Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm giọng hát và âm thanh của các
loại nhạc cụ. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho học sinh THCS không nhằm
đào tạo cho các em trở thành những người làm nghề Âm nhạc mà thông qua
môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em, nhằm góp phần
cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học đề
ra.
Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của
học sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp
truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử
dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công
nghệ thông tin (CNTT) trong trường học được đẩy mạnh trong 2 năm qua đã
từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp
giáo dục.
MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............................................... 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ............................................................................... 1 GIẢI PHÁP HỮU ÍCH ......................................................................................... 1 “TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 6 HỌC MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC THÔNG QUA PHẦN MỀM VIOLET 1.9” ........................... 1 1.Họ và tên: Nguyễn Đăng Long ..................................................................... 1 2.Chức vụ: Giáo viên Âm nhạc ........................................................................ 1 3.Đơn vị công tác: Trường THCS Gia Lâm-Lâm Hà ..................................... 1 4.Lý do chọn đề tài: ........................................................................................... 1 5. Nội dung giải pháp hữu ích. ....................................................................... 2 6.Bài học kinh nghiệm: .................................................................................... 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học âm nhạc / NXB Giáo dục - Ngô Thị Nam. 2. Âm nhạc phổ thông - NXB Giáo dục / Phạm Trọng Cầu- Thy Mai. 4. Kiến thức Môn Hát – Nhạc phổ thông / NXB Giáo dục- Trần Cường - Hàn Ngọc Bích - Cao Minh Khanh. 5. Âm nhạc - Tác giả và tác phẩm / NXB Âm nhạc- Trần Cường. 6. Giáo dục học / NXB Giáo dục. 7. Một số tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học. 8. Phương pháp dạy học âm nhạc/ Hoàng Long - Hoàng Lân. 9. Tài liệu tập huấn Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS. 10.Trangwebviolet.com.vn - 1 - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc GIẢI PHÁP HỮU ÍCH “TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 6 HỌC MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC THÔNG QUA PHẦN MỀM VIOLET 1.9” 1.Họ và tên: Nguyễn Đăng Long 2.Chức vụ: Giáo viên Âm nhạc 3.Đơn vị công tác: Trường THCS Gia Lâm-Lâm Hà 4.Lý do chọn đề tài: Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho học sinh THCS không nhằm đào tạo cho các em trở thành những người làm nghề Âm nhạc mà thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em, nhằm góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học đề ra. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học được đẩy mạnh trong 2 năm qua đã từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục. Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên tinh thần nội dung đó Sở GD-ĐT Lâm Đồng, Phòng GD-ĐT Lâm Hà đã chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên các môn học tiếp tục triển khai việc tích hợp, lồng ghép sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học - 2 - của mình. Cụ thể là: Giáo viên bộ môn dạy nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và phương pháp của môn học, tránh sử dụng giáo viên tin học soạn chương trình dạy nhạc theo hướng lập trình. Giáo viên môn văn có thể tích hợp dạy phương pháp trình bày văn bản Tương tự như vậy với các môn Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Toán, Lịch sử, Giáo viên cần tích cực tham gia giới thiệu và tham khảo các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên nhiều hình thức và trên diễn đàn mạng giáo dục để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị, việc tạo điều kiện thuận lợi từ Ban giám hiệu nhà