1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Nghị quyết hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào qúa trình dạy- học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, ."
Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và hành động của bản thân (tư duy và thực tiễn). Vì vậy việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục.
hững mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh khăn trải bàn. - Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến vào giữa khăn trải bàn, những ý kiến trùng nhau có thể đính chồng lên nhau. - Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và giữ lại ở phần xung quanh của khăn trải bàn. * Đối với kĩ thuật bản đồ tư duy: - Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 - Giáo viên cần đưa ra nội dung câu hỏi hay chủ đề rõ ràng, khái quát. - Nên khuyến khích HS thể hiện sơ đồ tư duy theo nhiều hình thức, theo cách riêng của mình không nên áp đặt các em vẽ theo tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ. Khi sử dụng bản đồ tư duy cần chú ý: - Nội dung (tiêu đề) cần hoàn thành (yêu cầu triển khai) phải rõ ràng, chính xác, tránh gây rối loạn kiến thức cho HS. - Chuẩn bị giấy A0 và bút viết cho HS - Không đòi hỏi, áp đặt HS thể hiện BĐTD chính xác theo tỉ lệ như thể hiện bản đồ địa lí hay toán học. - Tránh ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng. - Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết. - Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. * Tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp và kế hoạch bài học với kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy: ( sử dụng phần mềm BĐTD: Mindjet MindManager Pro.7, Buzan’S iMindMap 4.0): (phụ lục I - Trang 17) 3.4. Đo lường: Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra khảo sát sau khi học xong chương I: Đại cương về kỹ thuật trồng trọt. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt do GVBM và tổ chuyên môn môn công nghệ phối hợp ra đề . Bài kiểm tra một tiết gồm 6 câu hỏi tự luận. Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra 1 tiết, thời gian 45 phút ( nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục II - Trang 31) Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã được xây dựng. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ: 4.1. Phân tích dữ liệu: Bảng 3. Bảng thống kê điểm kiểm tra sau khi tác động: ( phụ lục III) Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động: Nhóm ĐC Nhóm TN Điểm trung bình 5.0 6.3 Độ lệch chuẩn 0.68 1.47 Giá trị p của T-test 0.003 SMD 1.86 Như trên đã chứng minh: Kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả p= 0.003 < 0.05, đây là kết quả có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Giá trị SMD = 1.86 theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn và BĐTD đến kết quả là rất lớn. Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng. Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 5.0 6.3 3.5 3.9 4.2. Bàn luận kết quả: Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là là 6.3 của nhóm đối chứng là 5.0. Chứng tỏ điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau rõ rệt. Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của hai bài kiểm tra là 1,86. Chứng tỏ biện pháp tác động có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp 7A3 và 7A4 là p= 0,003 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Hạn chế: Nghiên cứu này có sử dụng các phần mềm mind mapping vẽ BĐTD là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, cần có một hệ thống máy tính, máy chiếu đây là những thiết bị đắt tiền và điều kiện nữa là phải có điện, giữa giờ học mà mất điện hoặc các thiết bị bỗng nhiên trục trặc thì giờ dạy có thể không thành công. Người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí. Học sinh vẫn còn quen với cách dạy truyền thống của giáo viên do đó không thể theo kịp do việc khái quát nhanh, lượng thông tin truyền tải lớn, khó khăn trong khi ghi chép bài theo bản đồ tư duy. Đối với kỹ thuật dạy học khăn trải bàn nội dung ghi trên tờ giấy A0 ở một số chỗ khi treo lên bảng bị ngược khó quan sát. Một số học sinh còn thụ động chưa phát huy được tính tự giác, tích cực của từng cá nhân, có em chưa dám ghi ý kiến của riêng mình khi tham gia thảo luận. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 5.1. Kết luận : Kĩ thuật khăn trải bàn và bản đồ tư duy là kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức cho tất cả các bài học, môn học, cấp học giống như học theo nhóm, khắc phục được những hạn chế của học sinh theo nhóm như trước đây. Trong học nhóm nếu tổ chức chưa tốt, đôi khi chỉ có các thành viên tích cực làm việc còn các thành viên thụ động thường hay ỷ lại không chịu hoạt động. Do đó dẫn đến mất nhiều thời gian và hiệu quả học tập không cao, còn PPDH này đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải làm việc cá nhân, suy nghĩ viết ra ý kiến của mình (khăn trải bàn) trước khi thảo luận nhóm và tìm tòi sáng tạo hệ thống kiến thức theo bản đồ tư duy. Như vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian cũng như giữ được trật tự trong lớp học. Sử dụng linh hoạt hai kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn và bản đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp HS chủ động tìm tòi, phát hiện và khắc sâu kiến thức của từng bài, từng chương. Là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hoá các kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương hay cả một cuốn sách một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng. Với kết quả đạt được như trên, tôi sẽ áp dụng đề tài cho lớp 7A4 và những năm học sau. Giải pháp được áp dụng rộng rãi không những trong tổ công nghệ của Trường THCS Lê Lợi mà còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên đang giảng dạy tại các Trường trung học cơ sở. 5.2. Khuyến nghị: Qua thực tế giảng dạy bước đầu vận dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy với những khó khăn đã nêu trên để áp dụng PPDH này có hiệu quả và thuận lợi tôi xin đề xuất như sau: Đối với Sở giáo dục và đào tạo: Cần phải trang cấp máy chiếu cho nhà trường tiện cho việc giảng dạy, tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu dạy và học. Đối với nhà trường: Cần hỗ trợ thêm cho GV giấy A0, bút dạ để phục vụ trong quá trình dạy học đạt hiệu quả cao. Đối với giáo viên: Cần phải áp dụng PPDH tích cực nhiều hơn trong các tiết học, đặc biệt là những tiết ôn tập, luyện tập, phải thông tin cho học sinh sử dụng bản đồ tư duy ở tiết học trước để các em chuẩn bị tốt hơn. Ngoài kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy còn có rất nhiều PPDH tích cực khác như : Kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật giao nhiệm vụ, ... tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu “Kỹ thuật mảnh ghép" để phục vụ bài giảng được phong phú hơn. Với kết quả của đề tài nghiên cứu này, tôi rất mong ý kiến đóng góp của Thầy, cô trong ngành giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý thầy, cô giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Gò Dầu, ngày 04 tháng 3 năm 2014 Người viết Lâm Thị Trang 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sử dụng bản đồ tư duy góp phần dạy học tích cực. TS. Trần Đình Châu - Bộ Giáo dục & Đào tạo. TS. Đặng Thu Thủy - Viện khoa học giáo dục Việt Nam. Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở, Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà xuất bản giáo dục. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức – Kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, Bộ giáo dục và đào tạo. Sách giáo khoa công nghệ 7– Nhà xuất bản Giáo dục. Sách giáo viên công nghệ 7– Nhà xuất bản Giáo dục. Mạng Internet, Phần mềm mind mapping Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ và quản lí GV-THCS. Các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực trong nhà trường. { 7. MINH CHỨNG – PHỤ LỤC CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: PHỤ LỤC I: Tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với kỹ thuật khăn trải bàn và bản đồ tư duy: I.1. Sử dụng bản đồ tư duy: I.1.1 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy kiến thức mới: * Ví dụ 1: Khi dạy bài “Làm đất và bón phân lót” Đây là bài học đầu chương II, để học sinh hệ thống nhanh các vấn đề trọng tâm trong chương này giáo viên cần vào bài bằng cách giới thiệu tóm tắt nội dung chương II theo BĐTD như sau: Qua đó học sinh giúp HS hệ thống nhanh toàn bộ kiến thức về quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Công việc đầu tiên của quy trình sản xuất ta cần nghiên cứu là: Làm đất và bón phân lót. I.1.