Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 7 (đề dự bị)

Câu 1: (1.5 điểm)

 Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):

a. bàn (danh từ) – bàn (động từ).

b. sâu (danh từ) – sâu (tính từ).

Câu 3: (1 điểm) Đọc những câu thơ sau:

 Côn Sơn suối chảy rì rầm,

 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

 (Trích Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)

 Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

 (Trích Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi và của Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau?

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 7 (đề dự bị)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KONPLÔNG KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2011 – 2012
 Môn: Ngữ văn 7
ĐỀ DỰ BỊ
 Thời gian: 120 phút
 (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ:
Câu 1: (1.5 điểm)
 Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
Câu 2: (1 điểm)
Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):
bàn (danh từ) – bàn (động từ).
sâu (danh từ) – sâu (tính từ).
Câu 3: (1 điểm) Đọc những câu thơ sau:
	Côn Sơn suối chảy rì rầm,
 	Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
 (Trích Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)
	Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
 (Trích Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)	
Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi và của Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau?
Câu 4: (1.5 điểm) 
Hãy thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương:
a. Bây giờ lão phải thẩn thơ giữa nơi đồng ruộng mênh mông và vắng lặng, ngắm trăng suông, nhìn sương tỏa, nghe giun kêu dế khóc.
b. Bác sĩ bảo bệnh tình của anh ấy nặng lắm. Nhưng phải cố gắng đến cùng, may có chút hi vọng.
c. Thôi thì làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái, tôi xin nhận lỗi với các bác vì đã không dạy bảo cháu đến nơi đến chốn.
Câu 5: (5 điểm) 
Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong SGK Ngữ văn 7 tập 1, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người..
.........................................& Hết & .......................................
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
 UBND HUYỆN KONPLÔNG KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2011 – 2012
 Môn: Ngữ văn 7
ĐÁP ÁN DỰ BỊ
 Thời gian: 120 phút
 (Không kể thời gian phát đề)
Câu
 Đáp án
Biểu điểm
1
- Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.
- Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
0,5 điểm
1,0 điểm
2
Đặt được hai câu có sử dụng cặp từ đồng âm theo đúng yêu cầu.
Ví dụ:
a. Trên bàn họp, mọi người đang bàn luận sôi nổi.
b. Con sâu nằm sâu trong tổ.
1,0 điểm
3
- Giống: Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều nói đến tiếng suối với sự so sánh, ví von độc đáo: tiếng suối hay như âm thanh của tiếng đàn, tiếng hát. Đó đều là những âm thanh mang đầy tính nghệ thuật do con người tạo ra.
- Khác:
+ Trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi: tiếng suối được ví như tiếng đàn réo rắt, trầm ấm, gần gũi bên tai nhưng không nói kín đáo mà phải dùng từ “ta nghe”.
+ Trong câu thơ của Hồ Chí Minh: tiếng suối được ví như tiếng hát trong trẻo, du dương, vang xa, gợi thấy niềm lạc quan, phấn khởi của chủ thể trữ tình; Ở Hồ Chí Minh không dùng từ “ta nghe” nhưng người đọc vẫn biết tác giả đang nghe được tiếng suối chảy trong trẻo.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
4
Thành ngữ “đồng không mông quạnh”.
Thành ngữ “còn nước còn tát”.
Thành ngữ “con dại cái mang”.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
5
* Yêu cầu chung:
- Hình thức: 
 + Viết đúng hình thức một bài văn phát biểu cảm nghĩ.
 + Bố cục rõ ràng ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
 + Diễn đạt trong sáng, rõ ràng.
- Nội dung:
 + Phát biểu được cảm nghĩ về niềm hạnh phúc của mình khi được sống giữa tình yêu của mọi người.
 + Vận dụng những hiểu biết về nội dung trong ba văn bản đã học để phát biểu suy nghĩ và tình cảm của mình. Điểm chung của ba văn bản là ca ngợi tình cảm yêu thương giữa những con người (đó là tình cảm cha mẹ đối với con cái, ông bà, anh em và bạn bè tri âm tri kỉ).
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu chung về tình cảm thể hiện trong ba văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà: ca ngợi tình cảm yêu thương giữa những con người (đó là tình cảm mẹ con, ông bà, anh em và bạn bè tri âm tri kỉ).
- Phát biểu về niềm hạnh phúc được sống trong tình yêu thương của mọi người (xuất phát từ các văn bản trên).
2. Thân bài: 
- Cảm nhận được tình cảm chính thể hiện trong ba văn bản: tình cảm thiêng liêng của cha mẹ dành cho con cái (Mẹ tôi), tình cảm giữa những người thân trong gia đình (Những câu hát về tình cảm gia đình), tình cảm bạn bè tri âm, tri kỉ (Bạn đến chơi nhà).
- Thực tế cuộc sống của bản thân: hoàn cảnh, mối quan hệ tình cảm giữa bản thân với người thân trong gia đình và mọi người xung quanh.
- Những suy nghĩ và tình cảm của bản thân khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người.
3. Kết bài: 
- Cảm nghĩ, ước muốn của bản thân về tình cảm gia đình và mọi người xung quanh.
- Những điều bản thân cần làm để mối quan hệ tình cảm giữa bản thân và mọi người ngày càng tốt đẹp hơn.
* Hướng dẫn chấm:
- Điểm 5: Bài làm có đầy đủ nội dung như dàn ý, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.
- Điểm 4: Bài làm có thể thiếu một vài ý nhỏ trong nội dung dàn ý, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trôi chảy có thể sai một vài lỗi chính tả.
- Điểm 3: Bài làm chỉ thể hiện 50% nội dung trong dàn ý; bố cục rõ ràng, diễn đạt một số chỗ còn lủng củng, có thể sai một số lỗi chính tả. 
- Điểm 1-2: Bài làm còn sơ sài, chưa đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt còn lủng củng hoặc không biết diễn đạt.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt dựa vào bài viết của học sinh để chấm điểm cho phù hợp. 
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 du bi.doc.doc