trường, tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng các phần mềm và đưa vào thực nghiệm trong dạy học, bước đầu đã có những kết qủa khả quan. Trong bài viết này tôi đi sâu vào trình bày phần mềm Violet, giới thiệu khả năng ứng dụng cụ thể của CNTT trong một số bài dạy điển hình của phân môn Âm nhạc thường thức. Đó là lí do tôi chọn tên giải pháp hữu ích : “Tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 học môn Âm nhạc thường thức thông qua phần mềm Violet 1.9” 5. Nội dung giải pháp hữu ích. 5.1 Khó khăn, thuận lợi, sự cần thiết của giải pháp a. Khó khăn. - Học sinh THCS đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lí. Các em còn ngại tiếp xúc với các nhạc cụ, với các hình thức biểu diễn. Vì vậy việc tạo cho học sinh nâng cao chất lượng và hứng thú trong học tập là một điều hết sức cần thiết. - Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường cũng đã đảm bảo cho việc học sinh nghe và quan sát. Các đồ dùng thiết bị dạy học còn thiếu nhiều đặc biệt là các thiết bị như máy nghe, thanh phách, bảng phụ, tranh ảnh hoặc các thiết bị được cấp về có chất lượng không cao có thiết bị chỉ sử dụng một lần đã hư hỏng hoặc không dùng được nửa bởi chỉ có giá trị dùng một lần. b.Thuận lợi: - 3 - - Từ năm học 2008-2009 là năm học thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học. Đó là việc làm đem lại hiệu quả trong giảng dạy, giúp cho giáo viên chủ động có được những bài soạn mang tính hiện đại, sinh động thông qua phương tiện là máy tính. Vì vậy kỹ thuật chép nhạc, kỹ thuật xử lí âm thanh, vi deo, soạn giảng âm nhạc trên máy tính là những công việc cần thiết để đổi mới dạy học âm nhạc ở trường trung học cơ sở (THCS). Qua những năm trước được tập huấn nhiều phần mềm hỗ trợ trong quá trinh giảng dạy do vậy khả năng ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy âm nhạc đã đạt được nhiều kết quả khả quan. c.Sự cần thiết của giải pháp: - Giúp cho học sinh có thêm những hiểu biết về nghệ thuật âm nhạc, tác dụng của âm nhạc đối với đời sống - Học sinh được bồi dưỡng về thị hiếu, thẩm mỹ và nâng cao năng lực, cảm thụ âm nhạc, xác định trách nhiệm trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Dạy học Âm nhạc thường thức phải đem tới cho học sinh những kiến thức âm nhạc dễ hiểu, phổ thông, nhưng không đơn thuần bằng sự thuyết giảng mà học sinh phải được nghe và nhìn cụ thể. - Dạy học Âm nhạc thường thức phải chuyển tải được tất cả những nội dung được quy định trong chương trình dạy học. 5.2 Phạm vi áp dụng giải pháp hữu ích: Với giải pháp " Tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 học môn Âm nhạc thường thức thông qua phần mềm Violet 1.9”. Tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức (ÂNTT) với những tiết dạy có ứng dụng CNTT của khối 6 và có thể áp dụng trong tất cả các khối 7, 8, 9 ở trường THCS Gia Lâm và các trường khác. 5.3 Thời gian áp dụng giải pháp hữu ích: Thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy môn âm nhạc nói chung và phân môn Âm nhạc thường thức nói riêng. - 4 - 5.4 Giải pháp thực hiện: 5.4.1 Tính mới của giải pháp hữu ích. Với phần mềm Violet không phải là phần mềm mới nhưng đối với giáo viên giảng dạy âm nhạc nói chung và giáo viện dạy âm nhạc ở trường THCS Gia Lâm nói riêng cũng áp dụng , sử dụng một cách có hiệu quả. Trong phần mềm này tôi thấy hay và phù hợp ở trường THCS Gia Lâm cho việc xây dựng một bài giảng đa dạng trong thiết kế, siêu liên kết, đặc biệt là tạo ra được một sân chơi thông qua trình đơn . - 5 - Tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 học môn Âm nhạc thường thức thông qua phần mềm Violet 1.9” Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học, thiết bị dạy học chỉ có đàn Organ và máy cassette, một số học sinh có năng khiếu thì việc học rất đơn giản nhưng đa số học sinh khác việc tiếp thu và thực hành âm nhạc gặp rất nhiều khó khăn; vì vậy việc giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em còn nhiều hạn chế. Thông qua các tác phẩm âm nhạc, thông qua thực hành ca hát giúp các em tiếp cận và lĩnh hội nghệ thuật nhưng thực tế do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn nên việc dạy học âm nhạc chưa đạt hiệu quả. Từ khi nhà trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học với tất cả các môn học, dần