I. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt.
- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, tranh
2. Học sinh: Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập.
01 22 01 19 Ngày soạn: / /2007 Ngày dạy: : / /2007 Tiết 38 - 39: Đồ dùng điện nhiệt, bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, thực hành: bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện. A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu. Học sinh hiểu được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện nhiệt. Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, tranh 2. Học sinh: Sgk, vở ghi, dụng cụ học tập. B. Các hoạt động dạy học trên lớp. I. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. II. Dạy bài mới. Đồ dùng điện loại điện nhiệt đã trở thành dụng cụ không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Từ bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, bình nước nóng, bàn là điện vậy chúng có cấu tạo và nguyên lí làm việc như thế nào chúng ta vào bài hôm nay. Tiết 38: Đồ dùng loại điện nhiệt – bàn là điện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Đồ dùng loại điện nhiệt.(20’) ? Hãy nêu tác dụng của dòng điện? 1. Nguyên lí biến đổi năng lượng của đồ dùng loại điện nhiệt dựa vào tác dụng của dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến đổi điện năng thàng nhiệt năng. ? Năng lượng đầu vào và đầu ra của đồ dùng điện nhiệt là gì? - Năng lượng vào là điện năng, năng lượng ra là nhiệt năng. ? Vì sao dây đốt nóng phải làm bằng chất liệu có điện trở suất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao? 2. Dây đốt nóng. a) Điện trở của dây đốt nóng. Điện trở R của dây đốt nóng phụ thuộc vào điện trở suất của vật liệu dẫn điện. b) Các yêu cầu kỹ thuật. Dây đốt nóng phải làm bằng chất liệu có điện trở suất lớn và phải chịu được nhiệt độ cao. G Ví dụ như dây niken – Crôm hoặc Fe – Cr (có nhiệt độ làm việc 850oC đến 1000oC) G Một trong những vật dụng ứng dụng của đồ dùng điện loại điện nhiệt là bàn là điện chúng ta cùng nhau nghiên cứu. II. Bàn là điện. (22’) G Cho học sinh quan sát bàn là điện. 1. Cấu tạo. Gồm hai bộ phận chính: Dây đốt nóng và vỏ. ? Chức năng của dây đốt nóng và đế bàn là điện là gì? Dây đốt nóng có chức năng biến đổi điện năng thành nhiệt năng. ? Nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng niken – crôm vào khoảng bao nhiêu? Từ 1000oC đến 1100oC. 2. Nguyên lí làm việc. ? Nguyên lí làm việc của bàn là điện là gì? Khi đóng điện dòng điện chạy qua dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm nóng bàn là. ? Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầy ra của bàn là điện? - Là năng lượng đầu ra của bàn là điện 3. Các thông số kĩ thuật. Điện áp định mức: 220V Công suất định mức: 300W đến 1000W. 4. Sử dụng. ? Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý đến điều gì? Sử dụng đúng thông số kĩ thuật. Khi đóng điện không để mặt bàn là quá lâu trên quần, áo. Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt. III. Hướng dẫn học ở nhà.(2’) Học theo sách giáo khoa và vở ghi. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Đọc trước bài “Bếp điện, nồi cơm điện” Đọc phần có thể em chưa biết. 01 29 01 26 Ngày soạn: / /2007 Ngày dạy: : / /2007 Tiết 39: Bếp điện, nồi cơm điện B. Các hoạt động dạy học trên lớp. I. Kiểm tra bài cũ.(5’) Nêu nguyên lí và cấu tạo của đồ dùng loại điện nhiệt. Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của bàn là điện. Trả lời: Nguyên lí biến đổi năng lượng của đồ dùng loại điện nhiệt dựa vào tác dụng của dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến đổi điện năng thàng nhiệt năng. Dây đốt nóng có điện trở suất cao, chịu được nhiệt độ cao. Bàn là điện. 1. Cấu tạo. Gồm hai bộ phận chính: Dây đốt nóng và vỏ. 2. Nguyên lí làm việc. Khi đóng điện dòng điện chạy qua dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế bàn là làm nóng bàn là. 3. Sử dụng. Sử dụng đúng thông số kĩ thuật. Khi đóng điện không để mặt bàn là quá lâu trên quần, áo. Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt. II. Dạy bài mới. (2’). Trên thị trường đồ dùng điện ở nước ta hiện nay có nhiều kiểu, nhiều loại bếp điện và nồi cơm điện như bếp điện kiểu kín, bếp điện kiểu hở Các loại nồi cơm điện hẹn giờ, tự động nấu theo quy trình Để hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc cũng như cách sử dụng bếp điện, nồi cơm điện chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh G Treo tranh vẽ, mỗ hình bếp. I. Bếp điện. (15’) 1. Cấu tạo. ? Bếp điện có mấy bộ phận chính? Gồm hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp. ? Dây đốt nóng thường dùng bằng hợp kim gì? Ni – Cr hoặc Fe – Cr. ? Bếp điện gồm mấy loại? a) Bếp điện kiểu hở: Dây đốt được quấn thành lò so và để hở. b) Bếp điện kiểu kín: Dây đốt nóng được đúc kín bên trong ống. ? So sánh hai loại bếp điện theo em sử dụng loại bếp điện nào an toàn hơn? 2. Các số liệu kĩ thuật. ? Hãy đọc và giải thích các số liệu kĩ thuật? Điện áp định mức: 220V. Công suất định mức: 500W đ 2000W. ? Để đảm bảo an toàn khi đun nấu ta phải làm gì? 3. Sử dụng. Sử dụng đúng điện áp định mức của bếp điện. Không để thức ăn, nước sôi vào dây đốt nóng. Thường xuyên lau chùi bếp sạch sẽ. đảm bảo an toàn về điện và nhiệt. II. Nồi cơm điện. (15’) ? Nồi cơm điện có mấy bộ phận chính? 1. Cấu tạo. Gồm ba bộ phận chính: Vỏ nồi, soong, dây đốt nóng. Vỏ nồi có hai lớp, giữa hai lớp có bông thuỷ tinh cách nhiệt. Soong được làm bằng hợp kim nhôm phía trong được phủ một lớp men chống dính. ? Lớp bông thuỷ tinh ở giữa hai lớp vỏ của nồi có chức năng gì? - Cách nhiệt bên ngoài và giữ nhiệt bên trong. ? Vì sao nồi cơm điện có hai dây đốt nóng? Dây đốt nóng chính: Dùng ở chế độ nấu cơm. Dây đốt nóng phụ: Dùng ở chế độ ủ cơm. ? Đọc và giải thích các thông số kỹ thuật của nồi cơm điện? 2. Các thông số kỹ thuật(5’) G Nhấn mạnh cách sử dụng đối với nồi cơm điện. 3. Sử dụng (SGK) III. Hướng dẫn học ở nhà.(2’) Học theo sách giáo khoa và vở ghi. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Học thuộc phần ghi nhớ. Chuẩn bị để tiết sau thực hành. Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
Tài liệu đính kèm: