ bản
a. Khái niệm tích hợp
Tích hợp trong Tiếng Việt
Tích
Hợp
1. (danh từ) là kết quả của phép nhân; 
2. (động từ): dồn góp từng ít cho thành số lượng đáng kể
1. (danh từ): tập hợp mọi phần tử của các tập hợp khác; 
2. (động từ): gộp chung; 
3. (tính từ): không mâu thuẫn, đúng
Tích hợp: lắp ráp, kết nối các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ.
Như vậy, tích hợp có thể hiểu là sự kết hợp, sự hợp nhất, sự hòa nhập các bộ phận, các phần tử khác nhau thành một thể thống nhất.
Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Tích hợp trong Tiếng Anh
Integration (n)/ integrate (v)
Hợp lại thành một hệ thống thống nhất, sự bổ sung thành thể thống nhất, sự hợp nhất, sự hòa hợp với môi trường, (tiếng Anh – Mỹ còn có nghĩa sự hòa hợp chủng tộc, mở rộng cho mọi chủng tộc). 
b. Khái niệm dạy học theo chủ đề tích hợp
Dạy học theo chue đề tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
2. Ý nghĩa của việc thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp môn Sinh học
- Làm cho quá trình học tập trong nhà trường thực sự có ý nghĩa
- Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học
- Phát triển năng lực cho người học
- Giảm bớt những nội dung trùng lặp giữa các môn học
II. CƠ SỞ THỰC TẾ
1. Giới thiệu khái quát về đơn vị
- Trường THCS Đại Hùng là một trường vùng xa của huyện Ứng Hòa, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Kinh tế địa phương thuần nông, môi trường xã hội ổn định 
- Số HS hiện có 204 em, số CB- GV – NV là 25. Trong đó có 16 GV trực tiếp giảng dạy (GV trong biên chế 10, GV hợp đồng ngắn hạn 6). GV thiếu thừa cục bộ, phải dạy chéo môn nhiều
2. Thực trạng khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp môn Sinh học
a. Khó khăn:
Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác.
- Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ  vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
- Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường  còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn.
Đối với học sinh:
- Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
- Do tâm lí coi trọng các môn Văn, Toán, Anh nên thường học các môn các theo hình thức chống chế; học lấy có
b. Thuận lợi:
Đối với giáo viên:
- Trong quá trình dạy môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi.
- Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
- Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ..
- Môi trường " Trường học kết nối" rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn.
- Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
Đối với học sinh:
- Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở” nên cũng tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN SINH HỌC 
1. Xác định tư tưởng đổi mới sáng tạo trong dạy môn Sinh học
 Cải tiến, sáng tạo trong quá trình dạy và học hay tổ chức hoạt động giáo dục là một yêu cầu cấp thiết của CBQL- GV trong tình hình mới để chuẩn bị cho việc giảng dạy theo chương trình phổ thông mới 
Theo Thomas Edison: Cuộc đời là biển cả- Ai không bơi sẽ chìm. Như vậy việc đổi mới và sáng tạo trong môn Sinh học nhất là việc dạy học tích hợp trong môn Sinh là rất cấp thiết; rất cần sự nhập cuộc của tất cả các giáo viên.
 Đổi mới phương pháp dạy học,tích cực vận dụng các kiến thức liên môn sẽ nâng cao chất lượng dạy học, làm tăng thêm tình yêu của HS đối với môn học
2. Tham gia học tập tự bồi dưỡng về nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp
	 Ngoài việc tham gia các chuyên đề do huyện tổ chức bản thân tôi luôn luôn tìm tòi tìm hiểu bổ sung các kiến thức cho bản thân bằng việc tham khảo các loại sách báo nói về dạy học tích hợp. Ví dụ cuốn: Dạy học tích hợp phát triển học sinh quyển 1, 2 của nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội. 
	 Thường xuyên cập nhật các thông tin mới về tích hợp trên mạng Internet cũng như tham khảo các bài viết là sản phẩm của đồng nghiệp đã đạt giải cao về dạy học tích hợp qua các cuộc thi. Chẳng hạn trang web:  ; https://baigiang.violet.vn/ ;  ; 
	 Tham khảo các bài dạy của đồng nghiệp trên youtobe để rèn luyện thêm kĩ năng cho bản thân.
	 Trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức của các môn học khác để có cái nhìn toàn diện và bao quát nhất để tìm ra các nội dung tích hợp một cách hợp lí phù hợp với các tiếp thu của học sinh.
3. Thực hiện các chuyên đề SHCM về nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp
	Trên cơ sở các kiến thức đã được bồi dưỡng và rèn luyện và sự thảo luận đóng góp ý kiến của tổ nhóm chuyên môn bản thân tôi cũng đã xây dựng được nhiểu chuyên đề tích hợp trong dạy học để cọ sát thực tế và rút ra các bài học cho bản thân.
	Các chuyên đề đều được tổ nhóm chuyên môn nghiên cứu kĩ lưỡng và tìm hiểu các nội dung được tích hợp cụ thể. Do đó các bài dạy đều đạt kết quả cao. Học sinh tương đối thích thú vì cùng một lúc được vận dụng kĩ năng của nhiều môn học 
4. Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp cùng nhóm chuyên môn 
a. Thiết kế chủ đề tích hợp
Bước 1: Lựa chọn chủ đề/tình huống tích hợp
VD: Nhận thấy chương lớp lưỡng cư có nhiều nội dung trùng lặp với các môn Ngữ Văn, Vật Lý, Thể Dục, Mỹ Thuật, Hóa Học, Công Nghệ, Tin Học, Giáo Dục Công Dân.
Cụ thể:
+ Môn Ngữ Văn: Hình tượng hóa chú ếch qua tác phẩm ếch ngồi đáy giếng lớp 6; các hoạt động kể chuyện tưởng tượng 6; tập làm thơ 8 chữ về con vật.
+ Môn Vật lí: Lực đàn hồi lớp 6 – Tìm hiểu cách bật nhảy của lưỡng cư
Gương cầu lồi lớp 7 – Cấu tạo mắt lưỡng cư
Phản xạ âm tiếng vang lớp 7 – Tiếng kêu của lưỡng cư (Cơ chế hoạt động của hai túi kêu)
Chống ô nhiễm tiếng ồn lớp 7 – Giảm tiếng ồn do ếch nhái gây ra
Lực đẩy Acsimet và sự nổi lớp 8 – Giải thích hiện tượng ếch nổi khi bơi.
Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề/tình huống tích hợp, bao gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng các năng lực cần hình thành ở HS
+ Để xác định được mục tiêu của chủ đề tích hợp liên môn cần phải phân biệt điểm giống và khác nhau giữa việc xác định mục tiêu của tích hợp đa môn và tích hợp liên môn: 
- Giống nhau: Đều sử dụng kiến thức nhiều môn học để dạy cùng 1 phần kiến thức
- Khác nhau
Tích hợp đa môn
Tích hợp liên môn
- Dạy sử dụng nhiều môn để giải quyết vấn đề của 1 môn. 
- Môn chính là môn Lịch sử là môn chính của chủ điểm, các môn khác là phụ
- Mục tiêu chủ điểm là mục tiêu của 1 môn học
- Vì là 1 chủ đề nên sử dụng tất cả các môn học để phục vụ giải quyết 1 vấn đề 1 chủ điểm cụ thể. Các môn học có quyền bình đẳng như nhau
- Mục tiêu của chủ điểm là mục tiêu của tất cả các môn học
- Muốn chuyển từ đa môn à liên môn bằng cách sử dụng mục tiêu của các môn học, kĩ năng của tất cả các môn trong cùng 1 chủ đề
VD: Với chủ đề “Lớp Lưỡng cư”
* MỤC TIÊU DẠY HỌC
Kiến thức
* Tích hợp liên môn: Liên kết nội dung kiến thức của 9 môn học: Sinh học, Ngữ Văn, Vật Lý, Thể Dục, Mỹ Thuật, Hóa Học, Công Nghệ, Tin Học, Giáo Dục Công Dân giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về lớp lưỡng cư
Kiến thức môn Sinh học
+ Nhận biết được các loài động vật thuộc lớp lưỡng cư
+ Biết và trình bày được đời sống của lớp lưỡng cư
+ Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
+ Trình bày được sự sinh sản và phát triển của lưỡng cư
+ Trình bày sự đa dạng về thành phần loài cũng như tập tính của lưỡng cư
+ Nêu được vai trò và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư 
+ Giải thích được một số hiện tượng thực tế: Hiện tượng ngủ đông, ếch thường hay sống ở nơi ẩm ướt, hiện tượng nòng nọc
Kiến thức liên môn
* Qua môn Ngữ Văn: Ở những phần tích hợp, học sinh sẽ nắm được
Bài 10: Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” lớp 6
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn
- Thấy được hậu quả của sự kiêu ngạo, chủ quan, thiếu hiểu biết của chú ếch.
Bài 12: Kể chuyện tưởng tượng lớp 6
- HS biết cách kể câu chuyện tưởng tượng bằng việc sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ hình tượng con ếch.
Bài 17: Hoạt động ngữ văn/ Thi kể chuyện lớp 6
- HS được thi kể chuyện về con ếch và các loài khác trong lớp lưỡng cư
- HS kể lại câu chuyện Cóc kiện trời bằng cách phân vai.
Bài 11: Tập làm thơ 8 chữ lớp 9
- Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ
- Qua hoạt động làm thơ 8 chữ về các con vật trong lớp lưỡng cư mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú học tập, rèn luyện năng lực cảm nhận thơ ca
* Qua môn Vật lý: Ở những phần tích hợp, học sinh sẽ nắm được
Bài 8: Lực đàn hồi lớp 6
- Trả lời được đặc điểm của lực đàn hồi.
- Nhận biết được vật đàn hồi (qua sự đàn hồi của lò xo): cách bật nhảy của các loài lưỡng cư
- Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi: “Tại sao lớp lưỡng cư có khả năng di chuyển và lẩn trốn kẻ thù rất nhanh”
Bài 7: Gương cầu lồi lớp 7
- Trình bày cấu tạo của gương cầu lồi
- Giải thích ứng dụng của gương cầu lồi: Mắt ếch đồng
- Liên hệ thực tế: “Mắt các loài lưỡng cư có cấu tạo giống gương cầu lồi. Nhưng vì sao gương cầu lồi có khoảng không gian quan sát rất rộng mà các loài lưỡng cư quan sát rất kém chỉ phát hiện ra kẻ thù nhờ vào thính giác”
Bài 14. Phản xạ âm – tiếng vang lớp 7
- Phân tích và giải thích hiện tượng liên quan đến tiếng vang: Tiếng kêu của ếch
- Giải thích tại sao tiếng kêu của một số loài lưỡng cư nhất là các con đực thường rất vang và to.
- Nhận biết được hai túi kêu của ếch. Nhờ hai túi kêu này mà tiếng kêu của ếch đực được vang đi rất xa.
Bài 15. Chống ô nhiễm tiếng ồn lớp 7
- Nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn 
- Nhận biết được vào tháng 4-7 thì ếch nhái vào mùa sinh sản nên kêu rất to và vang. Ếch nhái thường kêu đến 1-2 giờ sáng sau đó thưa dần vì vậy mà gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Ứng dụng kiến thức về chống ô nhiễm tiếng ồn để làm giảm tiếng ồn do ếch nhái phát ra
Bài 10 Lực đẩy Acsimet lớp 8
- Giải thích hiện tượng ếch có thể nổi trên mặt nước nhờ lực đẩy Asimet
- Liên hệ thực tế vào mùa xuân ban ngày ếch nhái có sở thích giang rộng bốn chân thả mình trôi nổi trên mặt nước
Bài 12 Sự nổi lớp 8
- Giải thích được khi nào vật nổi khi nào vật chìm
- Nêu được hiện tượng nổi của vật: Ếch nổi trên mặt nước khi bơi
- Liên hệ thực tế ếch có thể nổi được trên mặt nước là do da ếch chỉ dính ở một số chỗ nhất định trên cơ thể tạo nên các khoang rỗng chứa đầy nước để dự trữ nước khi hô hấp trên cạn và làm nhẹ cơ thể dưới nước. Nên ếch có thể dễ dàng nổi trên mặt nước. 
* Qua môn Thể dục
Chương 6: Nhảy cao, bật nhảy 
- Nắm và tập được các động tác nhảy cao và bật nhảy dựa vào cách bật nhảy của các loài lưỡng cư.
- Tập thành thạo các động tác nhảy cao, bật nhảy.
Chương 9: Môn thể thao tự do: Bơi ếch 
- Nắm được các động tác bơi ếch
- Vận dụng được ngoài thực tế
* Qua môn Mỹ thuật
Bài 4 Vẽ tranh: Tranh phong cảnh (Lớp 7)
- HS biết cách vẽ tranh phong cảnh chủ đề: Vẽ tranh phong cảnh về nơi sống của các loài lưỡng cư mà em thích
- Có cách bài trí màu sắc và sự vật một cách hài hòa cân đối
* Qua môn Hóa học
Tiết 54 bài Nước (Lớp 8)
- HS thấy được vai trò của nguồn nước
- Có các biện pháp bảo vệ nguồn nước trong sạch. Chống ô nhiễm môi trường nước.
- Liên hệ thực tế hiện tượng nước thải bừa bãi không được sử lí của các khu công nghiệp ra môi trường nước xung quanh làm ảnh hưởng trầm trọng tới môi trường sống của lưỡng cư nói riêng và của các loài động vật khác nói chung.
* Qua môn Công nghệ
Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến thức ăn (Lớp 6)
- Biết cách bảo quản thức ăn một cách hợp lý tránh làm mất chất trong quá trình bảo quản.
- Đảm bảo sự tươi ngon của thực phẩm.
 Bài 19: Thực hành chế biến món ăn tự chọn (Lớp 6)
- Biết cách làm món ếch om chuối đậu và giới thiệu các món ăn đặc sản khác từ lưỡng cư.
- Thúc đẩy các trang trại nuôi ếch và một số loài lưỡng cư khác phát triển tạo công ăn việc làm cho người dân.
* Qua môn Tin học
Bài thực hành 2: Tìm kiếm thông tin trên internet (Lớp 9)
- HS biết cách tìm kiếm các thông tin qua mạng internet một cách thành thạo và có chọn lọc
Bài thực hành 9: Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động (Lớp 9)
- HS sử dụng và làm thành thạo bài trình chiếu. 
- Biết cách xây dựng bài trình chiếu với bố cục và hiệu ứng sinh động hấp dẫn
* Qua môn Giáo dục công dân
Bài 8: Sống chan hòa với mọi người (Lớp 6)
- Biết cách sống chan hòa với mọi người không khoe khoang, phô trương
Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên (Lớp 6)
- Biết cách sống hòa hợp với thiên nhiên
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Lớp 7)
- Biết cách bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú để các loài thuộc lớp lưỡng cư nói riêng và các loài động vật khác có môi trường sống tốt
- Tuyên truyền với mọi người về loài cá cóc Tam đảo và các loài khác trong lớp lưỡng cư đang có nguy cơ tuyệt chủng. Cần có sự chung tay của toàn xã hội để giúp các loài này phát triển.
- Cần có ý thức bảo vệ các loài lưỡng cư, không săn bắn quá mức.
- Xây dựng các trang trại chăn nuôi ếch nhái.
- Vào mùa ếch đang sinh sản không nên săn bắt ếch nhái 
Kỹ năng
* Qua môn Sinh học:
- Biết nhận định, đánh giá vai trò của lưỡng cư
- Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình,
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng xác định kiến thức cơ bản, so sánh, đánh giá 
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh ảnh tư liệu, clip phim tư liệu, nhạc, bài hát điển hình phục vụ cho bài học.
- Rèn kĩ năng thu thập, xử lí tư liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các videovào việc xây dựng bài thuyết trình
- Rèn khả năng làm việc hiệu quả theo nhóm 
- Sử dụng bản đồ tư duy để phát triển các ý tưởng cá nhân về một chủ đề nào đó, biết sử dụng các phần mềm Power Point, Word...chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video....tạo nên sản phẩm báo cáo dự án học tập.
- Quan sát và thể nghiệm đời sống, kĩ năng trình bày một vấn đề, kĩ năng tranh luận và thảo luận; kĩ năng xây dựng một bài thuyết trình cho môn Sinh 
* Qua môn Ngữ Văn: Phát triển kĩ năng viết văn tưởng tượng, làm thành tạo thể thơ 8 chữ.
* Qua môn Vật lý: Rèn kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức Vật lý vào xử lí bài thuyết trình.
* Qua môn Thể dục: Rèn kĩ năng tập đúng động tác, kĩ năng tự vệ bản thân
* Qua môn Mỹ thuật: Rèn kĩ năng quan sát cẩn thận khi vẽ tranh thiên nhiên
* Qua môn Địa lý: Rèn kĩ năng khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ trong quá trình xây dựng bài thuyết trình.
* Qua môn Hóa học: Rèn kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức Hóa học vào xử lí bài thuyết trình.
* Qua môn Công nghệ: Rèn kĩ năng cẩn thận trong khâu chế biến và bảo quản thức ăn
* Qua môn Tin học: Rèn và phát triển kĩ năng thực hành việc tìm kiếm tư liệu trên mạng, xử lí tư liệu, bố cục và trang trí, làm video,  cho bài thuyết trình
* Qua môn Giáo dục hướng nghiệp: Giúp các em có kĩ năng chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân
* Qua môn Giáo dục công dân: Rèn kĩ năng ứng xử với mọi người xung quanh, và với thiên nhiên
Thái độ: 
- Hình thành ý thức trách nhiệm trong học tập
- Rèn luyện thái độ yêu thiên nhiên, yêu các ngành tự nhiên.
- Có ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống
- Có trách nhiệm bảo vệ các loài lưỡng cư vì lưỡng cư giúp tiêu diệt côn trùng gây hại cho sản xuất nông nghiệp.
Năng lực cần hình thành và phát triển: 
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán
+ Năng lực riêng: Kiến thức sinh học, nghiên cứu khoa học, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm 
 Bước 3: Xác định nội dung kiến thức trong chủ đề
- Sau khi đã xác định được mục tiêu bài dạy tiến hành xác định nội dung chủ đề
VD: Ở chủ đề “Lớp Lưỡng cư”
Lớp lưỡng cư
Sinh sản và phát triển
Di chuyển
Cấu tạo
Đời sống
Cấu tạo trong
Cấu tạo ngoài 
Dưới nước
Trên cạn
Nội dung tích hợp: bài hát chú ếch con; các câu tục ngữ về ếch, qua môn địa lý về ao, hồ, đầm, kiến thức hóa học về vai trò của nguồn nước, các biện pháp bảo vệ nguồn nước trong sạch (Nước nhiễm bẩn ếch không sống được); kiến thức văn học qua văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”; thi kể chuyện tưởng tượng về con ếch; giáo dục cách sống chan hòa với mọi người
Nội dung tích hợp: Kiến thức vật lý: Mắt ếch giống gương cầu lồi
Nội dung tích hợp: Kiến thức vật lý: Động tác bật nhảy của ếch; sự nổi của ếch trong nước, lực đẩy Acsimet; kiến thức thể dụng: Các động tác trong bơi ếch, các động tác nhảy cao, bật xa; trò chơi nhảy bao bố
Nội dung tích hợp: Qua môn vật lý: phản xạ âm tiếng vang, chống ô nhiễm tiếng ồn
Đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư
Nội dung tích hợp: qua môn công nghệ bảo quản và chế biến thức ăn; quy trình nuôi ếch đồng; qua môn GDCD biết cách yêu quý thiên nhiên; bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Đa dạng của lớp lưỡng cư
Về thành phần loài
Về tập tính
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA SƠ ĐỒ SAU:
Bước 4: Xác định các phương pháp, kĩ thuật dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học cần sử dụng 
+ Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học thường được vận dụng để tổ chức hoạt động học tập trong chủ đề tích hợp
Các PPDH
Các kĩ thuật dạy học
- Dạy học dự án
- Giải quyết vấn đề
- Dạy học tình huống
- Khảo sát điều tra
- Webquest
- Động não
- Khăn trải bàn
- KWLH
- XYZ
- 321
- Sơ đồ tư duy
- Mảnh ghép
- Tranh luận - ủng hộ - phản đối
Bước 5: Thiết kế các hoạt động dạy học theo cách tiếp cận NL
Từ nội dung của chủ đề ta tiến hành xây dựng các hoạt động dạy học dựa vào điều kiện, khả năng và năng lực sẵn có của học sinh để thiết kế các hoạt động một cách cụ thể
VD: Ở chủ đề “Lớp Lưỡng cư” gồm các hoạt động dạy học
TIẾT 1: Giới thiệu và xây dựng dự án học tập phân công công việc cụ thể cho các nhóm hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu và hướng dẫn về phương pháp dạy học theo dự án
Hoạt động 2: Xây dựng dự án dạy học
Hoạt động 3: Hướng dẫn và tư vấn HS cách lập kế hoạch cho tiểu chủ đề
Hoạt động 4: Tham quan thiên nhiên khu vực ao, đầm quanh trường
TIẾT 2+3+4 Tổ chức báo cáo sản phẩm bài thu hoạch
Hoạt động 1: Nhóm 1 báo cáo kết quả + Nhóm 2,3,4 đặt câu hỏi phát vấn
Hoạt động 2: Nhóm 2 báo cáo kết quả + Nhóm 1,3,4 đặt câu hỏi phát vấn
Hoạt động 2: Nhóm 3 báo cáo kết quả+ Nhóm 1,2,4 đặt câu hỏi phát vấn
Hoạt động 3: Nhóm 4 báo cáo kết quả+ Nhóm 1,2,3 đặt câu hỏi phát vấn
Hoạt động 4: Bình chọn nhóm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Hoạt động 5: Ra nhiệm vụ về nhà
Bước 6: Xây dựng công cụ đánh giá
- GV biên soạn các hình thức đánh giá thông qua việc làm của học sinh (Kiểm tra 10 phút, các bảng đánh giá cho điểm)
b. Biên soạn xây dựng chủ

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC BIEN PHAP THUC HIEN DAY HOC THEO CHU DE TICH HOP MON SINH HOC_12267500.doc