dần chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh hứng thú hơn với môn học và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Muốn làm tốt điều đó thì mỗi giáo viên cần trau dồi thêm, nghiên cứu nhiều tài liệu đặc biệt là những phần mềm hỗ trợ trong công tác giảng dạy Giải pháp được thực hiện qua quá trình tập huấn, học hỏi, rút kết kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng giáo án điện tử môn Âm nhạc tại trường THCS Gia Lâm. Vận dụng giáo án điện tử nhằm đảm bảo thực hiện được mục đích cho việc giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS Gia Lâm trong những năm học vừa qua. Căn cứ chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong - 6 - ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 và tiếp tục thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giai đoạn 2013-2016. Năm học 2017-2018 tiếp tục thực hiện việc ứng dụng CNTT vào dạy học một cách sâu rộng hơn. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ âm thanh để diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người. Với các bài giảng điện tử, giáo viên sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tác động tới học sinh thông qua các hoạt động âm nhạc như: nghe, nhìn, cảm nhận màu sắc của âm thanh, hình ảnh từ đó hình thành tình cảm, đạo đức thẩm mĩ góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, chính vì thế công việc thiết kế bài giảng cần rất nhiều sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật từ các chương trình, phần mềm âm nhạc. a.Dạy và học theo quan điểm CNTT: Để dạy minh hoạ tốt nội dung ÂNTT cần có những phương tiện và đồ dùng dạy học như: - Tranh ảnh. - Băng, đĩa nhạc. - Nhạc cụ. - Các tư liệu tham khảo Dạy Âm nhạc thường thức không thể chỉ dạy bằng lời giảng của mình, muốn đạt hiệu qủa cao, giáo viên phải cố gắng minh họa bằng âm thanh, hình ảnhĐể thực hiện tất cả nội dung nêu trên cần phải thay đổi mới phương pháp giảng dạy, việc giáo viên chuẩn bị phương tiện cho tiết dạy Âm nhạc thường thức, trong điều kiện các trường THCS hiện nay, thiết bị dạy học tuy cũng có nhưng chưa đầy đủ, và chưa thể đáp ứng yêu cầu như mong muốn. Trong những thời gian gần đây, tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy với sự trợ giúp của phần mềm Violet, và đã thấy được hiệu quả một cách đáng kể. - 7 - VIOLET là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với phần mềm khác, VIOLET chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh chuyển động và tương tácrất phù hợp với học sinh cấp phổ thông. - Giao diện Tiếng Việt rất dễ sử dụng. - Cho phép nhập và chỉnh sửa các dữ liệu như công thức Toán, âm thanh, hình ảnh, phim chuyển động và tương tác - Nhiều mẫu bài tập được lập trình sẵn: bài tập trắc nghiệm; ghép đôi; bài tập kéo thả chữ; điền khuyết; vẽ đồ thị - Đặc biệt VOLET hỗ trợ mọi định dạng file thông dụng như: flv, mpg, avi, mov, wmv, asf, dat, 3gp (phim), jpg, gif, png, bmp, ico, wmf, emf, (ảnh), swf( Flash), mp3. Giải pháp được thực hiện qua quá trình tập huấn, học hỏi, rút kết kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng giáo án điện tử môn Âm nhạc tại trường THCS Gia Lâm. Vận dụng giáo án điện tử nhằm đảm bảo thực hiện được mục đích cho việc giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS Gia Lâm trong những năm vừa qua và năm học 2017-2018. Căn cứ chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 và tiếp tục thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giai đoạn 2013-2016. Năm học 2017-2018 tiếp tục thực hiện việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ âm thanh để diễn tả tư tưởng, tình cảm của con người. Với các bài giảng điện tử, giáo viên sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tác động tới học sinh thông qua các hoạt động âm nhạc như: nghe, nhìn, cảm nhận màu sắc của âm thanh, hình ảnh từ đó hình thành tình cảm, đạo đức thẩm mĩ - 8 - góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, chính vì thế công việc thiết kế bài giảng cần rất nhiều sự hỗ trợ về mặt kĩ thuật từ các chương trình, phần mềm âm nhạc. Trong những năm học qua tôi đã phát huy tính hiệu quả trong việc ứng dụng phần mềm Violet 1.5 thì năm học 2017-2018 tôi sẽ vận dụng một cách khoa học, chuyên sâu hơn trong việc soạn bài tập, trò