Đề tài Củng cố và hệ thống kiến thức

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 : CỦNG CỐ KIẾN THỨC 5

1.1. KHÁI NIỆM 5

1.2. VAI TRÒ CỦA CỦNG CỐ KIẾN THỨC 5

1.3. NHIỆM VỤ CỦA CỦNG CỐ KIẾN THỨC 6

1.3.1. Xác định và làm rõ trọng tâm bài học. 6

1.3.2. Nhắc lại kết hợp với mở rộng những kiến thức cơ bản 6

1.3.3. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức 6

1.3.4. Hệ thống hóa kiến thức 7

1.3.5. Nâng cao tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh 7

1.4. PHÂN LOẠI 7

1.4.1. Củng cố từng phần và củng cố toàn bài 7

1.4.2. Củng cố bước đầu và củng cố tiếp theo 8

1.4.3. Củng cố giản đơn và củng cố phát triển 9

1.5. MỘT SỐ HÌNH THỨC CỦNG CỐ KIẾN THỨC 9

1.5.1. Nhắc lại ý nhưng minh họa bằng ví dụ khác 10

1.5.2. Nhắc lại nhưng phát triển thêm 10

1.5.3. Trình bày vấn đề dưới hình thức khác 10

1.5.4. Trình bày vấn đề dưới góc độ khác 12

1.5.5. Trình bày lật ngược lại vấn đề 12

1.5.6. Củng cố bằng cách đặt câu hỏi 12

1.5.7. Củng cố bằng cách ra một bài tập, một câu hỏi 13

1.5.8. Củng cố bằng cách so sánh với những kiến thức đã học 13

1.5.9. Củng cố bằng cách hệ thống hóa kiến thức 14

1.5.10. Củng cố bằng hoạt động của người học 15

1.5.11. Củng cố bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức. 16

1.5.12. Đặt vấn đề hoặc câu hỏi để học sinh về nhà suy nghĩ và tìm lời giải đáp. 17

1.6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CỦNG CỐ KIẾN THỨC 17

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC 19

2.1. KHÁI NIỆM 19

2.2. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIẾN THỨC 19

2.3. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG KIẾN THỨC 20

2.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG KIẾN THỨC 20

2.4.1. Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, đồ thị 20

2.4.2. Chia dạng bài tập 27

2.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỆ THỐNG KIẾN THỨC 31

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

 

doc 33 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Củng cố và hệ thống kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ thống kiến thức là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình dạy học. Củng cố sẽ giúp các em học sinh nắm vững kiến thức một cách vững chắc hơn. Hệ thống kiến thức sẽ giúp các em sắp xếp lại kiến thức theo một trật tự logic để dễ dàng vận dụng khi cần thiết.
 Nếu như mở đầu bài giảng là khúc nhạc dạo đầu của một bài hát thì củng cố kiến thức là một màn đồng ca khép lại chương trình buổi hòa nhạc. Một giáo viên muốn trở thành một giáo viên giỏi thì không thể coi nhẹ củng cố và hệ thống hóa kiến thức. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Củng cố và hệ thống kiến thức” làm đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 1: 
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
1.1. KHÁI NIỆM [7]
- Theo từ điển tiếng Việt: 
Củng cố (động từ) : nhớ lại để nắm vững và nhớ cho kĩ hơn 
Củng cố kiến thức: làm cho kiến thức đã tiếp thu được trở nên vững chắc hơn.
- Củng cố kiến thức thuộc phạm trù của mục đích dạy học.
- Củng cố bài là một khâu của quá trình giảng dạy.
1.2. VAI TRÒ CỦA CỦNG CỐ KIẾN THỨC [2 tr 30]
“Củng cố bài là một khâu không thể thiếu trong quá trình giảng dạy. Nó thể hiện được tính toàn vẹn của bài giảng. Thông qua việc củng cố, ôn luyện mà giáo viên có thể khắc sâu kiến thức cho học sinh.”
	N.M.IACOPLEP
	Có thể khẳng định củng cố kiến thức giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy học vì:
Giúp HS ghi nhớ tốt các kiến thức đã học.
Giúp HS nắm bài một cách vững chắc hơn.
Giúp HS rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức.
Giúp HS rèn luyện cách diễn đạt, trả lời, tái hiện các kiến thức đã học. 
Hệ thống hóa kiến thức đã học.
Giúp GV đánh giá được chất lượng bài giảng.
Bài giảng dù hay, hấp dẫn đến đâu nếu không có củng cố thì chưa thể coi là dạy tốt. Có không ít giáo viên chưa thấy hết tác dụng của việc củng cố kiến thức nên thường bỏ qua hay làm một cách chiếu lệ. Thực tế dạy học đã chứng minh thông qua củng cố sẽ giúp học sinh ghi nhớ tốt các kiến thức đã học. Việc nhắc lại kiến thức khi củng cố giúp ích rất nhiều cho sự ghi nhớ. Củng cố bài thường xuyên còn giúp giáo viên đánh giá được chất lượng bài giảng, mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh, từ đó có biện pháp bổ sung và sửa chữa kịp thời phương pháp lên lớp của mình.
Như vậy, có thể thấy củng cố là:
Giai đoạn chốt lại những tri thức và kĩ năng quan trọng đã truyền thụ.
Giai đoạn hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo cho học sinh.
Căn cứ quan trọng để đánh giá tiết dạy tốt.
1.3. NHIỆM VỤ CỦA CỦNG CỐ KIẾN THỨC [2]
1.3.1. Xác định và làm rõ trọng tâm bài học.
1.3.2. Nhắc lại kết hợp với mở rộng những kiến thức cơ bản
Nhắc lại (có thể kết hợp mở rộng) những kiến thức cơ bản để học sinh nhớ lâu. Tuy nhiên, củng cố không chỉ đơn giản nhắc lại kiến thức hoặc giúp học sinh mau nhớ bài. Người giáo viên ngoài củng cố sơ bộ nội dung bài học còn mở rộng và củng cố tiếp theo tri thức mà học sinh vừa lĩnh hội.
1.3.3. Tập cho học sinh vận dụng kiến thức đã học
Nhìn lại nhiệm vụ giáo dục tổng thể, giáo viên không chỉ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn dạy các em cách tìm lấy tri thức, cách nghiên cứu, vận dụng những tri thức vào cuộc sống để ứng dụng và giải thích được một số hiện tượng thực tế xung quang các em. Có những vấn đề mặc dù học sinh hiểu nội dung lý thuyết nhưng khi ứng dụng giải bài tập thường lúng túng hoặc mắc phải sai phạm.
1.3.4. Hệ thống hóa kiến thức
1.3.5. Nâng cao tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh
1.4. PHÂN LOẠI 
1.4.1. Củng cố từng phần và củng cố toàn bài
- Củng cố từng phần:
+ Chốt lại những ý chính của phần đó.
+ Đặt ra vấn đề mới mà kiến thức vừa lĩnh hội có thể giải quyết được. 
- Củng cố toàn bài:
+ Sơ bộ ôn luyện những kiến thức trọng tâm của bài.
+ Giáo viên sử dụng các phương pháp thích hợp để khắc sâu kiến thức và mang lại hứng thú học tập cho học sinh.
Nhìn chung vấn đề củng cố bài không chỉ dừng lại trong một tiết học. Việc củng cố thường được lặp lại ở những bài học tiếp theo với nội dung kiến thức tương tự hoặc bổ sung cho nhau.
1.4.2. Củng cố bước đầu và củng cố tiếp theo
Củng cố bước đầu là hình thức nhắc lại, khắc sâu kiến thức nền tảng vừa mới được hình thành. Những kiến thức này còn được sử dụng trong suốt quá trình học tập của học sinh vì vậy sẽ được người học tái hiện lại nhiều lần. Củng cố bước đầu có vai trò quan trọng vì nó giúp học sinh hình thành những “ấn tượng” ban đầu về những kiến thức nền tảng và căn bản.
Ví dụ: Trong chương trình hóa học phổ thông, phần kiến thức về axit sunfuric được dạy ở chương trình lớp 9 (bài Axit) và chương trình lớp 10 ( bài Axit sunfuric).
Như vậy: khi GV dạy xong bài Axit (lớp 9) giáo viên khắc sâu các kiến thức về tính chất hóa học chung của axit trong đó có axit H2SO4 (củng cố bước đầu). Đến khi dạy bài Axit sunfuric ở lớp 10, GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất chung của axit từ đó cho biết tính chất của axit sunfuric loãng, đặc và giải thích vì sao H2SO4 đặc có những tính oxi hóa mạnh (củng cố tiếp theo).
Củng cố tiếp theo nhằm mục đích khắc sâu kiến thức trọng tâm cho học sinh đồng thời kiểm tra học sinh lĩnh hội tài liệu một cách có ý thức hay không. Có nhiều học sinh hiểu bài nhưng không vận dụng được vào thực tế, giải bài tập, do đó giáo viên không chỉ củng cố sơ bộ trong một tiết học mà còn phải củng cố tiếp theo.
Ví dụ : dạng bài tập lập công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ cứ lặp đi lặp lại trong chương trình hóa học lớp 11 và hóa học lớp 12.
Củng cố tiếp theo được thực hiện bằng kiểm tra thường kì các kiến thức đã học. Thông qua:
	- Khi nghe bạn trả lời, HS tái hiện bài học trong trí nhớ và sửa chữa những nhận thức sai của mình.
	- Khi làm bài kiểm tra viết, làm thí nghiệm.
	- Tiếp thu tri thức mới trên nền tảng kế thừa tri thức cũ. Giáo viên dựa vào những điều đã học để ôn tập thì hiệu quả của việc củng cố sẽ được nâng lên. Như vậy tri thức cũ sẽ là nền tảng để tiếp thu tri thức mới, còn cái mới lại là sự mở rộng đào sâu từ cái cũ. Nhờ đó tri thức mà học sinh tiếp nhận sẽ logic chặt chẽ hơn.
	- Các quá trình học tập ngoài lớp như: quan sát và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, tham quan các quy trình sản xuất
1.4.3. Củng cố giản đơn và củng cố phát triển
Nếu củng cố chỉ được tiến hành bằng sự tái hiện giản đơn, không có một cái gì mở rộng thì sẽ dẫn đến sự ghi nhớ những điều đã học một cách thô sơ (củng cố giản đơn). Vì vậy khi củng cố, GV có thể hệ thống hóa kiến thức đồng thời kết hợp mở rộng thêm vốn hiểu biết của học sinh (củng cố phát triển).
 1.5. MỘT SỐ HÌNH THỨC CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Củng cố không đơn thuần là lặp lại những vấn đề đã trình bày, nếu chỉ đơn thuần là “nhắc lại” thì học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán. Có thể củng cố dưới các hình thức sau:
1.5.1. Nhắc lại ý nhưng minh họa bằng ví dụ khác
Ví dụ : Em hãy nhắc lại tính chất hóa học của axit sunfuric đặc và axit sunfuric loãng. Viết các phương trình phản ứng minh họa (các phản ứng khác với phản ứng trong sách giáo khoa).
1.5.2. Nhắc lại nhưng phát triển thêm
Ví dụ : Bài “Axit cacboxylic tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế”, khi củng cố giáo viên toàn bài giáo viên nói thêm HCOOH có khả năng khử Ag+ thành Ag kim loại vừa có nhóm cacboxyl vừa có nhóm anđehit. 
1.5.3. Trình bày vấn đề dưới hình thức khác