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc tổng kết bài học: * Ví dụ 1: Bài “Làm đất và bón phân lót” Sau khi dạy xong kiến thức của bài “Làm đất và bón phân lót”, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “Tiếp sức” gồm hai đội A và B, lên bảng tóm tắt kiến thức vừa học bằng bản đồ tư duy (5 phút). Học sinh hai đội lên bảng trình bày. Hết thời gian qui định, giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung (nếu có). Giáo viên nhận xét và có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung kiến thức của tiết học bằng BĐTD như sau: Phần mềm Buzan’S iMindMap 4.0 I.1.3. Sử dụng bản đồ tư duy khi dạy tiết ôn tập: Trước đây, các tiết ôn tập chương, đa số giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập theo sơ đồ cấu trúc sách giáo khoa, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình. Hơn nữa, các sơ đồ đó cứng nhắc chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Bản đồ tư duy giúp học sinh hệ thống, khắc sâu kiến thức của chương, học kì,dễ dàng theo cách riêng của bản thân; không rập khuôn, bó buộc. * Ví dụ 1: Khi dạy ôn tập kiến thức chương II phần trồng trọt - Giáo viên hướng dẫn học sinh theo nhóm tự lập bản đồ tư duy hệ thống kiến thức với các gợi ý sau: + Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt gồm những công việc gì và thực hiện theo trình tự nào? Học sinh tiến hành hoạt động nhóm để lập bản đồ tư duy. - Giáo viên gọi đại diện của một nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư duy đã lập. - Giáo viên là người cố vấn tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư duy. Từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ. Phần mềm Mindjet MindManager Pro.7 I.2. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn: * Ví dụ 1: Khi dạy bài: "Làm đất và bón phân lót" - phần II Bước 1: (3phút) GV phát giấy Ao và bút dạ. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn: Em hãy cho biết các công việc làm đất ở địa phương em? Từ gợi ý của GV và hiểu biết từ thực tế cuộc sống, HS hoạt động độc lập và nêu được ý kiến cá nhân. Nhóm trưởng tổng kết- trình bày có nhận xét bổ sung Các công việc làm đất 1. Cày đất 4. Lên luống 4. Lên luố ng 3. Đập đất 2. Bừa đất Các công việc làm đất 1. Cày đất 4. Lên luống 4. Lên luố ng 3. Đập đất 2. Bừa đất Các công việc làm đất 1. Cày đất 4. Lên luống 4. Lên luố ng 3. Đập đất 2. Bừa đất GV chốt lại kiến thức. Bước 2: (5phút)Yêu cầu HS Quan sát H25, 26 SGK, đọc thông tin mục II. 1, 2, 3 SGK, tìm ý sau đây để hoàn thành phiếu học tập sau: a/ Xáo trộn lớp đất mặt từ 20-30cm b/ Làm nhỏ đất, trộn đều phân và san phẳng mặt đất. c/ Làm đất vỡ nhỏ d/ Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng e/ Chống úng, tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc f/ Đất nhỏ, bột tạo điều kiện giữ độ ẩm g/ Thu gom cỏ dại h/ Làm đất tơi, xốp, thoáng, vùi lấp cỏ dại. Công việc làm đất (I) Yêu cầu phải đạt (II) Tác dụng của công việc (III) 1. Cày đất 2. Bừa đất 3. Đập đất 4. Lên luống HS thảo luận nhóm (5phút) để hoàn thành phiếu học tập GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết Đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác thảo luận bổ sung GV và HS cùng thảo luận để đi đến kết luận đúng. - GV thông báo thông tin về quy trình lên luống SGK cho HS - HS ghi nhận thông tin vào vở * Ví dụ 2: Khi dạy bài " Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản" phần I.2 Tìm hiểu các phương pháp thu hoạch: Bước 1:(5 phút) GV: Treo tranh hình 31 SGK/ 47 yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn: - Kể các phương pháp thu hoạch nông sản? cho ví dụ cụ thể? - Cho biết dụng cụ thu hoạch nông sản vừa kể? HS ngồi vào vị trí và độc lập suy nghĩ ghi tất cả ý kiến cá nhân vào phần giấy của mình. Nhóm trưởng tổng kết- trình bày có nhận xét bổ sung GV chốt lại kiến thức. Các phương pháp thu hoạch nông sản Cắt: hoa, lúa, bắp cải ( dao, liềm) Hái: nhãn, ớt, đậu xanh, (tay) Đào: củ lang, củ từ, khoai tây...( cuốc, xẻng) Nhổ: củ mì, củ cải ... (tay) GV mở rộng: Ngoài việc thu hoạch bằng các công cụ đơn giản người ta còn dùng máy để thu hoạch như máy cắt lúa, tuốt lúa I.3. Kế hoạch bài học có sử sụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy: Tiết: 20 Tuần ( CM):19 Bài 19 CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG 1.MỤC TIÊU 1.1) Kiến thức: HS biết : Ý nghĩa, quy trình và nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc HS hiểu : Tại sao phải chăm sóc cây trồng ? 1. 2) Kĩ năng: HS thực hiện được: Các công việc chăm sóc cây trồng . HS thực hiện thành thạo: Đề xuất được các biện pháp chăm sóc cây trồng tùy vào thực tế . 1. 3) Thái độ: Thói quen: Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn. Tính cách: Giáo dục HS có ý thức lao động có kĩ thuật, tinh thần chịu khó, cẩn thận. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Các biện pháp chăm sóc cây trồng 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên: Tranh H29/45, H30 /46 SGK 3.2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK Cho biết các công việc chăm sóc cây trồng ? 4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) GV kiểm tra sĩ số HS 4.2. Kiểm tra miệng: (3 phút) ? Em hãy cho biết các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương em.(9đ) (Học sinh trả lời theo hiểu biết của mình - GV nhận xét cho điểm.) Đáp án: Tỉa, dặm cây; Làm cỏ, vun xới; Tưới tiêu nước; Bón phân thúc. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV: Giới thiệu Nhân dân ta có câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” nói lên tầm quan trọng của việc chăm sóc cây trồng...Tại sao cần phải chăm sóc cây trồng? gồm các biện pháp gì, ta đi tìm hiểu bài học. HS: ghi tựa bài học HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng. (10phút) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết được các biện pháp chăm sóc cây trồng. - Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng tư duy, hoạt động nhóm. ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm theo khăn phủ bàn. - Phương tiện dạy học: giấy A0, bút dạ, Phần mềm Buzan’S iMindMap 4.0 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước1: 7phút - GV đặt tình huống: Mảnh đất A: trồng mì, mảnh đất B: trồng đậu phộng, được khoảng 15 ngày, em hãy đề xuất các biện pháp chăm sóc các loại cây trồng trên? GV phát giấy A0 , bút dạ yêu cầu HS thảo luận nhóm theo khăn phủ bàn - Cá nhân HS đề xuất các biện pháp - Nhóm trưởng tổng kết ý kiến chung của cả nhóm - trình bày trên giấy A0. Bước 2: 3 phút - GV nhận xét, chốt lại kiến thức. Từ đây tổng quan vấn đề được mở ra: Các biện pháp chăm sóc cây trồng Tỉa cây, dặm cây Làm cỏ, vun xới Bón phân thúc Tưới tiêu nước - GV Cho HS xem BĐTD tổng quan kiến thức. - GV hỏi HS Tỉa, dặm cây là như thế nào? làm cỏ vun xới nhằm mục đích gì? ... ta tìm hiểu hoạt động tiếp theo HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung các biện pháp chăm sóc cây trồng. (25 phút) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh hiểu được nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng - Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng tư duy, hoạt động nhóm, ghi bài theo bản đồ tư duy. ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm . - Phương tiện dạy học: Tranh H 29,H 30 sgk, Phần mềm Buzan’S iMindMap 4.0 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: 5 phút GV treo tranh hình 29, 30 SGK Yêu cầu HS Quan sát H29,30 SGK, đọc thông tin SGK và bằng hiểu biết của mình xác định nội dung của từng biện pháp hoàn thành phiếu học tập sau (bảng phụ): Các biện pháp chăm sóc cây trồng (I) Nội dung từng biện pháp (II) 1. Tỉa cây 2. Dặm cây. 3. Làm cỏ 4. Vun xới 5.Tưới nước 6. Tiêu nước 7. Bón thúc HS thảo luận nhóm (5phút) để hoàn thành phiếu học tập. GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết. Đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác thảo luận bổ sung GV và HS cùng thảo luận để đi đến kết luận đúng: 1.II: Loại bỏ cây yếu, sâu, bệnh đảm bảo mật độ cây trồng. 2.II: Trồng cây khỏe vào chỗ cây chết, thưa đảm bảo mật độ cây trồng. 3.II: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp 4.II: Giữ cho cây vững, hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. 5.II: Cung cấp đủ nước cho cây trồng sinh trưởng, phát triển bằng các phương pháp tưới như tưới qua gốc, tưới ngập, tưới thấm, tưới phun mưa. 6.II: Tháo nước kịp thời để cây không ngập úng, đất thoáng khí. 7.II: Cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Bước 2: 10 phút GV phát giấy A0, yêu cầu HS thảo luận nhóm vẽ BĐTD cho bài học: HS hoạt động nhóm - Trình bày GV nhận xét - Bổ sung - Chọn nhóm trình bày đầy đủ, sáng tạo cho HS ghi theo. - GV cho HS xem BĐTD kiến thức (Phần mềm Buzan’S iMindMap 4.0) Bước 3: (10 phút) GV Đàm thoại với HS: - Tỉa dặm cây: nhằm đảm bảo đúng khoảng cách để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt nhất, không bị cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng nhưng cũng không trồng cây quá thưa làm lãng phí đất và năng lượng ánh sáng mặt trời. - Làm cỏ và vun xới cho cây: phải kịp thời, không làm tổn thương cho cây và bộ rễ, cần kết hợp với các biện pháp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu bện.h - Tưới nước: GV giới thiệu tranh H 30 và yêu cầu HS điền tên các cách tưới vào hình cho phù hợp. - HS quan sát hình và gọi 2 HS điền bảng, HS khác nhận xét. ? Hãy cho biết ưu và nhược điểm của PP tưới nước cho cây? + Tưới theo hàng, gốc cây: Ưu: Độ ẩm quanh gốc cây ;Cây có thể sử dụng nước được ngay Nhược: Cây không mát được thân, cành và lá ở phía trên; Tốn công + Tưới thấm: Ưu: Luôn tạo độ ẩm và lâu dài cho cây. Nhược: Hậu quả sử dụng nước của cây không tức thời; Không mát được thân, cành và lá: lãng phí nhiều nước. + Tưới ngập: Ưu: Luôn cung cấp đủ nước cho cây. Nhược: Dễ gây úng; Thiếu oxi trong đất. + Tưới phun mưa Ưu: Cây được cung cấp đầy đủ nước từ rễ đến lá; Tạo mát cho cả không gian quanh cây; Tạo tính chất cho cây hấp thụ nước ở mọi vị trí trên cây. Nhược: Tốn công. - Bón phân thúc: GV: Nhấn mạnh quy trình bón phân, giải thích cách bón phân hoai. @ Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng NLTK và HQ: - GV giải thích cho HS biết vì sao đối với phân hữu cơ phải dùng phân hoai để bón thúc (vì phân hữu cơ là phân khó tiêu, nên phải hoai mục thì mới bón thúc được và khi bón cần vùi phân vào đất vừa đỡ mất chất dinh dưỡng vừa không làm ô nhiễm môi trường). 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK Câu 1: Em hãy nêu các công việc cần tiến hành khi tỉa và dặm cây? Câu 2: Hãy nêu các loại cây cụ thể được áp dụng các pp tưới nước ở địa phương em? Câu 3: Địa phương em thường trồng những loại cây gì? Có thực hiện việc bón thúc không? HS trả lời theo tình hình thực tế ở địa phương. Bài tập điền khuyết: Điền tiếp vào các câu sau đây cho phù hợp: a/ Khi lúa sắp làm đòng nên bón thúc phân b/ Dùng phân đạm bón thúc cho rau bằng cách .. c/ Tưới nước cho lúa bằng cách..còn tưới cho rau có thể bằng cách. Đáp án: a/ đạm b/ phun trên lá c/ tưới ngập ... tưới phun mưa 5.2 Hướng dẫn học tập: – Đối với bài học ở tiết học này: + HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. + Tóm tắt bài học theo BĐTD – Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Đọc và xem trước bài 20 SGK + Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản ở địa phương Chú ý: + phương pháp thu hoạch nông sản. + phương pháp bảo quản nông sản. 6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN. a/ Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp b/ Giữ cho cây vững, hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. c/ Loại bỏ cây yếu, sâu, bệnh đảm bảo mật độ cây trồng. d/ Cung cấp đủ nước cho cây trồng sinh trưởng, phát triển bằng các phương pháp như tưới qua gốc, tưới ngập, tưới thấm, tưới phun mưa. e/ Trồng cây khỏe vào chỗ cây chết, thưa đảm bảo mật độ cây trồng. g/ Tháo nước kịp thời để cây không ngập úng, đất thoáng khí. Phiếu học tập dạy hoạt động 3: Chọn cụm từ thích hợp điền vào phần II ứng với các biện pháp chăm sóc cây trồng ở bảng sau: Các biện pháp chăm sóc cây trồng Nội dung từng biện pháp (I) (II) 1. Tỉa cây 2. Dặm cây. 3. Làm cỏ 4. Vun xới 5.Tưới nước 6. Tiêu nước 7. Bón thúc Minh chứng một số sản phẩm của học sinh: BĐTD tổng kết bài học: Bài 19 - Các biện pháp chăm sóc cây trồng Sản phẩm của nhóm HS – Lớp 7A3 BĐTD tổng kết bài học: Bài 21 - Luân canh, xen canh, tăng vụ Sản phẩm tự học của HS: Nguyễn Duy Khánh – Lớp 7A3 BĐTD Tổng kết chương II Sản phẩm tự học của HS: Hứa Thị Kim Ngân – Lớp 7A3 Kết quả thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn Bài 20- Thu hoạch, bảo quản,chế biến nông sản Sản phẩm của nhóm HS – Lớp 7A3 PHỤ LỤC II. II.1. Đề kiểm tra một tiết trước khi tác động: Thời gian: 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT CHƯƠNG I MÔN CÔNG NGHỆ 7 Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường HS biết được những biện pháp cải tạo đất trồng HS hiểu được thế nào là bón lót, thế nào là bón thúc? Tác hại của phân bón đối với môi trường Số câu hỏi: 3
Tài liệu đính kèm: