Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2011-2012 môn: Ngữ Văn

Câu 1. (3,0 điểm)

Trong “Chị em Thúy Kiều” (trích “Truyện Kiều”) Nguyễn Du đã viết:

 “Làn thu thủy nét xuân sơn

 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”

 Có bạn lại chép hai câu thơ này như sau:

 “Làn thu thủy nét xuân sơn

 Hoa xin thua thắm liễu buồn kém xanh.”

 Theo em, có thể thay thế từ “ghen” bằng “xin”, “hờn” bằng “buồn” được không? Vì sao?

Câu 2. (5,0 điểm)

 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) miêu tả vẻ đẹp của những giọt sương buổi sớm.

Câu 3. (12,0 điểm)

 Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), nhân vật bác Ba có nhận xét: “ chỉ có tình cha con là không thể chết được ”.

 Bằng những hiểu biết về tác phẩm, hãy trình bày ý kiến của em về nhận xét trên. Từ đó bàn luận về tình cảm cha con của con người trong cuộc sống.

(Lưu ý: Trình bày các vấn đề trong một bài văn nghị luận)

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1391Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 năm học 2011-2012 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH KON TUM 	KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011-2012
 Môn: Ngữ Văn
 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 17/3/2012
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi này có 3 câu, 1 trang)
ĐỀ:
Câu 1. (3,0 điểm) 
Trong “Chị em Thúy Kiều” (trích “Truyện Kiều”) Nguyễn Du đã viết:
	“Làn thu thủy nét xuân sơn
	Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”
	Có bạn lại chép hai câu thơ này như sau:
	“Làn thu thủy nét xuân sơn
	Hoa xin thua thắm liễu buồn kém xanh.”
 	Theo em, có thể thay thế từ “ghen” bằng “xin”, “hờn” bằng “buồn” được không? Vì sao? 	
Câu 2. (5,0 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) miêu tả vẻ đẹp của những giọt sương buổi sớm.
Câu 3. (12,0 điểm)
 Trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng), nhân vật bác Ba có nhận xét: “chỉ có tình cha con là không thể chết được”.
	Bằng những hiểu biết về tác phẩm, hãy trình bày ý kiến của em về nhận xét trên. Từ đó bàn luận về tình cảm cha con của con người trong cuộc sống.
(Lưu ý: Trình bày các vấn đề trong một bài văn nghị luận)
HẾT
BND TỈNH KON TUM HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP TỈNH LỚP 9- NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
 (Bản Hướng dẫn có 3 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Đề bài gồm 3 câu, có sự tích hợp và kiểm tra toàn diện kiến thức văn học, kiến thức xã hội, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận, sự sáng tạo, cảm xúc của học sinh.
- Giám khảo cần đọc kĩ bài làm của học sinh, đánh giá toàn diện về nội dung và kĩ năng, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Tinh thần chung là sử dụng nhiều mức điểm, không yêu cầu hoàn thiện đối với các bài điểm 19, 20. Chú ý khuyến khích những bài viết sáng tạo, thể hiện cá tính riêng của người viết.
- Học sinh có thể trình bày theo cách riêng khác với đáp án, nếu hợp lí và đúng yêu cầu vẫn cho điểm. 
- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5.
II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Hs có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng. Cơ bản đảm bảo các ý sau:
- Không thể thay thế các từ “ghen” bằng “xin”, “hờn” bằng “buồn” được.
- Khác với Thúy Vân, khi tả Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ tả sắc mà còn kết hợp tả tài và tình qua đôi mắt. Hơn nữa, chân dung của Kiều còn là chân dung mang tính cách, dự báo số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho các vẻ đẹp khác (hoa, liễu) phải ghét ghen, đố kị (ghen, hờn) nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ. Do đó, không thể thay thế bẳng từ xin, buồn (vốn chỉ thái độ nhường nhịn) được.