Trình bày vấn đề bằng hình thức khác như thay lời nói bằng sơ đồ hình vẽ 
Ví dụ: Chỉ dùng một hóa chất, hãy nhận biết các dd: NaOH, HCl, Na2CO3, Ca(OH)2. 
Thay vì trình bày bài nhận biết như thông thường giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng để trình bày.
Thuốc thử
NaOH
HCl
Na2CO3
Ca(OH)2
Kết luận
Quỳ tím
Xanh (1)
Đỏ (2)
Xanh (3)
Xanh (4)
Nhận được HCl
HCl
Có phản ứng nhưng không có hiện tượng (5)
x
Sủi bọt khí (CO2)
(6)
Có pư nhưng không có hiện tượng
Nhận được Na2CO3
Na2CO3
không phản ứng
x
x
Có kết tủa trắng tạo thành (CaCO3)
(7)
Nhận được Ca(OH)2 và NaOH
Phương trình phản ứng: 
(1) 
(2) 
(3) 	
(4) 
(5) 
(6) 
(7) 
1.5.4. Trình bày vấn đề dưới góc độ khác
Ví dụ: Khi dạy bài “Axit, bazơ và muối” giáo viên củng cố bài bằng câu hỏi: Theo thuyết Areniut: NH4+, CO32- có phải là axit, bazơ hay không ? Trình bày ưu điểm của thuyết Bronsted. 
1.5.5. Trình bày lật ngược lại vấn đề
Ví dụ: Khi giảng dạy bài “Anken”, giáo viên có thể đặt vấn đề với học sinh như sau:
GV: Em hãy cho biết mối liên hệ về số mol của CO2 và H2O trong phản ứng cháy ?
HS : Số mol CO2 bằng số mol H2O. 
GV: Nếu đốt cháy một hidrocacbon mà số mol CO2 và H2O bằng nhau ta suy ra hidrocacbon đó là anken được không? 
HS: Không được vì có thể là anken nhưng cũng có thể là xicloankan, chỉ có thể kết luận CTPT của hidrocacbon là CnH2n mà thôi. 
1.5.6. Củng cố bằng cách đặt câu hỏi
Ví dụ: Khi giảng dạy bài “Ankin”, giáo viên có thể đặt câu hỏi sau với học sinh: 
	Em hãy 
So sánh công thức cấu tạo của anken và ankin.
Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa cho tính chất hóa học của ankin. Trong các phản ứng đó phản ứng nào là phản ứng đặc trưng?
Cho biết điều kiện để một ankin tham gia phản ứng thế với AgNO3/NH3.
1.5.7. Củng cố bằng cách ra một bài tập, một câu hỏi
Ví dụ: Khi dạy bài “Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li” (lớp 11), giáo viên củng cố bài học bằng cách ra một bài tập: 
	Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng nếu xảy ra:
Al2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →...
FeS + HCl →...
Na2CO3 + H2SO4 →
CH3COONa + H2SO4 →..
1.5.8. Củng cố bằng cách so sánh với những kiến thức đã học
Ví dụ: Khi giảng dạy bào bài “Glucozơ” trong chương trình hóa học lớp 12. Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh công thức cấu tạo, tính chất hóa học của glucozơ với glixerol và andehit đơn chức. Thông qua việc so sánh này học sinh sẽ nhớ bài lâu hơn.
1.5.9. Củng cố bằng cách hệ thống hóa kiến thức (Trình bày cụ thể trong chương 2)
Ngoài hình thức củng cố vừa nêu trên, chúng ta còn có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình củng cố. Đây là một hình thức củng cố đã được sử dụng nhiều trên thế giới và đang được các giáo viên sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
Ví dụ: Khi giảng dạy bài “Oxi” lớp 10, giáo viên có thể củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy sau:
1.5.10. Củng cố bằng hoạt động của người học: cho học sinh phát biểu những suy nghĩ nhận thức của bản thân.
( Hiện tượng tràn dầu trên các đại dương)
Ví dụ: Khi giảng dạy kiến thức “Hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường” lớp 12, giáo viên củng cố bài học bằng hoạt động của người học.
GV : Một trong những vấn đề đang được cả thế giới quan tâm đó là vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ bắt đầu vào ngày 20 tháng 4 với vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon ngoài khơi bang Louisiana khiến 11 công nhân thiệt mạng. Em hãy trình bày nhận định của bản thân em về vấn đề này. 
1.5.11. Củng cố bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức.
Các câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy hoặc dùng bản trong chiếu cho học sinh quan sát, củng có thể tiến hành dưới hình thức kiểm tra viết ngắn rồi củng cố bài dựa trên những câu trả lời của học sinh. 
Việc trả lời và nhận xét của giáo viên nên diễn ra công khai trước lớp để học sinh có thể thấy được ngay những chỗ sai của mình. Đây cũng là cách giúp học sinh ghi nhớ tốt bài học .
Ví dụ: Khi củng cố bài “Axit nitric”, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm nhanh 3 câu trắc nghiệm sau đây:
Câu 1: Trong công nghiệp, chất dùng để sản xuất HNO3 là
A. NH3	B. NO	C. NO2	D. N2 
Câu 2: Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho dung dịch HNO3 tác dụng với kim loại ?
A. NO	B. NH4NO3	C. NO2	D. N2O5 
Câu 3: Cho 10 gam hỗn hợp Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội có dư, sau phản ứng thấy tạo ra 4,48 lit khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Cu và Al lần lượt là: 
A. 64; 36	B. 36; 64	C. 60; 40	D. 40; 60
1.5.12. Đặt vấn đề hoặc câu hỏi để học sinh về nhà suy nghĩ và tìm lời giải đáp.
Ví dụ : Khi kết thúc bài “ Phân bón hóa học”, giáo viên đặt câu hỏi về nhà cho học sinh như sau:
	Em hãy dùng kiến thức hóa học để giải thích hai câu ca dao sau:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
1.6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Thời gian dành cho củng cố trong một tiết học là khoảng 5 phút. Tùy vào mức độ quan trọng của kiến thức bài giảng mà thời gian củng cố khác nhau. Bài học đơn giản thì củng cố nhanh hơn, những bài khó hay kiến thức trọng tâm là kiến thức cơ bản có ảnh hưởng đến các chương sau thì cần nhiều thời gian hơn để củng cố.
Củng cố kiến thức rất quan trọng và cần thiết, vì vậy nếu lỡ bị “cháy giáo án” thì người giáo viên vẫn phải cố gắng củng cố bài. Không nên bỏ qua giai đoạn này.
Các căn cứ để xây dựng hình thức củng cố kiến thức là: chuẩn kiến thức và kỹ năng, mục tiêu bài học, trình độ học sinh, điều kiện vật chất, năng lực giáo viên và thời gian phân phối trong một tiết học cụ thể.
Nội dung câu hỏi củng cố phải khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tránh việc xem củng cố kiến thức là hình thức “nhắc lại” những gì đã dạy trong tiết học.
Hình thức củng cố phải mới lạ để kích thích ứng thú học tập của học sinh. Không nên lúc nào cũng dùng câu hỏi trắc nghiệm làm câu hỏi củng cố. Điều này sẽ gây nhàm chán cho học sinh và vô tình chúng ta làm cho học sinh hiểu nhầm rằng, củng cố kiến thức là làm bài tập.
Các câu hỏi củng cố phải phong phú, đa dạng phù hợp với từng trình độ của học sinh.
Các kiến thức nền dùng để tạo nên các hình thức củng cố phải “ vừa sức” với học sinh. Đồng thời cần phát triển thêm những kiến thức mở rộng, nâng cao nếu trình độ học sinh phù hợp.
Các câu hỏi củng cố phải kích thích sự tư duy của học sinh.
Có thể sử dụng các phương pháp họat động nhóm để củng cố.
 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KIẾN THỨC
2.1. KHÁI NIỆM
- Theo từ điển tiếng Việt: 
Hệ thống (danh từ): tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất.
Hệ thống (động từ): phân loại, sắp xếp sao cho có trật tự logic (hệ thống hóa).
Hệ thống kiến thức: phân loại, sắp xếp có trật tự logic các kiến thức đã tiếp thu trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ để làm thành một thể thống nhất.
- Hệ thống là một hình thức của tư duy.
- Hệ thống kiến thức thuộc phạm trù phương pháp dạy học.
- Hệ thống kiến thức đặc trưng cho dạng bài ôn tập.
2.2. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Kiến thức thường được truyền đạt một cách đơn lẻ, bộ phận. Tuy nhiên, kiến thức thường có sự tiếp nối, kế thừa, có mối quan hệ qua lại với nhau nên cần phải được hệ thống để hiểu rõ bản chất.
Hệ thống hóa hỗ trợ đắc lực cho sự ghi nhớ.
Hệ thống hóa tốt giúp học sinh ôn tập hiệu quả, nhanh chóng cho các kì thi, kiểm tra.
Giúp học sinh giải thích được các hiện tượng, các bài tập có tính khái quát, so sánh, từ đó phát triển tư duy.
Là một hình thức củng cố hiệu quả, giúp khắc sâu kiến thức.
Thông qua phương pháp hệ thống kiến thức, học sinh học tập và rèn luyện khả năng tự học.
2.3. NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Xác định các kiến thức nền tảng, cơ sở, trọng tâm.
Xác định các kiến thức có mối quan hệ, liên quan với nhau. 
Phân tích để làm nổi bật mối quan hệ giữa các kiến thức bộ phận trong hệ thống.
Sắp xếp các kiến thức đúng vị trí, thứ tự trong mối quan hệ tư duy (đúng logic).
Vận dụng để thấy rõ mối quan hệ giữa các kiến thức.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự hệ thống.
2.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG KIẾN THỨC
2.4.1. Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, đồ thị
Hiện nay trong chương trình sách giáo khoa có sử dụng rất nhiều bảng biểu, sơ đồ, đồ thị để hệ thống hóa kiến thức ở cuối bài hay trong những bài ôn tập cuối chương.
Ví dụ: Hệ thống hóa chương Halogen lớp 10 
NHÓM HALOGEN
1/ Tính chất hóa học của các đơn chất
Các phản ứng
F2
Cl2
Br2
I2
Với kim loại
Tác dụng với tất cả kim loại kể cả Au, Pt. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh nhất
Tác dụng với hầu hết kim loại. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt
Tác dụng với hầu hết kim loại. Phản ứng tỏa nhiệt ít hơn clo
Tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao hoặc cần chất xúc tác
2Na +X2 2 NaX
Với Hidro
Phản ứng nổ mạnh ngay cả ở –252oC trong bóng tối
Phản ứng nổ mạnh khi chiếu sáng hoặc đun nóng
Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, không nổ
Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, thuân nghịch
H20 +X20 2 H+1X-1
H2 +I2 ↔ 2 HI
Với nước
2F2 +2H2O 4HF + O2
Hơi nước bốc cháy được trong flo
X2 + H2O HX + HXO
Phản ứng khó dần từ Cl2 đến I2
Với dd kiềm
2F2 + 2NaOH (dd 2%)
2NaF+ H2O +OF2
*Cl2 + 2KOH KCl+KClO+H2O
 * 3Cl2 +6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O
3X2 +6KOH 5KX+KXO3+3H2O
Với muối halogen
F2 khô khử được Cl-, Br -, I- trong muối nóng chảy:
F2+ 2NaCl 2NaF + Cl2
Khử được Br-, I- trong dd muối
Cl2+ 2NaBr 2NaCl + Br2
Khử được I- trong dd iotua
Br2+ 2NaI 2NaBr + I2
Không 
phản ứng
Phản ứng trong đó X2 chỉ thể hiện tính khử
Không có
Br2+ Cl2 +6H2O 2HBrO3+10HCl
I2 + Cl2 +6H2O 2HIO3+10HCl
Nhận xét
F2 > Cl2 > Br2 > I2
Tính oxi hoá giảm dần (tính khủ tăng dần)
 2/ Điều chế trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất công nghiệp
Nguyên tắc chung: Oxi hóa ion halogenua thành nguyên tử
2X- X2
F2
Cl2
Br2
I2
Trong PTN
Không 
điều chế
Cho dd HX đặc tác dụng với chất oxi hóa ( MnO2, PbO2, KClO3, KMnO4)
MnO2 + 4 HX MnX2 + X2 + 2H2O
Trong CN
Điện phân hỗn hợp lỏng gồm KF và HF.
2HFH2 +F2
Điện phân dd NaCl có màng ngăn.
2NaCl+2H2O
H2+Cl2+NaOH 
Sau khi phơi nước biển để lây NaCl, phần còn lại chứa nhiều NaBr.
Cl2+2NaBr 2NaCl + Br2
Rong biển khô Tro dd có NaI.
Br2+ 2NaI 2NaBr + I2
 3/ Các hidro halogenua và axit halogenhidric(HX)
HF
HCl
HBr
HI
Nhiệt độ sôi 0C
19,5
-85,1
-66,8
-35,4
Độ tan trong 1 lít nước
500l
600l
425l
Tính axit của dd HX
Yếu
Mạnh
Mạnh hơn HCl
Mạnh hơn HBr
T/d với dd AgNO3
Không
AgCl¯
AgBr¯
AgI¯
T/d với dd SiO2
SiO2 +4HF
SiF4 + 2H2O
Không phản ứng
T/d với O2
Không phản ứng
Pư ở thể khí có xt CuCl2:
4HCl+ O2 
2H2O +Cl2
dd HX td với O2 của không khí
4H2 2H2+22
T/d với dd H2SO4 đ
Không phản ứng
2HBr+H2SO4
Br2 +SO2 +H2O
8HI+H2SO4
4I2+H2S+4H2O
Nhận xét
HF HCl HBr HI
Tính axit tăng dần, tính khử tăng dần
Điều chế và sản xuất
CaF2+H2SO4CaSO4 +2HF
*2NaClrắn+H2SO4đNa2SO4 +2HCl
*H2+ Cl2 2HCl
*R-H + Cl2
RCl +HCl
PX3 +3H2O H3PO3+ 3HX
Thực tế:
3X2+2P+ 6H2O 2H3PO3 +6HX
Ví dụ: Hệ thống hóa kiến thức trong bài phản ứng oxi hóa khử
Khái niệm
Định nghĩa
Theo sự nhường hoặc thu e
Theo số oxi hóa
Phản ứng 
oxi hóa - khử
Là phản ứng trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.
Là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Sự oxi hóa (quá trình oxi hóa) một chất
Là quá trình làm cho chất đó nhường electron.
Là quá trình làm tăng số oxi hóa của chất đó.
Sự khử (quá trình khử) một chất
Là quá trình làm cho chất đó nhận elec tron.
Là quá trình làm giảm số oxi hóa của chất đó.
Chất khử 
(chất bị oxi hóa)
Là chất nhường electron trong phản ứng.
Là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng.
Chất oxi hóa
(chất bị khử)
Là chất nhận electron trong phản ứng.
Là chất chứa nguyên tố cósố oxi hóa giảm.
Ví dụ: Hệ thống hóa cấu tạo nguyên tử bằng sơ đồ
Ví dụ: Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức
Ví dụ: Để hệ thống kiến thức về phương trình phản ứng trong chương Oxi – Lưu huỳnh, ta có thể sử dụng chuỗi sơ đồ các phản ứng. 
2.4.2. Chia dạng bài tập
Khi giảng dạy chương hai “ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn”. Giáo viên hệ thống các dạng bài tập của chương để học sinh có cơ sở làm các bài tập.
Ví dụ: 
VD: Nguyên tử của nguyên tố A , B có lần lượt ZA = 30, ZB = 15. 
 Viết cấu hình electron của A, B; suy ra vị trí A, B trong bảng tuần hoàn.
Giải:
A: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10: A ở chu kì 4, nhóm IIB
B: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 : B ở chu kì 3, nhóm VA.
VD1: Cho X (Z= 15), Y (Z= 20) và M (Z= 25).
Viết cấu hình electron, xác định vị trí của các nguyên tố, suy ra tính kim loại, tính phi kim, công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđrô.
Giải: 
* X (Z=15): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 → X ở chu kì 3, nhóm VA.
X là phi kim. Công thức oxit cao nhất: X2O5. Hợp chất khí với hidro: XH3.
* Y (Z= 20): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 → Y ở chu kì 4, nhóm IIA.
Y là kim loại. Công thức oxit cao nhất YO. Hợp chất rắn với hiđrô : YH2
* M (Z=25) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d 5 → M ở chu kì 4, nhóm VIIB
M là kim loại chuyển tiếp. Oxit : M2O7. 
VD: A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 32. Hai nguyên tố đó là:
Mg và Ca
O và S
N và Si
C và Si
VD1: Có 0,5 mol hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA ở hai chu kì liên tiếp có khối lượng 18. Xác định hai kim loại đó.
Giải: Ta có : 
Suy ra hai kim loại đó là Mg (24); Ca (40).
VD2: Hòa tan hoàn toàn 1,08gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì liên tiếp vào H2O được 0,448 lít H2 (đktc). Tìm A, B và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Giải: Gọi R là kim loại trung bình của A, B
Số mol R = 2 x số mol H2 = 2 x = 0,04 (mol)
. Suy ra hai kim loại kiềm A, B là : Na (23); K (39).
Đặt số mol Na là x, số mol K là y :
Ta có: 
2.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Hệ thống hóa kiến thức bằng cách hệ thống các dạng bài trong một chương hay trong một học kì. 
Hệ thống hóa kiến thức có thể dùng sơ đồ câm hay grap để hệ thống.
Giáo viên dùng phương pháp đàm thọai, gợi mở hay họat động nhóm để hệ thống hóa kiến thức.
Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà.
Hệ thống hóa kiến thức phải theo một trật tự logic nhất định.
 Trước khi các em bước vào các kì thi quan trọng thì nhất thiết phải hệ thống hóa kiến thức.
Hệ thống hóa kiến thức không những chỉ dành cho lý thuyết mà còn cả giải bài tập hóa học .
KẾT LUẬN
Củng cố là khâu quan trọng trong các khâu của một bài lên lớp. Củng cố thành công và có hiệu quả sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức hơn, đồng thời chứng tỏ bản lĩnh của một giáo viên giỏi.
 Hệ thống kiến thức giúp học sinh nắm vững logic kiến thức đ

Tài liệu đính kèm:

  • docCủng cố và hệ thống hóa kiến thức.doc