Etilen - Minh Thắng

1. Kiến thức:

- HS biết và viết được CTCT,trình bày được tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của Etilen.

- Hiểu khái niệm về liên kết đôi và đặc điểm của nó.

- Biết phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các p/ư đặc trưng của Etilen và các Hiđro cacbon có liên kết đôi.

2. Kỹ năng.

- Biết cách viết pt p/ư cộng, p/ư trùng hợp.

- Phân biệt được Etilen với metan.

- Lắp được mô hình p/tử Etilen.

3. Thái độ. Có ý thức bảo quản mô hình, bảo vệ môi trường.

4. Phát triển năng lực.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Etilen - Minh Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 46 - ETILEN
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- HS biết và viết được CTCT,trình bày được tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của Etilen.
- Hiểu khái niệm về liên kết đôi và đặc điểm của nó.
- Biết phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các p/ư đặc trưng của Etilen và các Hiđro cacbon có liên kết đôi.
2. Kỹ năng.
- Biết cách viết pt p/ư cộng, p/ư trùng hợp.
- Phân biệt được Etilen với metan.
- Lắp được mô hình p/tử Etilen.
3. Thái độ. Có ý thức bảo quản mô hình, bảo vệ môi trường.
4. Phát triển năng lực.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Phương pháp. Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, trao đổi nhóm
III.Phương tiện dạy học.
- GV chuẩn bị mô hình p/tử dạng rỗng,tranh mô tả thí nghiệm etilen tác dụng với dung dịch brôm.
- HS N/C trước bài ở nhà, học kĩ bài metan.
IV. Tiến trình các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
3.Hoạt động dạy và học : (35')
Phát triển năng lực
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Hoạt động 1: (5')Tìm hiểu tính chất vật lý của etilen.
? Etilen có những tính chất vật lý như thế nào?
? Tính chất vật lý của metan và etilen có gì giống và khác nhau.?
+Etilen không có trong tự nhiên như Metan
I. Tính chất vật lý.
+ N/cứu thông tin sgk/117 TL câu hỏi
+ trả lời - nhận xét.
* Ghi nhớ: Là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
+ Trả lời - nhận xét - bổ xung.
Đều giống nhau chỉ khác là etilen nặng hơn metan
Năng lực thực hành hóa học.
Hoạt động 2: (10'):Tìm hiểu cấu tạo phân tử etilen.
+ Y/C HS quan sát mô hìnhr Etilen và H 4.7 (SGK)
? Nhận xét cấu tạo phân tử C2H4
? C2H4 có những loại liên kết nào?
+ Để C đảm bảo hoá trị nên giữa 2 NT C có 1 LK đôi.
? Y/C HS lên bảng viết CT CT và CT PT?
+ Chốt lại:
GV. Cho gọi 1 hs lên bảng lắp mô hình.
II. Cấu tạo phân tử.
HS. Quan sát hình 4.7 và mô hình
+ Trong phân tử mỗi nguyên tử C LK với 2 nguyên tử H
+ Trả lời - nhận xét : có 4 liên kết đơn và 1 liên kết đôi.
+ Viết CT CT, CT PT, có nhận xét bổ sung.
* Ghi nhớ:
- CTPT: C2H4
- CTCT: 
Viết gọn: CH2 = CH2 
=> Đặc điểm cấu tạo: Phân tử etilen có 1 liên kết đôi trong đó có 1 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học tạo thành LK đơn.
+Lên bảng thức hiện.
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
Hoạt động 3: (15')Tìm hiểu tính chất hóa học của etilen.
? Etilen có cháy được không?
? Dự đoán sản phẩm cháy của Etilen là những chất nào?
Y/C Cho gọi 1 hs lên bảng viết PT phản ứng.
+ PƯ của metan tác dụng với Cl2 là PƯ đặc trưng của metan vậy Etilen có CT khác metan TC đặc trưng của Etilen có khác không?
? Etilen có p/ư với dd Br2 không?
ư
GV. Gọi hs lên bảng viết pt phản ứng.
? Phản ứng giữa etilen và Br2 thuộc loại phản ứng nào?
GV.Trong quá trình phản ứng xảy ra có 1 liên kết trong liên kết đôi đã bị đứt ra tạo phản ứng cộng Br2.
+ Chỉ trên phân tử Đibrômmetan: PT vẫn có 2 NT C nhưng LK đôi đã bị phá vỡ do LK đó kém bền nhưng trong phân tử có 2 NT Br2 để đảm bảo hoá trị cho C
- PƯ cộng là PƯ đặc trưng cho LK đôi.
? Các phân tử etilen có liên kết laị được với nhau không.
GV. Thông tin ở điều kiện nhiệt độ, áp suất và chất xúc tác thích hợp các phân tử etylen liên kết với nhau tạo thành phân tử lớn gọi là Polietilen.
GV. Thông tin s/p Etilen được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Là chất rắn khó phân huỷ nên khi sử dụng các loại đồ dùng làm bằng Poliêtilen ko được vứt bừa bãi,để tránh gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là các túi bóng đựng các loại T/ăn
III. Tính chất hóa học.
HS. N/c thông tin sgk trả lời ( cháy)
1. Phản ứng cháy.
+Trả lời ( H2O và CO2)
+ Lên bảng viết pt, nhận xét.
*Ghi nhớ:
C2H4(k)+ 3O2(k) 2CO2(k)+2H2O(l)
2. Phản ứng với dung dịch Brom.
+ Nghiên cứu thí nghiệm sgk, quan sát H4.8 trả lời câu hỏi.
-C2H4 có phản ứng với dd Br2 vì khi cho khí C2H4 sục vào dd Br2 có màu cam thì dd mất màu.
* Viết PT PƯ, ghi nhớ:
+Br-Br 
Viết gọn:
CH2 = CH2+ Br2 Br-CH2- CH2-Br
+ Trả lời ( PƯ cộng)
=> Phản ứng giữa C2H4 và Br2 thuộc loại phản ứng cộng. Các chất có Lk đôi dễ tham gia phản ứng cộng
3. Phản ứng trùng hợp.
VD:
... + CH2=CH2+ CH2=CH2+ ...
...- CH2- CH2- CH2- CH2 - CH2- ...
=> Polietilen là chất rắn không tan trong nước và là n/liệu quan trọng để chế chất dẻo.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Hoạt động 4: (5')Tìm hiểu ứng dụng của Etilen.
? Nêu ứng dụng của Etilen.
+ SX được Polietilen là nhờ TC Etilen có TC trùng hợp.
+ SX nhựa PVC nhờ phản ứng cộng với Br2
+ SX axit axêtic nhờ tác dụng với O2 khi có Đk nhiệt độ,xúc tác thích hợp.
IV. ứng dụng .
+. Quan sát sơ đồ sgk/118
*. Nêu ứng dụng có liên hệ thực tế.
- Làm nguyên liệu sx chất dẻo: PE, PVC.
- Điều chế axit axetic, rượu Etylic.
- Kích thích hoa quả mau chín.
4. Kiểm tra đánh giá : (3')
- HS. Đọc phần em có biết. Làm bài tập sgk.119
5. Dặn dò: (1')
- BTVN: sgk/119
- Chuẩn bị trước bài 38.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 37. Etilen - Minh Thắng.doc