Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Câu 1 (0,5) : Truyện nào sau đây không phải là truyền thuyết?

A. Sự tích Hồ Ba Bể C. Thánh Gióng

B. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Con Rồng Cháu Tiên

Câu 2(0,5) : Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “ cái bọc trăm trứng” là:

A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.

B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.

C. Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.

Câu 3(0,5) : Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước:

A. Chống giặc ngoại xâm B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.

C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa D. Giữ gìn ngôi vua.

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS- THPT ĐINH TIÊN HOÀNG
Họ và tên: .........................................................
Lớp :.................................................................
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
2015-2016
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian 90 phút
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Câu 1 (0,5) : Truyện nào sau đây không phải là truyền thuyết? 
A. Sự tích Hồ Ba Bể 	 C. Thánh Gióng	
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh	D. Con Rồng Cháu Tiên 
Câu 2(0,5) : Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “ cái bọc trăm trứng” là: 
A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.	
B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
C. Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Câu 3(0,5) : Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước: 
A. Chống giặc ngoại xâm	 B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa	 D. Giữ gìn ngôi vua.
Câu 4 (0,5) : Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng 
A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược.
C. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre diệt giặc.
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông.
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: 
(1 điểm ) Từ là gì? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
( 1 điểm ) Xếp các từ sau vào bảng phân loại cho phù hợp: 
Núi đồi, rực rỡ, đẹp đẽ, dịu dàng, vườn, ngọt, thành phố, ăn, bánh kẹo, đánh đập
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép
..
..
.
..
...
Câu 4: ( 6 điểm) Hãy kể lại một câu chuyện nói về tình bạn (hoặc tình cảm gia đình, tình nghĩa thầy trò... ) đã để lại trong em những tình cảm, cảm xúc khó quên mà em đã từng được nghe kể, chứng kiến hay xem ở báo đài.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Năm học: 2015 - 2016
MÔN : NGỮ VĂN 6
Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm
Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm thành phần như sau:
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
- Yêu cầu:
 Học sinh viết lại câu trả lời đúng nhất (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm, tổng 2,0 điểm.
	- Đáp án:
Câu
Đáp án
Câu 
Đáp án
1
A
3
C
2
D
4
D
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
 Câu
 Yêu cầu về nội dung
 Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 
Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép
Vườn, ngọt, ăn
Rực rỡ, đẹp đẽ, dịu dàng
Núi đồi, thành phố, đánh đập.
 0,5đ
 0,5đ
1đ
Câu 2
( 6,0 điểm)
Yêu cầu chung
Đề bài thuộc thể loại văn kể chuyện. Kể lại một câu chuyện nói về tình bạn (hoặc tình cảm gia đình, tình nghĩa thầy trò...) đã để lại trong em những tình cảm, cảm xúc khó quên mà em đã từng được nghe kể, chứng kiến hay xem ở báo đài. Câu chuyện kể lại có thể vui hay buồn, miễn sao được trình bày rõ ràng, mạch lạc (có mở đầu, diễn biến và kết thúc), bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc tiêu biểu, chân thực; nêu được ý nghĩa hay tác dụng của câu chuyện đó đối với bản thân. Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả, trình bày sạch sẽ.
Yêu cầu cụ thể
Điểm 5, 6: Nắm vững yêu cầu đề ra, thể hiện được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, sinh động, giàu cảm xúc. Bố cục rõ ràng, cân đối, ý sâu sắc, phong phú. Sai không quá 2 lỗi diễn đạt.
Điểm 4: Nắm vững yêu cầu đề ra, thể hiện được các yêu cầu trên. Văn viết khá mạch lạc, sinh động, khá cảm xúc. Bố cục rõ ràng, cân đối, ý khá sâu sắc và phong phú. Sai không quá 3 lỗi diễn đạt.
Điểm 2,3: Nắm vững yêu cầu đề ra, thể hiện được các yêu cầu trên. Văn viết tương đối trôi chảy, mạch lạc, có thể hiện cảm xúc. Sai không quá 4 lỗi diễn đạt.
Điểm 1 : ý nghèo, văn viết thiếu mạch lạc, sai nhiều lỗi diễn đạt.
Dàn bài gợi ý
A. Mở bài: (Mở đầu: giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật, sự việc trước khi xảy ra câu chuyện theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.)
	- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Liên quan đến người, sự việc nào?...
	- Hoặc: Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc chuẩn bị cho câu chuyện bắt đầu là gì? ...
 B.Thân bài: (Diễn biến: kể lại diễn biến của câu chuyện từ lúc mở đầu đến khi kết thúc)
	- Sự việc mở đầu câu chuyện là gì ?
	- Những sự việc tiếp theo diễn ra lần lượt ra sao ? (Chú ý những nét tiêu biểu)	
 - Sự việc kết thúc lúc nào ?
C. Kết bài: (Kết thúc: nêu cảm nghĩ về câu chuyện đã kể theo cách mở rộng hoặc không mở rộng )
 - Câu chuyện đó làm thay đổi điều gì trong cuộc sống của em?
	- Hoặc: Câu chuyện diễn ra đã để lại cho em những tình cảm, cảm xúc gì ?
1đ
4đ
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_kiem_tra_chat_luong_dau_nam_lop_6.docx