Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014 – 2015 môn: Lịch Sử

I. Phần lịch sử thế giới: (7 điểm)

Câu 1: ( 3,5 điểm)

Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ

vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. Giải thích vì sao? Quan

hệ ngoại giao Mĩ - Việt Nam sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi như thế nào?

Câu 2. (3,5 điểm)

a. Trình bày nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ

hai đến nay?

b. Vì sao Cu - ba được coi là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ

La-tinh?

pdf 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014 – 2015 môn: Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2014 – 2015
Môn: LỊCH SỬ
Ngày thi: 6 tháng 12 năm 2014
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang)
I. Phần lịch sử thế giới: (7 điểm)
Câu 1: ( 3,5 điểm)
Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ
vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. Giải thích vì sao? Quan
hệ ngoại giao Mĩ - Việt Nam sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi như thế nào?
Câu 2. (3,5 điểm)
a. Trình bày nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai đến nay?
b. Vì sao Cu - ba được coi là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ
La-tinh?
II. Phần lịch sử Việt Nam: (13 điểm)
Câu 3. (5,0 điểm)
Hãy nêu những chính sách bóc lột kinh tế của Pháp trong giai đoạn 1919 -1929?
Hậu quả của những chính sách đó đối với kinh tế xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Câu 4: (5,0 điểm)
Em hãy phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam và thái độ, khả năng cách
mạng của từng bộ phận giai cấp, tầng lớp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Câu 5 . (3,0 điểm)
Trong phong trào công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc bãi
công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) có điểm gì mới?
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên. SBD
2HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2014– 2015
Môn: Lịch Sử
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Câu 1
3,5
điểm
Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. Giải thích
vì sao? Quan hệ ngoại giao Việt – Mĩ sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi
như thế nào?
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh
nhất trong thế giới tư bản, là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế
giới.
+ Trong những năm 1945 – 1950, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn
một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới ( 56,47 % - 1948).
+ Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước tư
bản lớn Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới, là chủ nợ duy nhất trên thế
giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc
quyền vũ khí hạt nhân.
- Nguyên nhân:
+ Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào,
trình độ kĩ thuật cao, năng động sáng tạo.
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu được 114 tỉ USD nhờ buôn bán
vũ khí. Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương che chở, không bị chiến
tranh tàn phá.
+ Mĩ tiến hành cách mạng KHKT sớm và thu được nhiều thành tựu
Quan hệ ngoại giao Mĩ - Việt nam sau năm 1975 đến nay có sự thay đổi:
- Giai đoạn sau 1975 Mĩ thực hiện cấm vận Việt Nam, ngăn cản các
hoạt động giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam.
- Năm 1994 Mĩ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
- Tháng 7/1995 Mĩ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
3giao với Việt Nam.
- Tháng 7/2000 Việt Nam và Mĩ kí hiệp định thương mại song
phương. Giá trị thương mại hai chiều ngày càng tăng
- Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu
quả chiến tranh, ủng hộ Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển
đảo. Việt Nam tích cực giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt binh sĩ
Mĩ.
0.25
0.25
Câu 2
(3,5
điểm)
a. Trình bày nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế
giới thứ 2 đến nay (2.5đ)
0.25
- Sau CTTG thứ 2, tình hình khu vực Mĩ La-tinh có nhiều biến chuyển. Mở
đầu bằng thắng lợi của cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba năm 1959 0.25
- Từ những năm 60 đến những năm 80 (TKXX), một cao trào cách mạng đã
bùng lên mạnh mẽ biến Mĩ La – tinh trở thành “đại lục bùng cháy” của
phong trào cách mạng
0.5
- Tiêu biểu nhất là Chilê và Nicaragoa. Tại Chile từ 1970-1973. Chính phủ
của liên minh đoàn kết nhân dân do tổng thổng Agienđê nắm chính quyền
và tiến hành những cải cách tiến bộ. Ở Nicaragoa, mặt trận Xanđino đã lật
đổ chính quyền tay sai Mỹ, đưa đất nước theo con đường dân chủ. Song
phong trào cách mạng ở 2 nước đều thất bại năm 1973 và 1991
0.5
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Củng cố độc lập, chủ quyền, dân chủ
hóa sinh hoạt chính trị, cải cách kinh tế, phát triển hợp tác khu vực
0.5
- Từ đầu những năm 90 (TK XX), do nhiều nguyên nhân, các nước Mĩ La-
tinh gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế giảm sút, nợ nước ngoài
tăng lên, tình hình chính trị một số nước không ổn định
0.5
b. Vì sao Cu - ba được coi là lá cờ đầu của phong trào GPDT ở Mĩ La-
tinh (1đ)
- Từ đầu những năm 50 (TKXX) ở Cu - ba đã bùng nổ phong trào đấu
tranh vũ trang chống chế độ tay sai Mĩ. 0.25
- Ngày 1/1/1959 cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân CuBa đã giành được
thắng lợi. Chính quyền phản động tay sai Mĩ bị lật đổ. 0.25
4- Cu- ba là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh giành được thắng lợi cách mạng
bằng cuộc đấu tranh vũ trang và cũng là nước đầu tiên ở Mĩ La-tinh đã tiến
hành cải cách dân chủ triệt để
- Sau khi đánh bại cuộc tấn công của 1.300 tên lính đánh thuê của Mĩ vào
vùng biển Hirôn(4/1961), bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng,
Cu-ba tuyên bố đi theo con đường XHCN, trở thành nước XHCN đầu tiên ở
khu vực Mĩ La-tinh, là hòn đảo anh hùng, lá cờ đầu của phong trào GPDT ở
khu vực này.
0.5
Câu 3
(5 đ)
Hãy nêu những chính sách bóc lột kinh tế của Pháp trong giai đoạn 1919-
1929 ? Hậu quả của những chính sách đó đối với kinh tế xã hội Việt Nam
đầu thế kỉ XX ?
Trong lĩnh vực nông nghiệp : đây là lĩnh vực được Pháp tăng cường bỏ vốn
đầu tư nhiều nhất, năm 1927 số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400
triệu phrăng, tăng gấp nhiều lần so với thời kì trước chiến tranh.
0.5
Thực dân Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam để thành
lập các đồn điền trồng cây công nghiệp như chè, cà phê cao su, bông, đay,
thầu dầu diện tích đồn điền của Pháp ngày càng rộng lớn, nhiều công ty
cao su lớn ra đời như công ty Đất Đỏ, công ty Mi-sơ-lanh, công ty Cây
nhiệt đới.
0.5
Trong lĩnh vực công nghiệp, Pháp đặc biệt chú trọng vào nghề khai mỏ vì
đây là mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu rất lớn, tất cả các
công ty than có từ trước đều được tăng thêm vốn và hoạt động mạnh hơn,
nhiều công ty than mới nối tiếp nhau ra đời.
0.5
Tuy nhiên Pháp chỉ đầu tư vào những ngành công nghiệp nhẹ, bỏ vốn đầu
tư ít mà lại thu hồi vốn nhanh, những ngành không cạnh tranh với công
nghiệp của Pháp ở chính quốc, còn công nghiệp nặng thì rất hạn chế đầu tư.
0.5
Thương nghiệp phát triển hơn thời kì trước chiến tranh. Để nắm chặt thị
trường VN và Đông Dương tư bản Pháp đánh thuế nặng hàng hoá nhập vào
nước ta, đặc biệt là hàng hoá của Trung Quốc và Nhật Bản, Pháp tìm cách
chèn ép các tư thương VN.
0.5
5Về giao thông vận tải cũng được Pháp đầu tư để phát triển thêm phục vụ
cho việc vận chuyển tài nguyên khai thác được ở VN đem bán hoặc đưa về
Pháp, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng
Đăng - Na Sầm, Vinh - Đông Hà
0.5
Về tài chính, ngân hàng Đông Dương chính là cơ quan đại diện cho thế lực
tư bản tài chính của Pháp, có cổ phần trong hầu hết các công ty và xí nghiệp
lớn, nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
0.5
Chương trình khai thác bóc lột thuộc địa của Pháp lần thứ hai có tác động
sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội VN
Đối với nền kinh tế, nó làm cho nền kinh tế Vệt Nam phát triển què quặt
mất cân đối; nông nghiệp suy giảm, công nghiệp nhẹ phát triển, nhưng công
nghiệp nặng lại bị kìm hãm.
0.5
Nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt. Đời sống của nhân dân vô cùng
khổ cực
0.5
Về mặt xã hội chương trình khai thác bóc lột thuộc địa của Pháp đã làm cho
xã hội VN có sự phân hoá sâu sắc, nhiều giai cấp mới ra đời và phát triển
nhanh về số lượng và chất lượng . 0.5
Câu 4
(5đ)
Phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam và thái độ, khả năng
cách mạng của từng bộ phận giai cấp, tầng lớp sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất?
- Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt Nam
đã có sự phân hóa ngày càng sâu sắc. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và
địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác
nhau.
0,5
- Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hoá thành đại địa chủ, địa chủ vừa
và nhỏ, một bộ phận trở thành tầng lớp tư sản. Bộ phận đại địa chủ chiếm
nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nông dân nên không có
tinh thần cách mạng. Bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước,
tham gia các phong trào khi có điều kiện.
1,0
- Tầng lớp tư sản: ngày càng đông, mấy năm sau CTTG thứ nhất mới trở
thành giai cấp tư sản. Họ đã bị phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản
6và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu
kết chặt chẽ với đế quốc áp bức bóc lột nhân dõn nên không có tinh thần
cách mạng. Bộ phận tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập
nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ đấu tranh không kiên định,
dễ thỏa hiệp. 1,0
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: tăng nhanh về số lượng, họ bị Pháp chèn
ép, bạc đãi nên có đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức có điều kiện tiếp thu
các trào lưu tư tưởng tiến bộ nên có tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực
lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.
0,75
- Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức
bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực
lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
0,75
- Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của pháp và phát
triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai. Có những đặc điểm riêng: bị ba
tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); có quan hệ tự
nhiên gắn bó với nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất
khuất của dân tộc; Đặc biệt, thời kì này, giai cấp công nhân Việt Nam được
tiếp thu ảnh hưởng của phong trào Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa
Mác-Lênin.
Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền
lãnh đạo cách mạng nước ta
1.0
Câu 5
(3đ)
Trong phong trào công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất,
cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) có điểm gì mới ?
7- Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) có điểm mới:
+ Trước khi có phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925), phong
trào đấu tranh của công nhân Việt Nam còn lẻ tẻ, mang tính tự phát, đấu
tranh nặng về kinh tế, giai cấp công nhân chưa thể hiện vị trí tiên phong của
mình.
+ Phong trào công nhân Ba Son là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức lãnh
đạo, có sự đoàn kết quốc tế, đòan kết với các tầng lớp giai cấp khác.
+ Có mục tiêu đấu tranh rõ ràng, không chỉ đấu tranh vì mục đích kinh tế
mà còn đấu tranh vì mục tiêu chính trị.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân Việt Nam, chuyển
từ tự phát sang đấu tranh tự giác
+ Cuộc đấu tranh đã đạt được mục tiêu đề ra, ngăn cản tàu chiến Pháp chở
lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và
thủy thủ Trung Quốc.
0.5
0.5
0.5
0.5
1

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE THI HSG 13_12264019.pdf