Đề tài Hình tượng Thánh gióng – Người anh hùng chống giặc ngoại xâm

I. Đặt vấn đề Truyền thuyết Thánh Gióng là bài ca chiến thắng hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam xưa. Hình tượng Thánh Gióng phản ánh bản lĩnh sức mạnh dân tộc Việt Nam về hình tượng người anh hùng chống ngọa xâm

II. Giải quyết vấn đề:

 Hình tượng Thánh Gióng – người anh hùng chống ngọai xâm.

III. Kết thúc vấn đề: Câu chuyện Thánh Gióng tiếp thêm sức mạnh về chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam, vừa nhắc nhở chúng ta không nguôi khát vọng «vươn tới » khát vọng về những điều nên có và có thể có trong sự nghiệp giữ nước muôn đời của dân tộc.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 8800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hình tượng Thánh gióng – Người anh hùng chống giặc ngoại xâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 DÀN BÀI BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC 
ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG THÁNH GIÓNG – NGƯỜI ANH HÙNG
CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM
I. Đặt vấn đề Truyền thuyết Thánh Gióng là bài ca chiến thắng hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam xưa. Hình tượng Thánh Gióng phản ánh bản lĩnh sức mạnh dân tộc Việt Nam về hình tượng người anh hùng chống ngọa xâm
II. Giải quyết vấn đề: 
 Hình tượng Thánh Gióng – người anh hùng chống ngọai xâm.
III. Kết thúc vấn đề: Câu chuyện Thánh Gióng tiếp thêm sức mạnh về chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam, vừa nhắc nhở chúng ta không nguôi khát vọng «vươn tới » khát vọng về những điều nên có và có thể có trong sự nghiệp giữ nước muôn đời của dân tộc.
ĐỀ TÀI
HÌNH TƯỢNG THÁNH GIÓNG – NGƯỜI ANH HÙNG
CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM
 Kính thưa thầy cô và các bạn! Em tên là: Bling Thị Ê học sinh lớp 6.1. Lời đầu tiên em xin chúc thầy cô sức khỏe, chúc các bạn thi tốt và chúc cuộc thi thuyết trình văn học hôm nay thành công tốt đẹp. đến với hội thi thuyết trình hôm nay em xin gởi đến thầy cô và các bạn bài thuyết trình với đề tài: “Hình tượng Thánh Gióng – Người anh hùng chống giặc ngoại xâm”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống đấu tranh chống giặc cứu nước, cứ mỗi khi có giặc ngoại xâm thì lớp lớp thế hệ sẵn sàng ra trận, đối với họ ra trận cũng là một ngày hội: 
 Nếu được làm hạt giống để mùa sau
 Nếu lịch sử chon ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa
 Có thể nói chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng.
 Đúng vậy truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những truyện cổ hay nhất, đẹp nhất, là bài ca chiến thắng hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam xưa. Hình tượng Thánh Gióng phản ánh bản lĩnh sức mạnh dân tộc Việt Nam từ thưở bình minh vào thời đại Hùng Vương.
 Thưa thầy cô và các bạn !
 Nếu như Prô- mê- tê là một kì tích Hy Lạp thì Thánh Gióng là một kì tích Việt Nam.
 Lịch sử Việt Nam mãi mãi ca ngợi Gióng – người anh hùng đầu tiên đã chiến thắng cho một dân tộc hình thành sau hơn mười thế kỉ chống ách thống trị của đế quốc phong kiến phương Bắc.
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Các bạn ạ !
 Gióng có một tổ tiên thật thần kì khác với mọi đứa trẻ thường. Là người trời giáng sinh nhưng lại sinh ra trong một gia đình nghèo, thụ thai đến muiwf hai tháng, ba tuổi chẳng biết nói, biết cười, biết đi cho đến lúc « mắt sáng như sao » và cất tiếng nói « ầm ầm như sấm » đòi đánh giặc Ân : « Ông về tâu với vua sắm cho ta con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này »
 Phải chăngThánh Gióng sinh ra không có mục đích nào khác là chờ lời rao cầu hiền tài cứu nước để nói lên lời nói đầu tiên trong cuộc đời, lời nói hưởng ứng sự kêu gọi của Tổ quốc. Hình tượng Gióng thật là sâu sắc và thấm thía ! cái vươn vai kì diệu của Gióng « bóng tre trùm cả thôn » chính là biểu tượng cho mạnh tiềm ẩn của dân tộc được trổi dậy. Ý chí kiên cường của nhân dân đã lớn lên cùng Gióng, lòng căm thù của nhân dân đã sôi lên trong tiếng thét của thần. Đó chính là sự kết tinh của tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, khát vọng khẳng định của một dân tộc nhỏ bé nhưng anh hùng, bất khuất. Gióng mang vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa lãng mạn
 Gióng đánh giặc đâu đơn thương độc mã mà có cả một sức mạnh lớn của dân làng Gióng. Bởi lẽ không có cơm gạo, áo mặc của dân làng, của vua thì Gióng có thể thắng được giặc chăng? Theo Gióng còn có người dân cày đang cầm vồ đập đất, có người cá sấu, người đi săn, có đàn trẻ chăn trâu. Đến đây, Thánh Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí vua ban mà có cả vũ khí tự tạo bên đường. Chỉ với sức mạnh của cây tre làng bình dị, ngọn tầm vông của đất trời cũng đã làm nên chiến thắng : 