chơi, ô chữ trong quá trình giảng dạy với phần mềm Violet 1.9. Học là một quá trình thu nhận thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu qủa, nếu nội dung bài chỉ truyền tới người học bằng văn bản thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học có thể sử dụng các phương tiện dạy học sau: -Đèn chiếu Overhead. -Video-projector. PM.chưyển đuôi nhạc . PM.Viết nhạc PM. ProShow Gold PM.Violet 1.9 -Phần mềm dạy học. Công nghệ kiểm tra trên vi tính. -Sử dụng Internet. Ở đây tôi đã ứng dụng Violet trong bài giảng, dạy học với phương tiện tôi thấy có các ưu thế sau: - Giáo viên chuẩn bị một lần mà được giảng dạy nhiều lần. - Các phần mềm dạy học thay thế giáo viên thực hành, tăng tính năng động cho người học. - Giáo viên trình bày bài giảng sinh động, dễ dàng cập nhật thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại. - 9 - -Phương tiện hỗ trợ làm tăng thêm hiệu quả đối với những bài giảng khó, phức tạp. -Học sinh không bị thụ động khi các hoạt động của giáo viên đã chuẩn bị ở bài giảng. b. CNTT với vai trò phương tiện, thiết bị dạy học : Trong những năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và đạt hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy là một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức- luyện tập kĩ năng của giáo viên được cải thiện, học sinh dễ tiếp thu bài học và giờ học sinh động, lôi cuốn các em vào bài học và chất lượng giờ học được nâng cao Tất cả các môn học đều có đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng khác nhau nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới. Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học, thiết bị dạy học chỉ có đàn Organ và máy cassette, một số học sinh có năng khiếu thì việc học rất đơn giản nhưng đa số học sinh khác việc tiếp thu và thực hành âm nhạc gặp rất nhiều khó khăn; vì vậy việc giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em còn nhiều hạn chế. Thông qua các tác phẩm âm nhạc, thông qua thực hành ca hát giúp các em tiếp cận và lĩnh hội nghệ thuật nhưng thực tế do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn nên việc dạy học âm nhạc chưa đạt hiệu quả. Từ khi nhà trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học với tất cả các môn học, dần dần chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh hứng thú hơn với môn học và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. - 10 - Muốn làm tốt điều đó thì mỗi giáo viên cần trau dồi thêm, nghiên cứu nhiều tài liệu đặc biệt là những phần mềm hỗ trợ trong công tác giảng dạy. - Giao diện và các chức năng của VIOLET. Để thực hiện một tiết Âm nhạc thường thức có ứng dụng phần mềm VIOLET ta cần hiểu biết tiến trình từng bước thực hiện. Bước 1: Mở phần mềm Violet xuất hiện các trình đơn. Song chọn Menu Nội dung tiếp tục chọn Giao diện hình nền.( Không chọn hình nền trắng) song bấm nút Đồng ý Bước 2: Chọn giao diện Nội dung song chọn Thêm đề mục và từ đó chúng ta thực hiện soạn. Trong cấu trúc bài giảng phía dưới có các trình đơn: Nếu bài giảng cần giới thiệu chân dung của nhạc sỹ hoặc cần một đoạn phim về nhạc sỹ thì chọn trình đơn Ảnh,phim, tương tự các trinh đơn khác. Menu và các nút Cấu trúc bài giảng Giao diện bài giảng Danh sách file giữ liệu - 11 - Đặc biệt với VIOLET việc thực hiện một chương trình giải ô chữ, bài tập trắc nghiệm, vẽ hình, vẽ đồ thị hàm số rất tiện lợi, tính thẩm mỹ và độ chính xác cao. Mở trình đơn “ông cụ ” Ví dụ: Thực hành bài tập trắc nghiệm. Chọn câu hỏi, chọn kiểu trả lời, chọn nhiều phương án trong đó có một kết quả đúng. Nick chột vào ô đồng ý Tương tự các phần bài tập khác ta đều phải vào trình đơn công cụ để chọn dạng bài tập cho phù hợp với nội dung bài học. Trong trình đơn văn bản, việc thực hiện về phông chữ, các hiệu ứng cũng thực hiện nhanh và đẹp. -Chúng ta có thể siêu liên kết với một số file bên ngoài hoặc liên kết với đề mục một cách nhanh, hiệu quả.(Lưu ý liên kết với file bên ngoài phải là file đóng đuôi exe) Như chúng ta biết việc dạy học là làm sao giúp học sinh hiểu bài, tiếp thu bài nhanh . - 12 - Vì vậy cũng không nên cầu kỳ các hiệu ứng và những hình ảnh động làm phân tán tư tưởng học sinh. Riêng phần mềm VIOLET có nhiều hiệu ứng làm cho nền chữ , bóng chữ, độ sáng của chữ rất sinh động. -Khảo sát việc tiếp thu từng nội dung thì kết quả cũng có phần nâng cao so với những tiết không học ứng dụng CNTT với phần mềm VIOLET. 5.4.2 Khả năng áp dụng: - 13 - Giải pháp được áp dụng trong suốt quá trình giảng dạy môn âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin ở trường THCS Gia Lâm nói riêng và các trường THCS nói chung và có thể thực hiện cho tất cả các môn học. Đặc biệt là tổ chức ngoại khóa, đố vui ôn luyện 5.4.3 Kết quả thực hiện. Được sự hỗ trợ từ phía nhà trường và tổ chuyên môn Anh –Âm nhạc-Mỹ thuật. Những kết quả thiết thực từ đợt tập huấn “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Âm nhạc” do sở giáo dục tổ chức. Những kinh nghiệm thu được từ các tiết dự giờ, rút kinh nghiệm, sự chia sẻ và học hỏi từ đồng nghiệp. Trong năm học 2016 – 2017, bộ môn Âm nhạc đã thực hiện thiết kế và giảng dạy trên 18 tiết bài giảng điện tử với chất lượng khá tốt, đặc biệt các bài giảng điện tử tham gia hội giảng đều được nhận xét và đánh giá tốt về chất lượng thiết kế. Kết quả thực tế trong năm học 2016-2017: Trước khi sử dụng giải pháp tôi đã tiến hành khảo sát với học sinh khối 6: Lớp Sĩ số Có hứng thú học tập % Chưa hứng thú học tập % 6A1 36 34 95,2 2 0,48 6A2 35 32 93 3 0,7 6A3 36 33 93 3 0,7 Kết quả thực tế : Sau khi áp dụng Giải pháp với học sinh khối 6 thì kết quả đạt được như sau : Lớp Sĩ số Có hứng thú học tập % Chưa hứng thú học tập % 6A1 36 36 100 0 6A2 35 35 100 0 6A3 36 36 100 0 - 14 - 6.Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện giải pháp “Tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 học môn Âm nhạc thường thức thông qua phần mềm Violet 1.9”. Bản thân tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Giải pháp “Tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 học môn Âm nhạc thường thức thông qua phần mềm Violet 1.9” đã giải quyết được tình trạng học sinh lơ lài trong quá trình học và yếu về chất lượng của nội dung Âm nhạc trong các bài giảng điện tử, nâng cao hiệu quả của các hoạt động âm nhạc trong bài học: đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn Âm nhạc trong nhà trường. - Hướng phổ biến, áp dụng giải pháp: Giải pháp “Tạo hứng thú cho học sinh lớp 6 học môn Âm nhạc thường thức thông qua phần mềm Violet 1.9”có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp bậc THCS ở Trường THCS Gia Lâm và các trường khác. - Hướng nghiên cứu tiếp đề tài: Việc vận dụng công nghệ thông tin trong môn âm nhạc sẽ là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng bộ môn cũng như hướng khắc phục và nghiên cứu tiếp theo cho những năm sau. Thường xuyên cập nhật tính năng mới của phần mềm để có nhiều chức năng mới phù hợp với đối tượng học sinh THCS. Để đảm bảo việc thực hiện và vận dụng có hiệu quả phải triển khai sâu rộng, thiết thực tất cả giáo viên trong toàn huyện, cụm, trong nhà trường .Các máy tính phải được cài đặt nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy trong đó có phần mềm Violet. 7. Kết luận. Những thành công bước đầu này là kết quả của sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn Tổ Anh - Âm nhạc - Mỹ thuật và sự đóng góp ý kiến, chia sẽ, hỗ trợ từ các bạn đồng nghiệp. Việc đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường THCS Gia Lâm bên cạnh những hỗ trợ tích cực từ phía nhà trường, tổ - 15 - chuyên môn và sự hưởng ứng của giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn về mặt cơ sở vật chất, kĩ thuật rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để việc đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được thực hiện và phát huy ngày càng tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Âm nhạc nói riêng và chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung. Giải pháp của tôi chắc chắn chưa phải là tối ưu, có thể chưa khai thác hết tính năng trong quá trình giảng dạy. Kính mong hội đồng khoa học, đồng nghiệp xem xét, bổ sung và góp ý để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cảm ơn! Gia Lâm, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Ý kiến của lãnh đạo đơn vị Người thực hiện Phòng, ban chuyên môn hoặc tương đương Nguyễn Đăng Long Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở đánh giá, nhận xét ( Ký tên đóng dấu của đơn vị)
Tài liệu đính kèm: