Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 6

Câu 1: (1,5 điểm)

 Truyện “ Thạch Sanh” cho thấy sự ra đời và lớn lên của nhân vật Thạch Sanh có gì khác thường?

Câu 2: (1,5 điểm).

 Em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa danh từ với động từ về:

 - Khả năng kết hợp với đã, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, .

 - Khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

Câu 3: (1 điểm)

 Hãy chỉ ra các từ dùng sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng.

a) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi.

b) Trong cuộc sống, chúng ta không nên nói năng tự tiện.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1179Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KONPLÔNG KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2011 – 2012
 ĐỀ CHÍNH THỨC THỨCTHỨC
 Môn: Ngữ văn 6
 Thời gian: 120 phút.
 ( Không kể thời gian phát đề )
ĐỀ:
Câu 1: (1,5 điểm)
 Truyện “ Thạch Sanh” cho thấy sự ra đời và lớn lên của nhân vật Thạch Sanh có gì khác thường?
Câu 2: (1,5 điểm).
 Em hãy chỉ ra sự khác biệt giữa danh từ với động từ về:
 - Khả năng kết hợp với đã, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ...
 - Khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
Câu 3: (1 điểm)
 Hãy chỉ ra các từ dùng sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng.
a) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi.
b) Trong cuộc sống, chúng ta không nên nói năng tự tiện.
Câu 4: (1 điểm)
 Trong truyện “ Cây bút thần” điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy?
Câu 5: (5 điểm)
 Hãy tưởng tượng sau mười năm em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học.
 *************** Hết ***************
 ( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Đề này có 01 trang.
 UBND HUYỆN KONPLÔNG KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2011 – 2012
ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC THCTHC
 Môn: Ngữ văn 6
 Thời gian: 120 phút.
 ( Không kể thời gian phát đề )
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
 Những khác thường trong sự ra đời và lớn lên của nhân vật Thạch Sanh :
- Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.
- Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.
- Thạch Sanh được thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2
Sự khác biệt giữa danh từ với động từ:
* Danh từ:
- Không kết hợp với đã, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, ...
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.
* Động từ:
- Có khả năng kết hợp với đã, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ đừng, ... 
- Thường làm vị ngữ trong câu.
- Khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với đã, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ đừng, ... 
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
3
* Các từ dùng sai:
a) thực thà.
b) tự tiện.
* Sửa lại:
a) Làm sai thì cần thành khẩn nhận lỗi.
b) Trong cuộc sống, chúng ta không nên nói năng tùy tiện.
( Nếu HS thay bằng các từ khác phù hợp vẫn đạt điểm tối đa).
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
4
Những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi:
- Nguyên nhân thực tế: Đó là sự say mê, cần cù, chăm chỉ, cộng với sự thông minh và năng khiếu vẽ.
- Nguyên nhân thần kì: Mã Lương được thần cho cây bút thần bằng vàng để vẽ được vật có khả năng như thật.
0,5 điểm
0,5 điểm
5
* Yêu cầu chung.
- Viết đúng kiểu văn kể chuyện tưởng tượng.
- Bố cục chặt chẽ, lời kể mạch lạc, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp không mắc lỗi chính tả.
- Bài viết có sử dụng các phép tu từ vừa học và có xen cảm xúc của mình.
* Yêu cầu cụ thể.
Bài viết phải đạt các yêu cầu sau:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu về chuyến thăm trường cũ sau mười năm: trường nào, ở đâu?
b. Thân bài : 
- Kể sơ lược về bản thân hiện nay: tuổi, làm gì,ở đâu?
- Em tự tưởng tượng cảnh vật, con người thay đổi ra sao?
- Cảm xúc trước khi vào trường: vui, hồi hộp...
- Em về thăm trường thấy cảnh vật thay đổi như thế nào: cây cối, ngôi trường,.....
- Em gặp được những ai? Thầy cô có nhận ra em không? Thầy cô có gì thay đổi? Em và thầy cô nói gì với nhau?
c. Kết bài : 
- Cảm nghĩ của em về chuyến thăm đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM:
- Điểm 5: Bài làm có đầy đủ nội dung như dàn ý, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.
- Điểm 4: Bài làm có thể thiếu một vài ý nhỏ trong nội dung dàn ý, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trôi chảy có thể sai một vài lỗi chính tả.
- Điểm 3: Bài làm chỉ thể hiện 50% nội dung trong dàn ý; bố cục rõ ràng diễn đạt một số chỗ còn lủng củng, có thể sai một số lỗi chính tả. 
- Điểm 1-2: Bài làm còn sơ sài, không đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, diễn đạt quá lủng củng hoặc không biết diễn đạt.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng. 
Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt dựa vào bài viết của học sinh để chấm điểm cho phù hợp. 
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
1 điểm
Đáp án này có 02 trang.

Tài liệu đính kèm:

  • doclớp 6.doc