1,0 điểm
2,0 điểm
2
I. Yêu cầu về kĩ năng :
Hs biết cách viết đoạn văn miêu tả. Người viết thể hiện được trí tưởng tượng phong phú, năng lực quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm. Diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ giàu hình ảnh, có cảm xúc.
II. Yêu cầu về nội dung: 
Đoạn văn viết đúng chủ đề: Vẻ đẹp của những giọt sương buổi sớm.
* Có thể miêu tả ở các phương diện sau:
Hình khối
Màu sắc
Sự hài hòa với vạn vật
..
* Từ vẻ đẹp của những giọt sương mà trình bày những cảm nghĩ : cảm xúc của người viết trước vẻ đẹp của những giọt sương hoặc những suy nghĩ như: về vẻ đẹp của thiên nhiên, sự mong manh của cái đẹp, thái độ trân trọng cần có của mỗi người đối với cái đẹp, tình yêu cuộc sống của mỗi người
Lưu ý: Hs có thể trình bày tách bạch hoặc kết hợp với nhau ở 2 nội dung trên. Gv cần linh hoạt khi chấm điểm.
4,0 điểm
1,0 điểm
3
I. Yêu cầu về kĩ năng :
Hs biết cách làm bài văn nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội. Vận dụng hợp lí các thao tác nghị luận để cảm nhận và bàn luận vấn đề. Bài viết có lập luận chặt chẽ, giàu cảm xúc. Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi.
II. Yêu cầu về nội dung : 
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Trình bày ý kiến về lời nhận xét của nhân vật bác Ba :
+ Nhân vật bác Ba nhận xét “chỉ có tình cha con là không thể chết được” khi chứng kiến hành động và ánh mắt của ông Sáu trước khi hi sinh : anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi hồi lâu. Lời nhận xét khẳng định sự sâu nặng và bất tử của tình cha con ở ông Sáu và đây là một nhận xét có cơ sở .
+ Đồng tình với nhận xét của nhân vật bác Ba: Tình cảm cha con ở ông Sáu là hết sức sâu nặng và bất tử.
* Tình cảm của ông Sáu với con thể hiện qua thái độ, cử chỉ, tâm trạng... trong chuyến về phép thăm nhà : xúc động khi gặp con, chăm sóc cho con, buồn bã khi con không nhận ra mình...
* Tình cảm ấy kết tinh trong chiếc lược ngà mà ông Sáu chăm chút, tỉ mẩn làm ra trong những ngày nhớ thương con và ánh mắt đau đáu, đầy ám ảnh của ông trước khi nhắm mắt. Ông Sáu ra đi song chiếc lược ngà- kỉ vật tình cha con thì không thể mất, tình cảm cha con thiêng liêng, sâu nặng thì vẫn còn mãi trong lòng bé Thu và đã được hồi sinh, tiếp nối bằng « một tình cảm giống như tình cha con đã nảy nở giữa bác Ba với Thu ».
- Bàn luận về tình cảm cha con của con người trong cuộc sống :
+ Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng của con người. Tình cảm ấy tự nhiên và sâu nặng.
+ Cũng như mẹ, người cha nuôi dạy con biết bao khó nhọc, vất vả từ khi tấm bé đến lúc trưởng thành và luôn gửi gắm niềm hi vọng vào con cái. Tấm lòng và công ơn của cha bao la như trời bể. Đạo làm con ở đời không bao giờ được quên và phải biết đáp đền công ơn đó.
+ Khác với mẹ, tình cảm của người cha không phải bao giờ cũng được thể hiện một cách rõ ràng qua những cử chỉ âu yếm, lời nói ngọt ngào... mà thể hiện kín đáo, đằm thắm qua ánh mắt nghiêm khắc, những lời dạy bảo, những định hướng cho con trong đường đời...
+ Phê phán những người con không làm tròn đạo hiếu đối với cha mẹ, thờ ơ, vô cảm... trước tình cảm của cha mẹ.
+ Rút ra bài học của bản thân, xây dựng tình cảm và thái độ sống đúng đắn.
1,0 điểm
5,0 điểm
(1,0 điểm)
(1,5 điểm)
(2,5 điểm)
6,0 điểm
(1,0 điểm)
(2,0 điểm)
(1,0 điểm)
(0,5 điểm)
(1,5 điểm)
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUVAN9CHINHTHUC2012.doc