Quân Ân phải lối ngựa pha
Tan ra như nước, nát ra như bèo.
Cảnh giặc thu trận thật thảm hại :
Đứa thì sứt mũi sứt tai
Đứa thì chết chóc vì gai tre ngà
 Thật tự hào biết bao khi Tổ quốc ta có một vị anh hùng như Gióng , với một tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song. Thánh Gióng – từ hình tượng người anh hùng bộ lạc, đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp người anh hùng dân tộc là sản phẩm của những khát vọng lãng mạn thưở dân tộc ta mới dựng nước :
Ôi Việt Nam từ trong biển máu
Người vươn lên như một thiên thần
 Đã góp phần nuôi dưỡng tinh thần bất khuất của nhân dân ta mãi mãi, đã nuôi dưỡng bó đuốc không bao giờ tắt soi đường cho dân tộc ta tiến lên trong đem dài hơn mười thế kỉ mất nước. Bó đuốc ấy rực sáng qua các thời kì yêu nước của lớp lớp tuổi trẻ Việt Nam sau này. Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, hận mình chưa đến tuổi tòng quân, về nhà tập hợp gia binh, gia tướng phất cờ đào đánh giặc. Những thanh niên thời chống Pháp, chống Mĩ giấu gạch giấu sắt trong người để đủ cân, khai thêm tuổi để nhập ngũ.
 Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là vậy! Tuổi trẻ Việt Nam là vậy! Trước giờ phút lâm nguy, nghe tiếng gọi cứu nước, từ em bé lên ba đến mỗi người dân dù già trẻ đều cũng « vươn lên » dồn sức trổi dậy để dánh đuổi giặc cứu nước.
Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh tan giặc, không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Người con cứu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc của mình và ra đi một cách vô tư thanh thản không hề mơ màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt, nón sắt cũng là câu trả lời của nhân dân bởi lẽ Thánh Gióng là con của thần, của Trời thì nhất định sẽ về Trời. Hình ảnh chàng trai chiến thắng giặc của làng Phù Đổng t ừ đỉnh núi Sóc :
Cúi đầu từ biệt mẹ
Bay khuất giữa mây hồng
Mà nhà thơ Huy Cận vẽ lai đẹp đẽ như một giấc mơ, trở thành hình tượng người anh hùng bất tử trong lòng nhân dân, một đường nét đẹp rạng rỡ nhất, sáng nhất về người anh hùng.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
Kính thưa thầy cô và các bạn !
 Gióng bay về trời không chỉ để lại dấu tích của tre đằng ngà, của ao đầm nằm rải rác ở ngoại thành Hà Nội, Hà Bắc, đỉnh núi Sóc Sơn, làng Cháy mà còn để lại trong em những ấn tượng đẹp về người anh hùng Thánh Gióng – biểu tượng của người dân Văn Lang, người dân Lạc Việt.
 Để nhớ ơn Gióng, hằng năm nhân dân ta tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng, tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc và nhân dân ta đã có câu truyền miệng :
Mồng bảy Hội khám, mồng tám Hội Dâu
 Mồng chín đâu đâu cũng kéo về thăm hội Gióng
 Đúng vậy, sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng tình yêu nước thì không bao giờ nguôi trong tim mỗi người. Đặc biệt là thề hệ chúng ta được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có truyền thống chống giặc ngoại xâm hào hùng.
Câu chuyện như tiếp thêm sức mạnh về chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam, vừa nhắc nhở chúng ta không nguôi khát vọng «vươn tới » khát vọng về những điều nên có và có thể có trong sự nghiệp giữ nước muôn đời của dân tộc.
 Kính thưa thầy cô và các bạn! Phần thuyết trình của em đến đây kết thúc cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Một lần nữa em xin chúc thầy cô và các bạn sức khỏe, chúc cuộc thi thành công tốt đẹp.
CÂU HỎI
1.	Ở truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường kỳ ảo, như vậy em hãy cho biết chi tiết kỳ ảo truyện Thánh Gióng ?
Chi tiết kỳ ảo trong truyện thánh gióng là sự ra đời thần kỳ mẹ ướm vào dấu chân về thụ thai 12 tháng sau mới sinh, 3 tuổi mà không biết nói, biết cười biết đi, nghe sứ giả tìm người cứu nước thì lên tiếng nói cứu nước, từ ngày gặp sứ giả ăn nhiều nhanh lớn, khi sứ giả mang ngự sắt, roi sắt đến thì vươn vai thành tráng sĩ...
2.	Sau khi đánh xong giặc Gióng cởi áo giáp sắt bỏ lại cả người lẫn ngựa bay lên trời có ý nghĩa gì ?
Qua chi tiết đó nhân dân ta muốn nói đến sự hi sinh to lớn của Gióng chiến đấu vì nhân dân vì đất nước không màng đến danh lợi và qua đó muốn khẳng định về sự vĩnh hằng bất tử của nhân vật.
3. Qua nhân vật Thánh Gióng đã thể hiện ước mơ gì của nhân dân ?
Ước mơ về người anh hùng đánh giặc cứu nước thoát khỏi ách nô lệ của giặc phương Bắc của nhân dân .
4. Hình tượng nhân vật Thánh Gióng có ý nghĩa gì ?
 Thể hiện ước mơ về người anh hùng giết giặc cứu nước và thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docThánh Gióng - Lê Văn Chinh.doc