Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn

Câu 1 (8 điểm): Hãy viết một văn bản nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha

Câu 2 (12 điểm): Nhà văn I-li-a Ê-ren- bua viết:

“ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”

 (SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXG Giáo dục, 2006, tr.106-107)

Lời bàn của em về điều nhà văn nói qua truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4169Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
Họ tên thí sinh:
Số báo danh: 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC 2014-2015
 MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (8 điểm): Hãy viết một văn bản nghị luận khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha
Câu 2 (12 điểm): Nhà văn I-li-a Ê-ren- bua viết: 
“ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”
	(SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXG Giáo dục, 2006, tr.106-107)
Lời bàn của em về điều nhà văn nói qua truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
..Hết..
(Giám thị không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (8 điểm)
A.Mở bài: (nêu trực tiếp vấn đề nghị luận) (0,75đ)
 Lòng vị tha là tố chất cao đẹp, caoquys nhất của tinh thần, tâm đức của con người.
B.Thân bài:
1.Giải thích : Thế nào là lòng vị tha? (2,0 điểm)
- Lòng vị tha là người có tấm lòng, có tinh thần chăm lo cho người khác một cách vô tư, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích cá nhân
- Trái với lòng vị tha là lòng ích kỉ, chỉ biết mình mà không biết đến người khác
2. Vì sao con người cần sống vị tha? (2,0 điểm)
- Lòng vị tha chính là đức hy sinh của con người, tinh thần trượng nghĩa, là biểu hiện vẻ đẹp đạo lí làm người . Trong một xã hội nếu không có lòng vị tha thì liệu xã hội có phát triển tốt đẹp, hạnh phúc được không?
- Vì thế chuẩn mực đạo đức đó là lòng vị tha, đức hi sinh. Con người sẵn sàng xả thân vì người khác một cách tự nguyện không toan tính vụ lợi.
- Biểu hiện: Trong xã hội có lòng vị tha, tinh thần trượng nghĩa thì khi ai đó gặp khó khan mới có người giúp, người gặp khó khan mới thoát nguy hiểmgiống như Thạch Sanh bắn đại bang cứu công chúa, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Từ Hải cứu Thúy Kiều.. Đó là những con người “Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” “ Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
- Nếu trong xã hội ai cũng có lòng vị tha thì xã hội ấy sẽ tốt đẹp, đất nước sẽ phát triển, xã hội sẽ chan chứa tình ngườikhông còn kẻ xấu xa độc ác
3. Lòng vị tha trong thực tế con người (2,5 điểm)
- Thực ra trong thực tế ai cũng có lòng vị tha, chỉ khác là lòng vị tha ấy sẽ bộc lộ lúc nào? Mức độ ra saoLòn vị tha bộc lộ từ mức độ bình thường đến hành động xả thân cao cả và thiêng liêng
+ Lòng vị tha của người mẹ lặng thầm hy sinh vì gia đình, hy sinh cho chồng con, cho quê hương, đất nước. Nhất là khi đất nước có chiến tranh, bao bà mẹ đã được phong anh hùng
+Lòng vị tha của những người lính sẵn sàng xả thân vì đất nước( Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh)
+ Lòng vị tha của đồng bào ta mỗi khi vùng miền nào đó gặp thiên tai, bão lũ
- Lòng vị tha của những người anh hùng suốt đời hy sinh cho Tổ quốc (Hồ Chí Minh, )
- Bên cạnh lòng vị tha còn có những người ích kỉ, chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân, chơi bời, tham lam, vô cảm..nhất là ở 1 bộ phận thanh niên ngày nay..phê phán
C. Kết bài (0,75đ)
- Con người có lòng vị tha là tấm gương đẹp, cần noi theo
- Tuổi học trò cần rèn luyện tính vị tha từ hành động nhỏ nhấtđể trở thành ngươi có ích, góp phần cho xã hội thêm ấm áp tình người, tình đời.
Câu 2 (12 điểm)
A.Mở bài: - Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận (1 điểm)
+ Có ý kiến cho rằng tình yêu gia đình là nền móng duy nhất của tình yêu quê hương đất nước. Nhà văn I-li-a Ê-ren- bua viết: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”
+ Đúng vậy, có yêu gia đình mới yêu quê hương đất nước
+ Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) là minh chứng xác đáng cho tình yêu ấy
B. Thân bài
1. Giải thích ý kiến nhà văn I-li-a Ê-ren- bua (3 điểm)
- Yêu nước là khái niệm trừu tượng, ý nghĩa rộng lớn. Nhà văn đã cụ thể hóa khái niệm ấy từ cái riêng đến cái chung, cụ thể đến khái quát, nhỏ đến lớn, gần gũi đến thiêng liêng để khẳng định tư tưởng lớn lao: Lòng yêu nước, tình yêu Tổ quốc không phải là cái gì xa xôi mà rất gần gũi, nó được xây từ tình yêu gia đình-cơ sở, nền tảng duy nhất của tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước.
- Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc là yêu Tổ quốc. Góp phần xây dựng làng xóm, quê hương là yêu Tổ quốc. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, sẵn sang bảo vệ đó là yêu Tổ quốc. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) được đánh giá là người nông dân yêu quê hương, yêu nước
2.Chứng minh: Tình yêu làng của ông Hai qua các thời gian (7 điểm)
- Trước cách mạng: tự hào về làng, khoe làng: “nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh”, khoe sinh phần của viên Tổng đốc(1 đ)
- Sau cách mạng: (1đ)
+ Pt cách mạng sôi nổi
+ phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi
- Ở nơi tản cư: (1đ)
+ Nhớ làng day dứt, cồn cào..
+ Nghe ngóng thông tin về làng kháng chiến, nhận được tin thắng trận của ta “ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá!”
- Tình huống thất thiệt(3đ)
+ Ông đau đớn, nhục nhã, xáu hổ, ê chề. Tâm trạng day dứt, ặng nề, không dám đi đâu
+ Ông vẫn khẳng định lập trường” Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tự nói với lòng mình trung thành với cụ Hồ. Dù có chết tấm lòng ấy không hề đơn sai
- Tin được cải chín vui sướng như mở cờ trong bụng, hớn hở đi khoe làng ông bị đốt, nhà ông bị đốt..ông không hề tiếc bởi đó là minh chứng cho lòng yêu nước, yêu kháng chiến, yêu cụ Hồ(1đ)
→ Ông Hai có lòng yêu làng, yêu quê hương, đất nước đến tuyệt đối. Tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước, yêu lãnh tụ..
c. Kết luận (1đ)
- Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời chống Pháp, yêu làng sâu sắc, sẵn sang hi sinh tài sản, tính mạng để bảo vệ làng, bảo vệ quê hương, đất nước
- Kim lân đã khéo đặt nhân vật vào tình huống để bộc lộ tính cách nhân vật qua đó gửi gắm tư tưởng yêu nước của nhà văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ HSG LẦN 2.doc