Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 9

A. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng nhất trong các phương án A, B, C, D của các câu sau:

Câu 1: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự; B. Nghị luận; C. Thuyết minh; D. Biểu cảm.

Câu 2: Câu theo đúng cách giải thích thuật ngữ là câu?

A. Muối được khai thác từ nước biển và các quặng mỏ trong lòng đất.

B. Muối là loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể ta, dùng để ăn.

C. Muối là tinh thể trắng, có vị mặn, thường hòa tan trong nước.

D. Muối là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

Câu 3: “Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm”. Người viết đã dùng phương pháp thuyết minh nào trong trường hợp trên?

A. Liệt kê; B. Nêu định nghĩa; C. Dùng số liệu (con số); D. So sánh.

Câu 4: Gọi thành phần tình thái và thành phần cảm thán là thành phần biệt lập vì?

A. Các thành phần này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.

B. Các thành phần này không liên quan gì với nội dung được nói đến trong câu.

C. Các thành phần này thường đứng biệt lập trước hoặc sau dấu phẩy.

D. Các thành phần này có thể bỏ đi được mà không ảnh hưởng gì đến câu văn.

Câu 5: Hai câu thơ sau nói về nhân vật nào trong Truyện Kiều?

 “ Làn thu thủy nét xuân sơn

 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.

A. Nhân vật Đạm Tiên; B. Nhân vật Thúy Vân;

C. Nhân vật Thúy Kiều; D. Kiều và Vân.

 

doc 14 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KON PLÔNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2010-2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Ngữ văn - Lớp 9
 Thời gian: 30 phút 
 (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN THI TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng nhất trong các phương án A, B, C, D của các câu sau:
Câu 1: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự; 	 B. Nghị luận; 	 C. Thuyết minh; 	 D. Biểu cảm.
Câu 2: Câu theo đúng cách giải thích thuật ngữ là câu?
A. Muối được khai thác từ nước biển và các quặng mỏ trong lòng đất. 
B. Muối là loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể ta, dùng để ăn. 
C. Muối là tinh thể trắng, có vị mặn, thường hòa tan trong nước.
D. Muối là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Câu 3: “Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm”. Người viết đã dùng phương pháp thuyết minh nào trong trường hợp trên?
A. Liệt kê;	 B. Nêu định nghĩa; C. Dùng số liệu (con số);	 D. So sánh.
Câu 4: Gọi thành phần tình thái và thành phần cảm thán là thành phần biệt lập vì?
A. Các thành phần này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu. 
B. Các thành phần này không liên quan gì với nội dung được nói đến trong câu.
C. Các thành phần này thường đứng biệt lập trước hoặc sau dấu phẩy.
D. Các thành phần này có thể bỏ đi được mà không ảnh hưởng gì đến câu văn.
Câu 5: Hai câu thơ sau nói về nhân vật nào trong Truyện Kiều?
 “ Làn thu thủy nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.
A. Nhân vật Đạm Tiên; 	B. Nhân vật Thúy Vân; 
C. Nhân vật Thúy Kiều; 	D. Kiều và Vân.
Câu 6: Câu thơ:“Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu nghi vấn;	 B. Câu cầu khiến	; C. Câu cảm thán; D. Câu trần thuật.
Câu 7: Nếu chúng ta bỏ hết sách vở ghi lại những thành tựu của con người về văn hóa, khoa học, thì cuộc sống con người sẽ như thế nào?
A. Chẳng ảnh hưởng gì. 
B. Cũng ảnh hưởng, nhưng không đáng kể.
C. Sẽ lùi về quá khứ mấy trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm.
D. Sẽ trở nên đói rách, thiếu thốn về vật chất.
Câu 8: Văn bản thuyết minh là loại văn bản dùng để làm gì?
A. Là văn bản kể lại một câu chuyện, sự việc từ bắt đầu đến kết thúc.
B. Là văn bản dùng để giúp người đọc tái hiện lại một đối tượng nào đó.
C. Là văn bản trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn đề nào đó.
D. Là văn bản trình bày, giới thiệu những đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ, khách quan.
Câu 9: Trong các từ: “ xe đạp”, “ bánh xe”, “ phương tiện”, “ khung xe” từ nào có cấp độ khái quát hơn?
A. Phương tiện; 	 B. Bánh xe; 	 C. Khung xe; 	 D. Xe đạp.
Câu 10: Yếu tố nào miêu tả trong các câu văn: “Tách là loại chén uống nước, nó có tai, chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời”. là:
A. Chén uống nước; B. Tách trà; C. Không có tai; D. Uống trà.
Câu 11: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật được viết trong thời kì nào?
A. Kháng chiến chống Pháp.
B. Kháng chiến chống Mĩ. 
C. Hòa bình xây dựng. 
D. Thống nhất đất nước.
Câu 12: Dòng nào giải thích đúng nhất nghĩa của từ “xôn xao”?
A. Những âm thanh rất nhỏ, rất nhẹ vọng tới từ xa.
B. Những âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau.
C. Những âm thanh cao, chói tai, và đến từ phía trước.
D. Những âm thanh du dương do cây cối phát ra khi có gió.
Câu 13: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng thường viết về đề tài:
A. Con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
B. Thiên nhiên và con người Tây Bắc.
C. Cuộc sống trong kháng chiến của người Tây Nguyên.
D. Cuộc sống và con người Nam Bộ trong kháng chiến và trong hòa bình .
Câu 14: Để không vi phạm phương châm hội thoại, Toán phải trả lời Văn như thế nào?
A. Chắc là không phải năm 1900.
B. Năm 1822.
C. Có lẽ là đầu thế kỷ XIX.
D. Vào năm 1821 hay 1822 gì đó.
Câu 15: Câu văn :“Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay” là lời của?
A. Người họa sĩ;	B. Bác lái xe;	C. Nhà văn;	D. Người kể chuyện.
Câu 16: Thế nào là độc thoại nội tâm?
A. Người nào đó nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng, không thành lời.
B. Lời người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng.
C. Lời người nào đó nói với người khác và được trả lời.
D. Lời người nào đó nói thành lời với mình.
Câu 17: Từ nào sau đây không phải là từ có thể dùng để xưng hô ngôi thứ nhất?
A. Tôi;	B. Con;	C. Nó;	D. Em.
Câu 18: Nếu viết “Những nét hớn hở trên mặt người lái xe”.Câu văn sẽ mắc lỗi gì?
A. Thiếu vị ngữ;	B. Thiếu chủ ngữ;	
 C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ;	 D. Thiếu trạng ngữ.
Câu 19: Câu thơ nào dưới đây có yếu tố miêu tả?
A. Đầu lòng hai ả tố nga.
B. Trăm năm trong cõi người ta.
C. Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
D. Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. 
Câu 20: Có thể điền từ nào vào câu thơ “Yêu biết mấy những dòng sông/Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non” để có câu thơ đúng với văn bản “Mùa thu mới” của tác giả Tố Hữu?
A. Ca hát;	B. Bát ngát;	C. Xanh mát	;	D. Dào dạt.
..HẾT
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Đề này có 03 trang
 UBND HUYỆN KON PLÔNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 NĂM HỌC: 2010-2011
ĐỀ DỰ BỊ
 Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
 Thời gian: 30 phút 
 (Không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)
Câu 1: Câu thơ “ Quê hương anh nước mặn đồng chua” nhắc đến vùng quê nào?
 	A. Vùng trung du; B. Vùng núi cao; 
 	C. Vùng bãi sông; D. Vùng đồng bằng ven biển. 
Câu 2: Nội dung các “câu hát” trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có ý nghĩa gì?
 	 A. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.
 B.Thể hiện sự bao la, hùng vĩ của biển cả.
 C. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên.
 D. Thể hiện sức mạnh vô địch của con người.
Câu 3: Tìm cách hiểu không đúng trong các cách hiểu sau:
A. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc để thể hiện một ý nghĩa nào đó.
B. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc , tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
C. Văn bản tự sự không bao giờ có yếu tố nghị luận, dù người ta muốn thuyết phục người đọc, người nghe.
D. Trong văn bản tự sự, để thuyết phục người đọc, người nghe, người ta có thể dùng yếu tố nghị luận.
Câu 4: Nhân vật trung tâm trong tác phẩm “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn là?
A. Nhuận Thổ; B. Nhân vật xưng “tôi”; C. Bà mẹ; D. Con trai Nhuận Thổ.
Câu 5: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự ; 	 B. Nghị luận; 	C. Thuyết minh; 	 D. Biểu cảm.
Câu 6: Câu theo đúng cách giải thích thuật ngữ là câu?
Muối được khai thác từ nước biển và các quặng mỏ trong lòng đất.
Muối là loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể ta, dùng để ăn.
Muối là tinh thể trắng, có vị mặn, thường hòa tan trong nước.
 D. Muối là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
Câu 7: “Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm”.
Người viết đã dùng phương pháp thuyết minh nào trong trường hợp trên?
A. Liệt kê; 	 B. Nêu định nghĩa; C. Dùng số liệu (con số);	D. So sánh.
Câu 8: Từ nào là từ ngữ mới trong các từ ngữ sau?
 	A. Vi sóng; 	 B. Ruộng đồng ; 	 C. Nhà cửa; 	D. Thuốc men.
 Câu 9: Nếu chúng ta bỏ hết sách vở ghi lại những thành tựu của con người về văn hóa, khoa học, thì cuộc sống con người sẽ như thế nào?
Chẳng ảnh hưởng gì. 
 B. Cũng ảnh hưởng, nhưng không đáng kể.
 	C. Sẽ lùi về quá khứ mấy trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm.
 D. Sẽ trở nên đói rách, thiếu thốn về vật chất.
Câu 10: Câu thơ: “Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu nghi vấn;	 B. Câu cầu khiến;	 C. Câu cảm thán;	 D. Câu trần thuật.
Câu 11: Truyện Lục Vân Tiên có kết thúc như thế nào?
 A. Kết thúc có hậu ; B. Kết thúc không có hậu;
 C. Kết thúc dang dở; D. Kết thúc đầu cuối tương ứng. 
Câu 12: Văn bản thuyết minh là loại văn bản dùng để làm gì?
A. Là văn bản kể lại một câu chuyện, sự việc từ bắt đầu đến kết thúc.
B. Là văn bản dùng để giúp người đọc tái hiện lại một đối tượng nào đó.
C. Là văn bản trình bày ý kiến, quan điểm về một vấn đề nào đó.
D. Là văn bản trình bày, giới thiệu những đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ, khách quan.
Câu 13: Gọi thành phần tình thái và thành phần cảm thán là thành phần biệt lập vì?
A. Các thành phần này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu. 
B. Các thành phần này không liên quan gì với nội dung được nói đến trong câu.
C. Các thành phần này thường đứng biệt lập trước hoặc sau dấu phẩy.
D. Các thành phần này có thể bỏ đi được mà không ảnh hưởng gì đến câu văn.
Câu 14: Yếu tố nào miêu tả trong các câu văn: Tách là loại chén uống nước, nó có tai, chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời” là?
A.Chén uống nước ; B. Tách trà ; C. Không có tai ; D. Uống trà.
Câu 15: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật được viết trong thời kì nào?
Kháng chiến chống Pháp.
B. Kháng chiến chống Mĩ. 
C. Hòa bình xây dựng. 
D. Thống nhất đất nước.
Câu 16: Dòng nào giải thích đúng nhất nghĩa của từ “xôn xao”?
A. Những âm thanh rất nhỏ, rất nhẹ vọng tới từ xa.
B. Những âm thanh, tiếng động rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau.
C. Những âm thanh cao, chói tai, và đến từ phía trước.
D. Những âm thanh du dương do cây cối phát ra khi có gió.
Câu 17: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng thường viết về đề tài:
A. Con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
B. Thiên nhiên và con người Tây Bắc.
C. Cuộc sống trong kháng chiến của người Tây Nguyên.
D. Cuộc sống và con người Nam Bộ trong kháng chiến và trong hòa bình. 
Câu 18: Để không vi phạm phương châm hội thoại, Toán phải trả lời Văn như thế nào?
A. Chắc là không phải năm 1900.
B. Năm 1822.
C. Có lẽ là đầu thế kỷ XIX.
D. Vào năm 1821 hay 1822 gì đó.
Câu 19: Câu văn :“Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay” là lời của ?
A. Người họa sĩ;	 B. Bác lái xe;	 C. Nhà văn;	 D. Người kể chuyện.
Câu 20: Thế nào là độc thoại nội tâm?
A. Người nào đó nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng, không thành lời.
B. Lời người nào đó nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng.
C. Lời người nào đó nói với người khác và được trả lời.
D. Lời người nào đó nói thành lời với mình.
..HẾT
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Đề này có 03 trang
 UBND HUYỆN KON PLÔNG THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2010-2011
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
PHẦN THI TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm) Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
11
B
2
D
12
B
3
C
13
D
4
A
14
B
5
C
15
D
6
D
16
A
7
C
17
C
8
D
18
A
9
A
19
C
10
C
20
B
Đáp án này có 01 trang
 UBND HUYỆN KON PLÔNG THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 NĂM HỌC: 2010-2011
ĐÁP ÁN DỰ BỊ
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
A. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm) Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
D
11
A
2
A
12
D
3
C
13
A
4
B
14
C
5
B
15
B
6
D
16
B
7
C
17
D
8
A
18
B
9
C
19
D
10
D
20
A
Đáp án này có 01 trang
 UBND HUYỆN KON PLÔNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 NĂM HỌC: 2010-2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN THI TỰ LUẬN: (15.0 điểm)
Câu 1: (4.0 điểm)
a) Thế nào là dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật? (2.0 điểm)
b) “Chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa”
Đó là trường hợp dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời nói hay ý nghĩ? (2.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
Em hiểu câu văn: “Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” như thế nào? Câu văn này nói lên tư tưởng gì về con người và cuộc sống của nhà văn Lỗ Tấn?
Câu 3: (8.0 điểm)
Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu lên suy nghĩ của mình.
..HẾT
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Đề này có 01 trang
 UBND HUYỆN KON PLÔNG THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	NĂM HỌC: 2010-2011
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
B. PHẦN THI TỰ LUẬN: (15.0 điểm)
Câu 1: (4.0 điểm)
a) Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. (1.0 điểm)
 Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. (1.0 điểm)
b) - Đó là trường hợp dẫn trực tiếp lời của Đản. (1.0 điểm)
- Đây là dẫn lời nói chứ không phải ý nghĩ của nhân vật. (1.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
Câu văn trên đã tóm lược tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Những con đường cũng giống như tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống con người. Với cách diễn đạt đó, nhà văn Lỗ Tấn đã gửi đến người đọc một thông điệp: Đừng quá lệ thuộc vào những gì đã cũ, đã quen thuộc như thể người ta quen đi những con đường mòn. Hãy biết nghĩ một cách tự do hơn, dám đi những con đường chưa ai đi, dám làm những việc chưa ai làm, dám mạnh dạn vứt bỏ những gì đã quá cổ hủ, lạc hậu như thể những lễ giáo phong kiến hay sự phân biệt đẳng cấp mà giai cấp thống trị đã làm nó ăn quá sâu vào đầu óc của những người nông dân. Có thể nói, đó là một tư tưởng vô cùng tiến bộ về xã hội và con người của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu 3: (8.0 điểm)
* Mở bài: (1.0 điểm)
- Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Đó là một truyền thống quý báu được lưu truyền, gìn giữ cho tới tận ngày nay.
- Nhiều học sinh nghèo, học sinh giỏi đã trở thành tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
* Thân bài: (6.0 điểm)
- Một số tấm gương học sinh nghèo, học giỏi từ xưa đến nay:
+ Ngày xưa:
Mạc Đĩnh Chi: Nhà nghèo, ham học, không có đèn nên thường đọc sách dưới ánh đèn trăng, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để có thể đọc sách -> đậu trạng nguyên.
 Nguyễn Hiền: nhà nghèo phải xin làm chú tiểu trong chùa nhưng thông minh và ham học -> đậu trạng nguyên khi mới 12 tuổi.
+ Ngày nay:
Lê Vũ Hoàng: Cậu học sinh nghèo nhưng ham học xứ Quảng Bình, đã vinh quang giành được vòng nguyệt quế trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”.
- Những học sinh nghèo, vượt khó, học giỏi là hiện thân của tinh thần nhẫn nại, của sự kiên trì, của ý chí và nghị lực. Họ đã biết vượt lên trên hoàn cảnh để học giỏi, thành đạt, trở thành nhân tài của đất nước, giúp cho xã hội.
- Tấm gương của họ có tác dụng cổ vũ động viên, khích lệ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn; góp phần cảnh tỉnh những ai mặc dù được sống trong điều kiện thuận lợi nhưng thiếu ý chí, không vươn lên trong học tập.
* Kết bài: (1.0 điểm)
- Đó là những tấm gương đáng tự hào, đáng được ngợi ca, góp phần tô đậm truyền thống hiếu học của dân tộc.
- Liên hệ bản thân.
BiÓu ®iÓm
*§iÓm 7-8: Bµi lµm ®ñ néi dung, cã s¸ng t¹o, diÔn ®¹t l­u lo¸t, c¶m xóc ch©n thµnh, phï hîp.
Bè côc 3 phÇn râ rµng, tr×nh bµy s¹ch ®Ñp, kh«ng tÈy xo¸, kh«ng cã lçi sai.
*§iÓm 5-6: Bµi lµm ®ñ c¸c néi dung trªn, c¶m xóc phï hîp, bè côc 3 phÇn râ rµng, tr×nh bµy s¹ch ®Ñp, ®«i chç diÔn ®¹t ch­a l­u lo¸t, néi dông ®ñ nh­ng thiÕu më réng- sai d­íi 3 lçi chÝnh t¶.
*§iÓm 3-4: §ñ ý nh­ng qu¸ s¬ sµi ( nh­ dµn ý ) hoÆc thiÕu 1/3 néi dung. Trình bµy kh«ng ®­îc s¹ch ®Ñp, râ rµng, sai tõ 4 ®Õn 10 lçi chÝnh t¶. DiÔn ®¹t vông, thiÕu l­u lo¸t , cã c©u sai.
*§iÓm 1-2: Bµi lµm qu¸ s¬ sµi, thiÕu qu¸ nhiÒu ý ( D­íi 2 ý )- Tr×nh bµy qu¸ cÈu th¶, sai chÝnh t¶, sai câu trÇm träng.
*§iÓm 0: L¹c ®Ò, ®Ó giÊy tr¾ng. Kh«ng nép bµi.
Đáp án này có 02 trang
 UBND HUYỆN KON PLÔNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 NĂM HỌC: 2010-2011
ĐỀ DỰ BỊ
 	 Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
B. PHẦN THI TỰ LUẬN: (15.0 điểm)
Câu 1: (4.0 điểm)
a) Thế nào là dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật? (2.0 điểm)
b) “Chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa”
Đó là trường hợp dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Dẫn lời nói hay ý nghĩ? (2.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
Chép thuộc lòng bốn câu thơ đầu trong bài : “Cảnh ngày xuân” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nêu cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên trong bốn câu thơ đó?
Câu 3: (8.0 điểm)
Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu lên suy nghĩ của mình.
..HẾT
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Đề này có 01 trang
 UBND HUYỆN KON PLÔNG THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 NĂM HỌC: 2010-2011
ĐÁP ÁN DỰ BỊ
 Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
B. PHẦN THI TỰ LUẬN (15.0 điểm)
Câu 1: (4.0 điểm)
a) Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. (1.0 điểm)
Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. (1.0 điểm)
b) - Đó là trường hợp dẫn trực tiếp lời của Đản. (1.0 điểm)
- Đây là dẫn lời nói chứ không phải ý nghĩ của nhân vật. (1.0 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
* HS chép đúng, đủ bốn câu thơ: (1 điểm)
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
* HS cảm nhận được bốn câu thơ đầu gợi tả thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
- Hai câu thơ đầu: Vừa nói thời gian vừa gợi tả không gian. Hình ảnh “Con én đưa thoi” có thể hiểu hai cách:
+ Én liệng đầy trời như con thoi (0.5 điểm)
+ Thời gian trôi rất nhanh, tựa như cánh én vụt bay trên bầu trời. Mùa xuân có chín mươi ngày thì sáu mươi ngày đã trôi qua. (0.5 điểm)
- Hai câu thơ sau: Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng. (0.5 điểm)
- Màu sắc có sự hài hòa đến mức tuyệt diệu. Đồng thời chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại. (0.5 điểm)
Câu 3: (8.0 điểm)
*Mở bài: 
- Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Đó là một truyền thống quý báu được lưu truyền, gìn giữ cho tới tận ngày nay.
- Nhiều học sinh nghèo, học sinh giỏi đã trở thành tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
*Thân bài:
- Một số tấm gương học sinh nghèo, học giỏi từ xưa đến nay:
+ Ngày xưa:
Mạc Đĩnh Chi: nhà nghèo, ham học, không có đèn nên thường đọc sách dưới ánh đèn trăng, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để có thể đọc sách -> đậu trạng nguyên.
 Nguyễn Hiền: nhà nghèo phải xin làm chú tiểu trong chùa nhưng thông minh và ham học -> đậu trạng nguyên khi mới 12 tuổi.
+ Ngày nay:
Lê Vũ Hoàng: cậu học sinh nghèo nhưng ham học xứ Quảng Bình, đã vinh quang giành được vòng nguyệt quế trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”.
- Những học sinh nghèo, vượt khó, học giỏi là hiện thân của tinh thần nhẫn nại, của sự kiên trì, của ý chí và nghị lực. Họ đã biết vượt lên trên hoàn cảnh để học giỏi, thành đạt, trở thành nhân tài của đất nước, giúp cho xã hội.
- Tấm gương của họ có tác dụng cổ vũ động viên, khích lệ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn; góp phần cảnh tỉnh những ai mặc dù được sống trong điều kiện thuận lợi nhưng thiếu ý chí, không vươn lên trong học tập.
*Kết bài:
- Đó là những tấm gương đáng tự hào, đáng được ngợi ca, góp phần tô đậm truyền thống hiếu học của dân tộc.
- Liên hệ bản thân.
 BiÓu ®iÓm
*§iÓm 7-8: Bµi lµm ®ñ néi dung, cã s¸ng t¹o, diÔn ®¹t l­u lo¸t, c¶m xóc ch©n thµnh, phï hîp.
Bè côc 3 phÇn râ rµng, tr×nh bµy s¹ch ®Ñp, kh«ng tÈy xo¸, kh«ng cã lçi sai.
*§iÓm 5-6: Bµi lµm ®ñ c¸c néi dung trªn, c¶m xóc phï hîp, bè côc 3 phÇn râ rµng, tr×nh bµy s¹ch ®Ñp, ®«i chç diÔn ®¹t ch­a l­u lo¸t, néi dông ®ñ nh­ng thiÕu më réng- sai d­íi 3 lçi chÝnh t¶.
*§iÓm 3-4: §ñ ý nh­ng qu¸ s¬ sµi ( nh­ dµn ý ) hoÆc thiÕu 1/3 néi dung. Trình bµy kh«ng ®­îc s¹ch ®Ñp, râ rµng, sai tõ 4 ®Õn 10 lçi chÝnh t¶. DiÔn ®¹t vông, thiÕu l­u lo¸t , cã c©u sai.
*§iÓm 1-2: Bµi lµm qu¸ s¬ sµi, thiÕu qu¸ nhiÒu ý ( D­íi 2 ý )- Tr×nh bµy qu¸ cÈu th¶, sai chÝnh t¶, sai câu trÇm träng.
*§iÓm 0: L¹c ®Ò, ®Ó giÊy tr¾ng. Kh«ng nép bµi.
Đáp án này có 02 trang

Tài liệu đính kèm:

  • docdề thi hoc sinh gioi.doc